CHƯƠNG 4-PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ, YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
4.1.1 Thanh toán hàng xuất khẩu
Tình hình kinh tế trong mấy năm gần biến động thất thường, do đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực NH, EIBCT cũng không ngoại lệ, tình hình thanh toán xuất khẩu tại EIBCT qua các năm 2011 - 6/2014 có xu hướng giảm.
Từ bảng số liệu bảng 4.1 cho thấy, năm 2011 có tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu khoảng 142,99 triệu USD. Trong đó, giá trị thanh toán bằng chuyển tiền TTR chiếm tỷ trọng cao nhất là 64.91 triệu USD chiếm 45,4%, tiếp đến là giá trị thanh toán bằng L/C là 63,51 triệu USD chiếm 44,4%, còn lại là nhờ thu với 14,57 triệu USD chiếm 10,2%. Ta có thể thấy rằng giá trị giao dịch bằng phương thức L/C là cao nhất mặc dù số món của phương thức này là 546 xếp sau số món của phương thức thanh toán TTR với 1.009 món.
Và sự ưa chuộng 2 hình thức thanh toán TTR và L/C đã đẩy trị giá của phương thức nhờ thu ở mức thấp nhất là 14,57 triệu USD. Nguyên nhân là do khách hàng quen sử dụng hình thức TTR vì phương thức này có thủ tục khá đơn giản và mức phí thấp. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán L/C cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng vì phương thức này khá an toàn, tránh được nhiều rủi ro, mặc dù nếu sử dụng L/C thì thủ tục phức tạp hơn và phí trả cao hơn cho NH. Thêm vào đó, mặt hàng thanh toán xuất khẩu qua NH chủ yếu là gạo và thủy sản nên giá trị thanh toán của từng lô hàng thường rất lớn. Một số khách hàng lớn của EIBCT như Hợp tác xã Thành Lợi, công ty cổ phần Phú Hưng về xuất khẩu thủy sản, công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Nam Phương, các doanh nghiệp thủy sản ở khu công nghiệp Phú Thạnh… các doanh nghiệp này chọn thanh toán bằng phương thức L/C là chủ yếu.
Bảng 4.1: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của EIBCT giai đoạn 2011 – 6/2014
Đvt: USD
Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp EIBCT (2011 – 6/2014) Phương
thức TTQT
Số món Tăng giảm (%) Trị giá Tăng giảm (%)
2011 2012 2013 6/2013 (1)
6/2014 (2)
12/11 13/12 (2)/(1) 2011 2012 2013 6/2013 (3)
6/2014 (4)
12/11 13/12 (4)/(3)
L/C 546 332 65 24 28 -39,2 -88,1 16,67 63,51 25,69 2,92 1,10 0,99 -59,5 -88,6 -10
Nhờ thu 154 53 56 14 44 -65,6 5,7 214,29 14,57 2,49 2,61 0,80 2,05 -82,9 4,8 156,25 TTR 1.009 710 497 260 262 -29,6 -47,3 0,77 64,91 37,80 24,95 12,15 12,39 -41,8 -34,0 1,98 Tổng
cộng
1.709 1.094 617 298 334 -36,0 -45,9 12,08 142,99 65,98 30,48 14,06 15,44 -53,9 -53,8 9,81
Đến năm 2012, trị giá thanh toán hàng xuất khẩu giảm mạnh xuống với 25,69 triệu USD, giảm 59,5% so với năm 2011. Trị giá thanh toán có tỷ trọng chiếm cao nhất vẫn là phương thức TTR với 57,3%, có 710 món, tiếp đến là L/C với 38,9%, chỉ với 65 món, còn lại là thanh toán nhờ thu chiếm 3,8% với 53 món.
Việc giảm này là do trị giá thanh toán của 2 phương thức L/C và TTR xuống dốc dữ dội. Xét trị giá thanh toán của L/C giảm khá nhiều từ 546 nghiệp vụ năm 2011 giảm còn 332 nghiệp vụ, TTR giảm đáng kể từ 1.009 nghiệp vụ xuống còn 710 nghiệp vụ, phương thức nhờ thu giảm từ 154 nghiệp vụ xuống còn 53 nghiệp vụ. Nguyên nhân của việc giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toán cầu làm cho tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp là khách hàng của EIBCT gặp nhiều khó khăn, điều này đã tác động đến giá trị thanh toán xuất khẩu của NH. Khách hàng thân thiết của EIBCT chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mà thị trường EU là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của mặt hàng cá tra, cá ba sa. Cùng với sự khủng hoảng chung nợ công ở châu Âu đã làm thị trường tiêu thụ thủy sản, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu của nhiều doanh nghiệp thủy sản ở Cần Thơ tại một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… trong năm 2012 gặp phải dịch bệnh trên tôm ước tính thiệt hại trên 5000 tỷ đồng với hàng chục ngàn héc ta diện tích mặt nước nuôi tôm bị thiệt hại,… điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đáp ứng nhu cầu khó tính về chất lượng lẫn số lượng của một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ,… Giá trị thanh toán xuất khẩu thủy sản, gạo của doanh nghiệp qua NH giảm đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên sự sụt giảm này không phải là khó khăn của riêng doanh nhiệp xuất khẩu là khách hàng của EIBCT mà là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu trong cả nước.
