1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.2.2. Các yếu tố cấu thành VHKD
VHKD rất phong phú và đa dạng,được tạo ra trong quá trình sản xuất,kinh doanh.Theo các nghiên cứu hiện nay,VHKD có các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
Triết lý kinh doanh, ĐĐKD, Văn hóa doanh nhân, Quan hệ và ứng xử trong kinh doanh.Mỗi nhân tố đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh.
1.2.2.1. Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh(TLKD) là một trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh.Mỗi doanh nhân,doanh nghiệp cần xây dựng TLKD cho mình hoặc cho doanh nghiệp như một kim chỉ nam để giúp DN đạt được mục tiêu . Mỗi DN sẽ đặt ra cho mình mục tiêu nhất định và sử dụng các phương thức để đạt được mục tiêu và đạt mối liên kết với môi trường và xã hội xung quanh. TLKD được ví như là việc xây dựng một con đường để DN đi khai phá mảnh đất kinh doanh, con đường này tốt hay xấu, nó hướng đến đâu chính là tự trong bản chất của DN biểu hiện ra. Triết lý kinh doanh chính là cốt lõi của VHDN, triết lý kinh doanh đặt ra cho DN những quy tắc, mục tiêu, phương pháp mà DN hay các nhân viên trong DN phải tuân theo và hướng tới.
Triết lý kinh doanh có thể hiểu là cốt lõi để từ đó, DN xây dựng các nguyên tắc, quy tắc trong quan hệ ứng xử, trong hoạt động của DN để hướng tới mục tiêu định sẵn, và như vậy, triết lý kinh doanh duy trì và dẫn dắt sự thay đổi của DN bất chấp những vấn đề về nhân sự trong DN. Triết lý kinh doanh thường được hình thành trước hoặc trong quá trình khởi nghiệp.
Nhiều quan điểm trước đây cho rằng triết lý kinh doanh là một thứ xa xỉ chỉ xuất hiện khi DN đã vững mạnh. Tuy nhiên, sự lựa chọn xây dựng triết lý kinh doanh dẫn đường ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp là sự lựa chọn mang giá trị thực tiễn. Triết lý kinh doanh dẫn đường cho DN tới mục tiêu nhất định,cũng từ triết lý kinh doanh đó, DN được người tiêu dùng biết đến, xã hội biết đến và tôn vinh họ, sử dụng sản phẩm của họ. Triết lý kinh doanh thường được hình thành trong sự tương tác và tác động, ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, sự giao thoa văn hóa
trong cạnh tranh, sự ảnh hưởng của các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.Con đường chung của sự hình thành các TLKD đó là sự tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn của những người hoạt động kinh doanh,các doanh nhân từng trải.Vì vậy, theo cách thức hình thành thì:
“Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.”[33, trang 54]
Triết lý kinh doanh gồm những nội dung sau (xem bảng 1.1.) - Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của DN.
- Phương thức hành động.
- Các nguyên tắc tạo ra một phong cách cư xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của DN.
Các triết lý kinh doanh thường được xây dựng dựa trên những điều kiện cơ bản đó là:
Cơ chế pháp luật
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo Bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo
Sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Các triết lý kinh doanh dù rất đa dạng nhưng thường hướng đến:
- Việc tuân theo các quy tắc cạnh tranh cơ bản của thị trường.
- Có ý chí tấn công.
- Có định hướng về lòng trung thành.
- Định hướng về những đóng góp cho xã hội.
Hộp 1. Triết lý kinh doanh Toyota
1.Tôn vinh những quy định và tinh thần luật pháp của mọi quốc gia đồng thời tiến hành hợp tác đúng mực và cởi mở nhằm thành một công dân DN tốt trên thế giới.
2.Tôn trọng văn hóa và tập quán của mọi quốc gia đồng thời góp vào sự
PTKT xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh tại nước sở tại.
3.Tận tụy, hết mình để đưa ra các sản phẩm sạch và an toàn đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống tại mọi nơi thông qua tất cả các hoạt động của chúng ta.
