Chương 2: Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức.
Người coi cán bộ nói chung “là cái gốc của mọi công việc” và “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [1, 223].
Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nói một cách tổng quát nhất về yêu cầu đối với đội ngũ này, theo Hồ Chí Minh, đó là những người vừa có đức vừa có tài trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức một cách hợp lý, có hiệu quả. Đi vào mặt cụ thể, Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
Một là, tuyệt đối trung thành với lợi ích cách mạng.
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó không phải là những gì trừu tượng, chung chung mà phải thể hiện hằng ngày, hằng giờ trong mọi lĩnh vực công tác, thể hiện trong kết quả thực tế công tác. Lòng trung thành đó thể hiện hằng ngày, hằng giờ nhưng phải thể hiện đặc biệt rõ trong lúc đất nước gặp khó khăn, thử thách chuyển giai đoạn.
Hai là, hăng hái thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ.
Người cán bộ chỉ có lòng nhiệt tình thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu cái cũ mà không xây dựng được cái tốt, cái mới yêu cầu tối thiểu là đội ngũ cán bộ, công chức phải biết công việc của mình, biết quản lý Nhà nước, do vậy phải được đào tạo và tự mình phải luôn học hỏi. Đó là tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, công chức phải chuyên sâu nghiệp vụ,
phải luôn luôn học tập không ngừng nghỉ, học mọi lúc mọi nơi, học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là con người điển hình của tự học, cũng như quan điểm của (Nho giáo): “học suốt đời học không biết chán, dạy không biết mỏi”; “học, học nữa học mãi” (V.I.Lênin)… Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã chú ý vận dụng vào trong cuộc sống của chính bản thân mình và giáo dục, rèn luyện cho cán bộ công chức. Hồ Chí Minh cho rằng, ngày nay không thể lãnh đạo chung chung được nữa, rằng chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà phải có tri thức nữa. Hồ Chí Minh suốt đời chăm chỉ học tập, và quan niệm của Người học không phải là để có bằng cấp, để thăng chức.
Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa đội ngũ công chức, cán bộ, công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức là những người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước do dân đóng góp. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, công chức không được lãng phí của công phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi chính đáng của nhân dân là mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phải luôn gần dân, hiểu dân và vì dân.cán bộ công chức xa dân, quan liêu hách dịch, cửa quyền… đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí là biến chất, Nhà nước vì đã vi phạm một điều có tính chất cốt tử của cấu tạo quyền lực Nhà nước là tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Cán bộ, công chức phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Đây là yêu cầu đối với cán bộ, công chức ở tất cả các thời kỳ cách mạng nhưng trong thời kỳ Đảng cầm quyền càng đặc biệt quan trọng hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: người cán bộ, công chức bằng hành động thực tế của mình phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính dân phục; đừng có mang danh cộng sản để đè đầu cưỡi cổ nhân dân; phải yêu dân, kính dân, phải việc gì có lợi cho dân
dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng hết sức tránh.
Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải: “lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ” [1, 132]. Đồng thời, phải vừa là người lãnh đạo vùa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn
“thắng không kiêu, bại không nản”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ:
xây dựng xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, Đảng viên và công chức thực sự là công bộc của nhân dân.
Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm “công bộc”, làm “đầy tớ”;
làm “trâu ngựa” cho dân, những người cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo phaỉ nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình cải cách hành chính có tính chiến lược dài hạn của chính phủ qua việc ban hành quyết định số 136/2001/QĐ - TTg phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ trong sạch vững mạnh. Trong đó, một giải pháp hết sức quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trong sạch, có năng lực, thiết lập kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng…
Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, công chức phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn luôn “có chí tiến thủ”, luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường, học ở trong cuộc sống, trong công tác, học ở thầy, ở bạn.
Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Theo Người phải “Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên mà Đảng ta nhất định thắng lợi”[21, 14].
Bộ máy Nhà nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh cần gọn nhẹ, có hiệu lực, phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của Nhà nước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của tổ quốc của nhân dân, không vì lợi ích của cá nhân nào. Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong bộ may Nhà nước là do dân uỷ quyền để làm việc cho ích quốc lợi dân. Không vì chủ nghĩa cá nhân.
Xuất phát từ những yêu đó, việc hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức đủ tài, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước phải thay đổi phong cách làm việc, đổi mới tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Cần xây dựng chến lược quy hoạch đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Chú trọng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường…
2.2.1. Rà soát pháp luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung cụ thể hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức có trình độ, năng lực và tận tuỵ phục vụ nhân dân là một yếu tố có tính chất quyết định trong việc xây dựng một nền hành chính quốc gia chính quy hiện đại, năng động thích ứng với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII (6/1994) khăng định: Xây dựng đội nhũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực là yếu tố quyết định chất
lượng bộ máy Nhà nước. Đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về quán triệt đường lối chính trị về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội được bố trí điều động theo nhu cầu.