Năm 2013, trị giá thanh toán xuất khẩu của 3 phương thức tiếp tục biến động. Phương thức thanh toán L/C và TTR tiếp tục giảm mạnh cả về số món và trị giá giao dịch: L/C giảm trên 80% số món lẫn trị giá thanh toán, còn TTR giảm lần lượt 47,3% và 34% về số món và trị giá. Nguyên nhân là do nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong bối cảnh khủng hoảng chung và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp như sản xuất giảm, hàng hóa khó tiêu thụ,… làm cho tình hình xuất khẩu của Cần Thơ không mấy thuận lợi, điển hình nhất vẫn là về hàng nông sản là thế mạnh của vùng. Theo như điều tra, tình hình xuất khẩu gạo lẫn thủy sản vẫn còn nhiều vướng mắc khi trong khi nhiều hộ dân thiếu vốn sản xuất, tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài, hàng rào kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu lớn, chịu sự cạnh tranh của một số đối thủ khốc liệt trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động thanh toán ngày càng đa dạng hóa và phát triển đòi hỏi nhân viên Eximbank phải nâng cao trình độ nghiệp vụ
của mình và cập nhập kiến thức về các thay đổi quốc tế mới để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nghiệp vụ TTQT có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng tài trợ XNK, mỗi NH đều có những ưu đãi riêng đối với khách hàng để cạnh tranh với NH khác và cũng có những điều kiện ràng buộc đối với khách hàng, nên khách hàng sẽ chọn việc thanh toán hàng hóa XNK với số lượng lớn ở những NH có lợi nhất cho mình nên hoạt động TTQT sẽ bị san sẻ giữa các NH làm cho trị giá thanh toán của NH giảm. Ngoài ra, việc thiếu ngoại tệ cũng là nguyên nhân khiến cho việc thu hút khách hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phương thức thanh toán nhờ thu lại tăng nhẹ với 5,7% về số món, giá trị tăng từ 2,49 triệu USD lên 2,61 triệu USD tương đương 4,8%.
Sáu tháng đầu năm 2014 xét cả về số món lẫn giá trị đều tăng so với cùng kỳ năm trước, số món tăng 12,08% và 9,81% về giá trị.
Cơ cấu tỷ trọng về giá trị và số món
Trong 3 phương thức thanh toán L/C, TTR, nhờ thu thì phương thức TTR luôn chiếm tỷ trọng cao nhất bởi số giao dịch nhiều nên giá trị lớn, bởi đây là phương thức đơn giản nhất, được áp dụng khi người mua và người bán thực sự có niềm tin lẫn nhau. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp là đối tác của EIBCT là mặt hàng thủy sản, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Thông thường hoạt động xuất khẩu gạo thông qua đấu thầu của Chính phủ và thời gian chuẩn bị giao hàng thường rất lâu, hơn nữa các đối tác xuất khẩu gạo thường là khách hàng đã giao dịch trong thời gian dài nên các doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền sẽ tiện hơn L/C. Thêm vào đó, do khách hàng có quan hệ tốt với đối tác cũ, giao dịch thường xuyên, NH cũng diều chỉnh mức phí dịch vụ và thanh toán, giảm lãi suất chiết khẩu bộ chứng từ,… nhằm đảm bảo sự cạnh tranh với các NH khác trong lĩnh vực XNK. Một lý do khác là do các Việt kiều gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam, các tổ chức tài trợ kinh tế gửi tiền về, các doanh nghiệp gửi tiền cho các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài,
… Ngoài ra, sử dụng phương thức thanh toán TTR còn tránh được thủ tục rườm rà và ít tốn phí thanh toán hơn so với các phương thức khác.
Bên cạnh đó, phương thức thanh toán L/C cũng chiếm tỷ lệ rất lớn về trị giá mặc dù số món không nhiều, bởi đây là phương thức thanh toán an toàn nhất, đảm bảo được quyền lợi các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. Điều này cũng dễ lý giải vì khách hàng cũ của NH phần lớn là các doanh nghiệp vừa và lớn đã hoạt động khá lâu trên thị trường, họ có quan hệ mua bán với nhiều đối tác nước ngoài và bên cạnh đó một số doanh nghiệp chưa có được sự tin tưởng đối với đối tác nước ngoài trong giao dịch quốc tế,vả lại giá trị các lô hàng thông thường rất lớn nên họ đã chọn phương thức thanh toán
L/C vừa mang lại an toàn và hiệu quả cho mình. Thực tế trong giai đoạn hiện nay, do khủng hoảng tài chính, các công ty ma và tình trạng lừa đảo trong buôn bán quốc tế ngày càng phức tạp và có dấu hiệu tăng lên, nên doanh nghiệp thận trọng hơn trong thương mại quốc tế nhằm đảm bảo thu được tiền hàng. Tuy nhiên sử dụng phương thức này phí thanh toán tốn kém hơn các phương thức khác nhưng tạo thêm niềm tin khi hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài.
Cuối cùng là phương thức thanh toán nhờ thu, sở dĩ phương thức thanh toán này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các phương thức còn lại là do một số điểm yếu sau: NH chỉ đóng vai trò là người thu hộ, họ chỉ có nhiệm vụ thực hiện theo những chỉ dẫn của nhà XNK đã ghi trong lện nhờ thu. Do đó, việc thanh toán phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Kể cả trường hợp nhà xuất khẩu đã gửi hàng đi, hoàn toàn đúng với điều khoản của hợp đồng thì nhà nhập khẩu vẫn có thể từ chối vì nhiều lí do (như không có tiền thanh toán, thay đổi phương án kinh doanh,…). Trong trường hợp người bán chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền hoặc không trả tiền nếu thấy tình hình kinh tế bất lợi. Đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn, thị trường nhập khẩu biến động phức tạp không riêng gì các nhà xuất khẩu ở Cần Thơ mà ở cả nước, họ ngày càng thận trọng hơn, lựa chọn phương án an toàn hơn cho mình để giảm thiểu hóa rủi ro.