4.Sáng tạo và phát triển các công nghệ hiện đại đồng thời cung cấp những sản phẩm và dịch vụ vượt trội có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng toàn cầu.
5.Nuôi dưỡng một nền VHDN có thể thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân và các giá trị tập thể cùng với việc đề cao sự tin cậy lẫn nhau, bên cạnh sự tôn trọng giữa người lao động (NLĐ) và Ban giám đốc.
6.Theo đuổi sự phát triển hài hòa với cộng đồng toàn cầu qua việc quản trị sáng tạo.
7.Hợp tác với các đối tác trong việc nghiên cứu và sáng chế nhằm đạt tới một sự phát triển lâu bền, ổn định và những lợi ích hai bên, trong khi vẫn rộng mở với những đối tác mới.
Nguồn:Phương thức Toyota, Jeffey K.liker [34, 169]
Hộp 2. Triết lý kinh doanh Panasonic 1.Mục tiêu quản trị cơ bản
Với tư cách là những nhà sản xuất công nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức lực của mình vào sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phồn thịnh của nhân loại thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới
2.Tinh thần của công ty
Sự tiến bộ và phát triển chỉ có thể được thực hiện nhờ sự nỗ lực và hợp tác lẫn nhau của mỗi nhân viên trong công ty. Trên tinh thần chung đó, chúng ta nguyện thực hiện nhiệm vụ chung bằng sự cống hiến, cần cù và liêm chính.
3.Bảy phương châm xử thế Đóng góp cho xã hội
Là những nhà sản xuất công nghiệp, chúng ta phải hành động theo mục tiêu quản trị cơ bản, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với xã hội.
Công bằng và trung thực
Chúng ta phải công bằng và trung thực trong mọi hoạt động kinh doanh và hành xử cá nhân. Dù chúng ta có tài giỏi và hiểu biết đến đâu mà không trung thực chúng ta không thể được mọi người kính trọng và không thể nâng cao lòng tự trọng của chính mình.
Hợp tác và tinh thần đồng đội
chung. Chúng ta dù có tài giỏi đến đâu mà thiếu tinh thần đồng đội và sự hợp tác thì cũng chỉ là một công ty mang tính hình thức mà thôi.
Không ngừng nỗ lực và hoàn thiện
Chúng ta phải luôn phấn đấu hoàn thiện khả năng của mình nhằm đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh. Chỉ bằng những nỗ lực không
mệt mỏi chúng ta mới có thể thực hiện được mục tiêu quản trị cơ bản và góp phần vào sự hòa bình, thịnh vượng lâu dài.
Lịch sự và khiêm tốn
Chúng ta phải luôn chân thành và khiêm tốn, tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác nhằm củng cố các mối quan hệ lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khả năng thích ứng
Chúng ta không ngừng điều chỉnh tư duy về hành vi của mình để đáp ứng những điều kiện luôn thay đổi quanh ta, hành động hợp với tự nhiên để đảm bảo những nỗ lực của chúng ta thành công.
Lòng biết ơn
Chúng ta phải biết ơn vì những gì mà chúng ta được hưởng. Hy vọng rằng đây sẽ là nguồn vui và sức sống vô hạn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
Nguồn:http://www.panasonic.com/global/corporate/management/code-of- conduct/list.html
1.2.2.2 Đạo Đức Kinh Doanh
Đạo đức kinh doanh(ĐĐKD) là khái niệm được nhắc đến nhiều khi đánh giá một DN.Nó xuất phát từ thực tiễn kinh doanh qua các thời kỳ phát triển của nhân loại.Ở Mỹ, ĐĐKD đã được nghiên cứu từ những năm 70,đã đưa ra các nguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
“ĐĐKD là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” [33, trang 105].
ĐĐKD góp phần tạo dựng hình ảnh,uy tín cho DN,có tác động rất lớn đến hiệu quả, sự tồn tại, phát triển của DN. Các DN có ĐĐKD sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, của xã hội từ đó, nhận được sự ủng hộ của khách hàng và các đối tác với các sản phẩm và dịch vụ của mình.
