Nguồn gốc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Tư tưỏng hồ chí minh về công tác cán bộ và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 20 - 24)

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

1.2. Nguồn gốc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp năm 1920; là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt cuộc đời chăm lo cho lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sỹ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế.

Phát huy truyền thống và phương sách dùng người của cha ông ta để lại, đồng thời tiếp thu, kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin; Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách nó không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc.

C.Mác và Ph.Ăng ghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của giai cấp vô sản. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin bất cứ giai cấp và chính Đảng nào muốn giành và giữ được chính quyền Nhà nước thì trước hết phải có đội ngũ con người làm đầu tầu, làm nòng cốt. Giai cấp vô sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng đó là đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, như Mác đã khẳng định: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những người sử dụng lực lượng thực tiễn.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: “…mọi hoạt động cùng nhau của con người đòi hỏi: một mặt phải có những cá nhân giữ vai trò quản lý, chỉ huy, lãnh đạo, mặt khác, phải có những người bị lãnh

đạo, bị quản lý” [16, 29]. Trong quá trình đó tất yếu xuất hiện một hình thức đặc thù của quan hệ xã hội đó là quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng. Hình thức của mối quan hệ này có thể được duy trì và phát triển tốt trong điều kiện người lãnh đạo có uy tín. Uy tín của người lãnh đạo được hiểu như sau: đó là sự kết hợp giữa quyền lực và sự ảnh hưởng của người đó đến người khác, được người khác tôn trọng và kính phục, hay uy tín là sự kế thừa chung có ý nghĩa xã hội với quyền uy và ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó trong một lĩnh vực nhất định của xã hội.

C.Mác và Ph.Ăngghen không nói nhiều tới uy tín của người lãnh đạo, người cán bộ nhưng lại nói nhiều tới quyền uy. Song quyền uy theo quan điểm của hai ông nó bao hàm, chứa đựng cả vấn đề uy tín trong đó. Bởi theo Ăngghen: Quyền uy nói ở đây là có nghĩa chỉ ý chí của người khác mà người ta buộc phải tiếp thu; mặt khác quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề, sự phục tùng của quần chúng của người lãnh đạo không phải được xây dụng trên cơ sở nhũng tiêu chí của sự trừng phạt làm sợ hãi hay đồng thuận giữa chủ thể và khách thể.

Quyền uy thực sự của người lãnh đạo giữ vai trò hết sức quan trọng.

Đôi khi nó giữ vai trò quyết định cho sự tôn trọng của một tổ chức, một tập thể, Ph.Ăngghen viết: “Trên một chiếc tàu đi giữ biển cả thì càng thấy rõ hơn hết là cần phải có quyền uy, hơn nữa phải có quyền uy độc nhất. Trên tàu lúc gặp nguy hiểm thì sinh mệnh của mọi người phụ thuộc vào sự phục tùng tức khắc không điều kiện của tất cả mọi người vào ý chí một người” [17, 30]

Quyền uy của những người cộng sản theo quan điểm của những nhà Kinh Điển, được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn khác so với quyền uy quan liêu dưới chế độ tư bản và dưới con mắt của những nhà học giả tư sản.

V.I.Lênin cho rằng quyền uy đó là quyền uy của cuộc đấu tranh muôn hình muôn vẻ trong hàng ngũ của chính quân đội xã hôi chủ nghĩa toàn thế giới.

Quyền uy đó mà những người vô sản, nhân dân lao động, những người tiến bộ và ưa chuộng hoà bình phải đổ mồ hôi, sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình mới giành lại được. Bởi vậy, uy tín của nhà lãnh đạo, quản lý dưới xã hội xã hội chủ nghĩa cũng có cơ sở tâm lý xã hội của nó, đó là quyền uy về chính trị của nhà lãnh đạo do Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên mới chỉ là điều kiện khách quan để nhà quản lý lãnh đạo xây dựng uy tín của mình, còn người quản lý lãnh đạo có xây dựng được uy tín cho mình hay không còn phụ thuộc vào điều kiện chủ quan giữ vai trò hết sức quan trọng đó là: Những phẩm chất đạo đức, nhân cách, năng lực hoạt động của cá nhân trong những điều kiện, công việc cụ thể quyết định. Trong những phẩm chất ấy thì phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị luôn giữ vai trò chủ đạo.

Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cương vị khác nhau đều phải coi họ là người chịu trách nhiệm cá nhân trước toàn bộ hoạt động của một tập thể mà họ phụ trách. Cần phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn cá nhân của từng cán bộ, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tìm cho được những người có đủ năng lực phẩm chất để đảm đương các cương vị cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Sự lựa chọn cán bộ thực sự khách quan và dân chủ, đây là vấn đề hết sức khó khăn nhưng không thể không kiên trì.

Trong quần chúng cách mạng có nhiều người có tài và có “cái tâm”

trong sáng. Vấn đề là phải biết phát hiện bồi dưỡng, đào tạo sử dụng như thế nào là trách nhiệm và nghệ thuật của Đảng cầm quyền, muốn có phong trào quần chúng , cần phải biết bồi dưỡng thế hệ cán bộ mới để họ có đủ các điều kiện kế cân xứng đáng với truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, các thế hệ đi trước phải coi đây là trọng trách của lịch sử giao phó, trước sự đòi hỏi của lịch sử nếu không họ sẽ có tội là đã cản trở bước tiến của lịch sử.

Qua đó, Lênin đã nêu ra một số luận điểm chủ yếu về cán bộ lãnh đạo và công tác cán bộ.

Trước hết, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc của toàn dân, tiến hành trên quy mô rộng lớn, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đóng vai trò tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả.

Thứ hai, cách mạng phải đào tạo một đôi ngũ cán bộ đủ sức gánh vác nhiệm vụ lịch sử mới, chính quyền cách mạng có thể và cần sử dụng các chuyên gia tư sản, một số nhân viên của chính quyền cũ. Song, những vị trí chủ chốt của bộ máy Đảng, Nhà nước, các lực lượng vũ trang, cơ quan kinh tế phải là công - nông. Việc đánh giá cơ cấu, chất lượng cán bộ không thể thoát ly tình hình, Đảng và Nhà nước phải gấp rút xây dựng lấy cho mình đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ chính những người do lịch sử để lại.

Thứ ba, mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn phải có sự thay đổi cần thiết trong cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ. Mỗi bước chuyển như thế là một lần phải đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời vừa phải hoàn thiện cả về pháp luật cán bộ.

Tiếp thu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy: Con người là vốn quý nhất, là lực lượng to nhất và Người luôn coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì thế công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, nếu có được cán bộ tốt, ngang tầm là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi. Từ đó, trong hoạt động cách mạng của mình tư tưởng về cán bộ, công tác cán bộ của Người được hình thành phát triển thông qua các công việc cụ thể của thực tiễn, từ việc phát hiện lựa chọn, đánh giá cán bộ đến việc dùng cán bộ. Từ việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, đến việc đề ra pháp lệnh cán bộ đến việc khen thuởng, phê bình, kỷ luật cán bộ…Tất cả những yếu tố đó nằm trong mối quan hệ mật thiết, tạo nên sự hoàn chỉnh phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Tư tưỏng hồ chí minh về công tác cán bộ và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)