CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết ban đầu của mô hình nghiên cứu được đề xuất bằng việc áp dụng các lập luận logic tiếp cận từ các nghiên cứu có trước. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Mạnh phân tích hiệu quả tín dụng của hộ nghèo bị ảnh hưởng các yếu tố như:
sự thay đổi đời sống sau khi cho vay, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, quy trình cho vay, chính sách cho vay, công tác kiểm tra và tư vấn. Nghiên cứu có sự so sánh giữa hai địa bàn là phường, xã để xem xét các yếu tố đó tác động có giống nhau không. Tác giả đã đưa ra mô hình hồi quy có dạng:
YRiR = βR0R + βR1R.DRiR + βR2R.GR2iR + βR3R.GR3iR + βR4R.GR4iR +βR5R.GR5iR + βR6R.GR6iR + uRiR Trong đó :
- i là số mẫu điều tra ( i = 1→236)
- βR0R, βR1R, βR2R, βR3R, βR4, Rβ5, β6,: là các hệ số hồi quy tương ứng.
- G2i, G3i,G4i,G5i, G6i các biến độc lập - Di: Địa bàn điều tra
- G2i : Về sựthay đổi đời sống sau khi vay vốn - G3i : Vềcơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên - G4i : Về quy trình cho vay
- G5i : Về chính sách cho vay
- G6i : Về công tác kiểm tra và tư vấn
- Yi : là biến phụ thuộc (Đánh giá của đối tượng điều tra về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo)
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Thông đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là các yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện tự nhiên, xã hội, chính sách nhà nước, chất lượng mạng lưới, công tác kiểm tra, công tác xử lý nợ xấu, …
19
Từ các nghiên cứu trên, dựa vào tình hình thực tế trên địa phương, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu với đối tượng được khảo sát là các khách hàng có vay vốn hộ nghèo trên địa bàn thị xã Hà tiên, dựa trên mô hình của Huỳnh Văn Mạnh nhưng không xem xét đến yếu tố địa bàn.
Vềcơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên
Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến hiệu quả cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Hà Tiên như: cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch; vị trí các điểm giao dịch trên địa bàn hoàn toàn thuận lợi trong đi lại và giao dịch vì được đặt tại trung tâm là UBND các phường, xã; thái độ phục vụ - trình độ của nhân viên NHCSXH; Việc thực hiện đúng cam kết của ngân hàng. Ta đặt tên cho nhóm nhân tố này là G2: Đánh giá về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên. Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất:
H1: Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
Về quy trình cho vay
Nhân tố này bao gồm các vấn đề về quy trình cho vay như: điều kiện vay vốn rất đơn giản, thuận tiện; thủ tục, quy trình vay rất khoa học; thiết lập mối quan hệ với ngân hàng rất dễ dàng; hồsơ vay vốn rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu; thời gian làm thủ tục vay vốn nhanh. Nhân tố này được đặt tên thành một biến mới là G3:Đánh giá về quy trình cho vay. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H2 : Quy trình cho vay ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
Về chính sách cho vay
Nhân tố này bao gồm các vấn đề vềchính sách cho vay như: mục đích vay vốn rất đa dạng; mức cho vay luôn đáp ứng đủ nhu cầu; lãi suất vay rất ưu đãi; thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu. Nhân tốnày được đặt tên thành một biến mới là G4:Đánh giá về chính sách cho vay. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H3 : Chính sách cho vay ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
20 Về công tác kiểm tra và tư vấn
Nhân tố này bao gồm các vấn đề về công tác kiểm tra và tư vấn: kiểm tra quá trình sử dụng vốn rất hiệu quả; ngân hàng đã có sự tư vấn tốt về sử dụng vốn vay;
ngân hàng luôn thể hiện sựquan tâm đến khách hàng; ngân hàng luôn hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn. Nhân tố này được đặt tên thành một biến mới là G5:Đánh giá về công tác kiểm tra và tư vấn. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H4 : Đánh giá về công tác kiểm tra và tư vấn có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
Yếu tốgia đình
Biến quan sát này bao gồm các vấn đề về hoạt động kinh tế, số nhân khẩu, số lao động, phương tiện sản xuất (đất đai, TSCĐ khác). Nhân tố này được đặt tên thành một biến mới là G6:yếu tốgia đình. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H5 : Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
Yếu tố xã hội
Biến quan sát này bao gồm các vấn đề vềđoàn thể, tình hình kinh tế - xã hội địa phương, cơ cấu dân tộc, sự phát triển của cơ sở hạ tầng… Nhân tốnày được đặt tên thành một biến mới là G7:yếu tố xã hội. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H6 : Yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
3.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ các giả thuyết trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến gồm có 4 biến độc lập là : Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên; quy trình cho vay; Chính sách cho vay; công tác kiểm tra và tư vấn; 2 biến quan sát: yếu tốgia đình; yếu tố xã hội và 2 biến phụ thuộc là hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và khảnăng thoát nghèo.
21
Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu
H1 (+)
Luận văn cần kiểm định các giả thuyết sau :
H1: Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
H2 : Quy trình cho vay ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
H3 : Chính sách cho vay ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
H4 : Đánh giá về công tác kiểm tra và tư vấn có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
H5 : Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
H6 : Yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên Quy trình cho vay
Chính sách cho vay
Công tác kiểm tra, tư vấn
Yếu tốgia đình
Yếu tố xã hội
Hiệu quả tín
dụng đối với hộ Khảnăng thoát nghèo H2 (+)
H3 (+) H4 (+) H5 (+)
H6 (+)