ĐĐKD ảnh hưởng đến sự tồn tại của DN không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. ĐĐKD có liên quan mật thiết đến trách nhiệm xã hội của DN.Đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi DN,ngoài mức lợi nhuận còn có sự ghi nhận mức độ ảnh hưởng, tác động,đóng góp của DN đến môi trường xung quanh.
DN kinh doanh có trách nhiệm sẽ tính toán để tạo đủ doanh thu nhằm trang trải những chi phí thật sự của vốn, những rủi ro của hoạt động kinh tế trong tương lai, những nhu cầu cho NLĐ hiện đang sử dụng và cả những người hưu trí, chi phí duy trì hoạt động về lâu dài (chi phí đảm bảo cho hoạt động vì môi trường, chi phí trách nhiệm khác của DN…).
ĐĐKD bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực sau:
- Trung thực.
- Tôn trọng con người.
- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Nhận dạng một DN kinh doanh có trách nhiệm ở 4 điểm:
+Tuân thủ luật pháp.
+Quản lý rủi ro.
+Nâng cao uy tín.
+ Giá trị gia tăng cho cộng đồng.
DN kinh doanh có đạo đức trước hết phải là một DN có trách nhiệm và ngược lại, DN kinh doanh có trách nhiệm là DN có ĐĐKD.
- Bí mật và trung thành với những trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của ĐĐKD
Là các chủ thể hoạt động kinh doanh-Những người là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh.
- Doanh nhân: Tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh: Ban giám đốc, quản lý, nhân viên, công nhân… ĐĐKD thường được nói đến như là đạo đức nghề nghiệp
- Khách hàng: Người bán,người mua đều có quan hệ theo quy luật”Mua rẻ,bán đắt”.Khách hàng là “thượng đế”,để tránh làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức,cần có sự định hướng của ĐĐKD,tránh đề cao lợi ích của một phía.
- Đối tác: nhà cung ứng, cổ đông…
1.2.2.3 Văn hoá doanh nhân
Doanh nhân (hay chủ DN) thường được xem là những người tổ chức,điều hành một DN, là những người có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bàn về khái niệm doanh nhân ,có rất nhiều khái niệm được nhiều học giả đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau.
Một số nhà kinh tế cho rằng,DN là những người làm chủ các quan hệ kinh tế của DN. “Doanh nhân là người chủ sở hữu đối với vốn,tiền bạc,tài sản trí tuệ và cả quyền lực trong hoạt động sản xuất,buôn bán để đạt được sự gia tăng không ngừng về mặt lợi nhuận,sở hữu tư nhân.Doanh nhân là người coi lợi nhuận,sở hữu tư nhân gia tăng không ngừng ,là định hướng giá trị cơ bản của các hoạt động và quan hệ của bản thân,cũng là lợi ích sống còn của chính mình” [33, trang 54]. Quan điểm này còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Tác giả Trần Quốc Dân đưa ra khái niệm: “ Doanh nhân là người khởi đầu DN, giữ quyền sở hữu và quản lý, điều hành DN. Họ là những người có khát vọng làm giàu cháy bỏng, có đầu óc sáng tạo và đổi mới, sẵn sàng đương đầu với những thách thức khi theo đuổi các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro, chịu trách nhiệm về vật chất và tinh thần đối với kết quả sản xuất kinh doanh của DN.” [18, trang 143].
Tiếp cận trên góc độ năng lực và đạo đức, tác giả Võ Văn Biên đưa ra khái niệm: “Doanh nhân là nhà kinh doanh có Tài, có Tâm, có khí tiết…Doanh nhân là nhà kinh doanh có tầm. Tầm nhìn là sự bao quát nhất. người có tài mà không tâm sẽ trở thành người vô đạo đức, gây tổn hại cho xã hội, ngược lại, người có đức mà không tài là người bình thường. Như vậy, người có tầm nhìn phải vừa có tài, có
tâm, kể cả phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” [60, trang 26].
Từ góc độ nhân cách doanh nhân,PGS.TS Phùng Xuân Nhạ đưa ra nhận xét về doanh nhân Việt Nam:”Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm những người làm nghề kinh doanh (Dám chịu rủi ro và có mục tiêu vị lợi)”
[60, trang 26].