Với ý nghĩa đó, xuyên suốt quá trình lịch sử xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đảng, Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về cán bộ công chức để đáp ứng cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Từ sắc lệnh số: 76/SL ngày 20/051950 cảu chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản đầu tiên nước ta quy định về công chức) đến pháp lệnh cán bộ công chức (được sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003) và luật cán bộ công chức ( luật số:
22/2008/QH 12) được Quốc hội thông qua ngày 01/01/2010 đây là một bước tiến đáng kể của pháp luật cán bộ, công chưc ở Việt Nam.
Ngày 26/2/1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá VIII đã thông qua pháp lệnh cán bộ công chức, được sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003. Chính phủ, thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng đã ban hành các văn bản pháp quy, cụ thể hoá pháp lệnh. Luật cán bộ công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, Quốc hội ban hành luật cán bộ, công chức bao gồm có:
10 chương và 87 điều
Theo điều 1 pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 thì cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và bao gồm những đối tượng sau:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc tương đương được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một nghạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính tri - xã hội.
- Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân - Những người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan. Đơn vị thuộc Công an nhân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư,phó Bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã phường thị trấn.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Pháp lệnh cán bộ công chức được quy định trong các chương và cụ thể trong các điều như sau:
- Chương 1. Những quy định chung.
- Chương 2. Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
Bao gồm từ điều 8 đến điều 20 quy định như sau:
Điều 8: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu.
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ.
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức.
Điều 15.Đạo đức của cán bộ, công chức.
Điều 16. Văn hoá giao tiếp ở công sở.
Điều 17. Văn hoá giao tiếp với nhân dân.
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật Nhà nước.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm.
- Chương 3. Cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, huyện.
Trong đó, quy định từ điều 21 đến 31 là những quy định về cán bộ, nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ, việc bầu cử bổ nhiêm, luân chuyển, đánh giá, phân loại các chế độ của người cán bộ được quy định rất cụ thể và thiết thực được quốc hội thông qua căn cứ vào các điều sau:
Điều 21. Cán bộ.
Điều 22. Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ.
Điều 23. Bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, ở tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 24. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan.
Điều 25.Đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ.
Điều 26.Điều động luân chuyển cán bộ.
Điều 27.Mục đích đánh giá cán bộ.
Đành giá cán bộ để là rõ phẩm chất chính trị,đạo đức năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng,đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ.
Điều 29. Phân loại cán bộ.
Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm.
Điều 31. Nghỉ hưu đối với cán bộ.
- Chương 4. Công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Quy đinh từ điều 32 đến điều 60 bao gồm những quy định về luật công chức trong đó có việc tuyển dụng công chức, các quy định về ngạch công chức việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, cho đến những quy định về việc điều động bổ nhiệm luân chuyển đối với công chức, việc đánh giá công chức.
Việc đánh giá công chức để là rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, kết quả đánh giá căn cứ để bố trí, sử dụng bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức được quy định rõ tại các điều cụ thể như sau:
Điều 32.Về công chức.
Điều 33. Nghĩa vụ, quyền hạn của công chức.
Điều 34. Phân loại công chức.
Điều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức.
Điều 36.Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức.
Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức.
Điển 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức.
Điều 40. Tập sự đối với công chức.
Điều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên.
Điều 42. Nghạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức.
Điều 43.Chuyển ngạch công chức.
Điều 44. Nâng ngạch công chức.
Điều 46. Tổ chức thi nâng ngạch công chức.
Điều 47. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,đơn vị trong đào tạo.
Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 50. Điều động công chức
Điều 51.Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo
Điều 52. Luân chuyển công chức.
Điều 53. Biệt phái công chức.
Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiêm đối với công chức.
Điều 55. Mục đích đánh giá công chức.
Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị đạo đức năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
Điều 56. Nội dung đánh giá công chức.
Điều 57. Trách nhiệm đánh giá công chức.
Điều 58. Phân loại đánh giá công chức.
Điều 59. Thôi việc đối với công chức.
Điều 60. Nghỉ hưu đối với công chức.
- Chương 5. Cán bộ công chức cấp xã.
Được pháp lệnh cán bộ công chức quy định từ điều 61 đến điều 64 bao gồm những quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã cụ thể như sau:
Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức.
Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức.
Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 64. Đánh giá phân loại, xịn thôi làm nhiệm vụ, từ chức,miễn nhiệm,thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Chương 6. Quản lý cán bộ công chức.
Được quy định từ điều 65 đến điều 69 cụ thể như sau:
Điều 65. Nội dung quản lý cán bộ, công chức.
Điều 66. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức.
Điều 67. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức.
Điều 68. Chế độ báo cáo vê công tác quản lý cán bộ, công chức.
Điều 69. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
- Chương 7. Các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.
Được quy đinh trong luật cán bộ, công chức từ điều 70 đến điều 73 như sau:
Điều 70. Công sở.
Điều 71. Nhà ở công vụ.
Điều 72. Trang thiết bị làm việc của công sở.
Điều 73. Phương tiện đi lại thi hành công vụ.
- Chương 8. Thanh tra công vụ.
Được luât cán bộ, công chức quy định trong điều 74 đến điều 75
Điều 74. Phạm vi thanh tra.