Theo PGS.TS Dương Thị Liễu : “Doanh nhân là những người làm kinh doanh,là những người tham gia quản lý,tổ chức,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. [60, trang 26].
Doanh nhân là những người trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh kinh tế cho quốc gia,là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm cho xã hội,tham gia vào quá trình chuyển biến của nền kinh tế.
Về văn hóa doanh nhân?
Doanh nhân cũng là một con người trong xã hội,nên cũng chịu ảnh hưởng của tiến trình văn hóa của dân tộc,tổ chức,của bản thân,đồng thời cũng sáng tạo nên các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống và làm việc.Văn hóa của mỗi cá nhân là những hiểu biết của người đó về thế giới tự nhiên,và hành vi cư xử của cá nhân đó đối với DN và xã hội.Văn hóa doanh nhân có thể hiểu là văn hóa của người làm nghề kinh doanh,người làm nghề lãnh đạo.Theo PGS Hồ Sĩ Quý:”Văn hóa doanh nhân là tập hợp của những giá trị căn bản nhất,những khuôn mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân,đó là con người của khát vọng làm giàu,biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu,dám chịu trách nhiệm,dám chịu rủi ro,đem toàn bộ tâm hồn,nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình ,cho doanh nghiệp và cho xã hội” [60, trang 26].
Trần Quốc Dân đưa ra khái niệm văn hóa doanh nhân: “Đó là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm điều hành DN của mỗi doanh nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của doanh nhân đó trong đời sống thực tiễn DN và xã hội. Nói gọn lại, văn hóa doanh nhân thể hiện rõ nhất ở nhân cách của doanh nhân” [18, trang 142].
Doanh nhân được ví như người thuyền trưởng của DN, chèo lái DN và định vị cho DN trên bản đồ thương trường. Để mang lại dấu ấn của riêng mình trong DN, trong xã hội, doanh nhân cần vận dụng văn hóa doanh nhân của mình. Trên thế giới đã và đang có nhiều những nhân vật doanh nhân mang dấu ấn có thể nói là lịch sử, họ có thể đã thay đổi suy nghĩ của thế giới, thay đổi phong cách sống của người tiêu dùng như: Matsushita Konosuke chủ hãng điện khí Matsushita(Nay là tập đoàn Panasonic) đã xây dựng triết lý kinh doanh và phương thức kinh doanh kiểu Nhật, ông được coi là một trong mười hai người “lập” ra nước Nhật…;Sam Walton nhà sáng lập ra tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, một tập đoàn tiên phong trong việc thay đổi thói quen mua bán và tiêu dùng, có ảnh hưởng đến cả thế giới...; Steve Jobs nhà sáng lập ra công ty máy tính Apple,sáng tạo ra những sản phẩm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ..
Như vậy, văn hóa doanh nhân không chỉ đơn giản được tích lũy trong thời gian ngắn, mà còn là cả quá trình, vừa thể hiện, vừa học tập, vừa tích lũy của các doanh nhân. Văn hóa là vốn tổng hợp của mỗi doanh nhân, họ có được từ kiến thức sách vở, thừa hưởng từ nền văn hóa, hay đơn giản là từ học hỏi hay kinh nghiệm của những người xung quanh, thậm chí ngay cả trong quá trình quản lý nhân viên, lãnh đạo DN, đối thủ cạnh tranh…và sự thể hiện của họ trong hành động, trong quyết định kinh doanh, trong điều hành DN chính là biểu hiện của văn hóa doanh nhân.
Để phù hợp với các quan điểm về VHKD,tác giả lựa chọn khái niệm về văn hóa doanh nhân như sau: “Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình”
[33, trang 204].
Doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của VHKD,VHDN. Hệ thống VHDN không thể tồn tại nếu không có yếu tố nhân cách và văn hóa doanh nhân.Các yếu tố cấu thành VHKD có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá VHKD của một DN, việc đầu tiên là đánh giá văn hóa doanh nhân.