CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG DỰ BÁO
3.3.2. Dự báo xu hướng phát triển VHKD trong các DN Nhật Bản ở Việt Nam
Hai vấn đề cơ bản trong sự phát triển VNKD của các DN Nhật Bản trong tương lai thể hiện ở việc nhận thức của các lãnh đạo DN về vai trò, vị trí của xây dựng văn hóa kinh doanh và xu hướng, triết lý về VHKD của DN.
- Thức nhất : Về xu hướng nhận thức của lãnh đạo DN về vai trò và vị trí của xây dựng VHDN
Có thể nhận thấy, các DN Nhật Bản nói chung đều thể hiện được sự quan tâm đối với việc xây dựng VNDN của mình, bởi người Nhật là một dân tộc vốn có những nét văn đậm đà và đặc trưng, tuy nhiên, với những xu thế phát triển mới của điều kiện kinh tế Việt Nam, cũng như sự phát triển, tham gia cạnh tranh trên thị
trường của nhiều nước khác nhau với xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng, thì việc các DN Nhật Bản xây dựng và nâng cao nét văn hóa đặc trưng vốn có chính là một điểm quan trọng trong khả năng tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, vấn đề đa dạng về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi các DN nước ngoài cũng kéo theo nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Việt, để khẳng định được vị thế của mình, các DN Nhật Bản cần chú trọng nhiều hơn nữa tới yếu tố chất lượng, mẫu mã, cũng như tiếp tục thể hiện nét văn hóa coi trọng khách hàng vốn có của các DN Nhật Bản. Các chiến lược kinh doanh của các DN Nhật Bản cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với xu thế cạnh tranh mạnh của các sản phẩm hội nhập, đặc biệt từ các sản phẩm của các nền kinh tế mới nổi, vốn có lợi thế về giá thành. Trong các chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong tương lai, các DN Nhật Bản có thể sẽ cần chú trọng tới chiến lược marketing, tiếp thị một cách đa dạng hơn, đổi mới nhưng không thay thế tư duy marketing dựa trên khách hàng là người tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Yếu tố về sự cạnh tranh của nguồn nhân lực cũng sẽ kéo theo yêu cầu xây dựng văn hóa kinh doanh của các DN Nhật Bản, trong đó chú trọng hơn sự hài lòng của người lao động trong DN, vì với xu thế có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, yêu cầu về nguồn nhân lực sẽ khiến họ có những chính sách thu hút nhân sự, nếu không tạo dựng được tâm lý hài lòng và trung thành của người lao động, các DN Nhật Bản rất có thể sẽ đánh mất nguồn lực quan trọng vào tay đối thủ.
Một xu hướng phát triển trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính là xu hướng hợp tác, góp vốn với một hay vài doanh nghiệp trong nước, để tận dụng được các lợi thế, điều kiện của các DN này, vì thế, trong thời gian tới, việc làm việc với các đối tác người Việt của các DN Nhật Bản sẽ không còn chủ yếu trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, phân phối mà sẽ là theo hướng hợp tác bình đẳng với các đối tác Việt Nam trong kinh doanh, vì thế, xu thế giao thoa về văn hóa sẽ xuất hiện và phát triển, điều này đòi hỏi các DN Nhật Bản cũng phải có sự điều chỉnh phù hợp với sự giao thoa này.
Do đó, yêu cầu và vai trò của việc xây dựng văn hóa kinh doanh đối với các DN Nhật Bản luôn là rất lớn và cấp thiết. Vì thế, đối với các lãnh đạo DN Nhật Bản, cần thể hiện được sự nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng VHKD cho doanh nghiệp.
- Thức hai: Về xu hướng triết lý về VHKD của DN Về triết lý kinh doanh
Đối với chiết lý kinh doanh của các DN Nhật Bản đã thể hiện được sự hiệu quả trong thực tế phát triển của đất nước Nhật Bản bằng việc vực dậy đất nước khi bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Chiết lý này là một bài học lớn cho các nước khác trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, khi làm việc tại Việt Nam, những chiết lý này cũng vẫn cần phải có những sự điều chỉnh để phù hợp hơn với thị trường. Trong đó, hướng giữ lại những triết lý coi trọng tính kỷ luật, sự trung thực, coi trọng tính chuyên nghiệp, coi trọng khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng là cần thiết, ngoài ra, sự điều chỉnh chiết lý theo hướng nâng cao vị thế cạnh tranh bằng các hoạt động marketing, hay quản lý con người, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý với chủ trương tạo động lực làm việc và giữ chân được nhân viên.
Về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh của các DN Nhật Bản nói chung được đánh giá khá cao, khi các DN thể hiện được sự quan tâm, đóng góp cho cộng đồng, bên cạnh đó, tính trung thực được đề cao trong mọi hoạt động của DN. Bản thân chủ doanh nghiệp cũng luôn thể hiện sự gương mẫu trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định kể cả của pháp luật Việt Nam và quy định, quy chế của DN. Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các DN Nhật Bản luôn chú trọng chữ tín, nỗ lực trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống trong kinh doanh, điều này khá khác biệt với một số doanh nghiệp nước ngoài khác như Trung Quốc hay Hàn Quốc. Do đó, trong thời gian tới, các DN Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa đạo đức kinh doanh của mình, tạo được tâm lý tin cậy từ phía nhân viên, đối tác và khách hàng.
Tuy nhiên, cũng xẩy ra một số trường hợp các DN Nhật Bản sử dụng các công cụ tài chính để tối đa hóa lợi nhuận một cách không chính thống hoặc không tuân thủ đầy đủ đối với các quy định pháp luật trong việc nộp thuế, xử lý và bảo vệ môi trường. Vì thế, đây cũng là điều mà các DN Nhật Bản cần nỗ lực cải thiện.
Đối với cách ứng xử và đối đãi với người lao động, các chủ DN Nhật Bản đang cho thấy sự đối xử khá bình đẳng, nhưng nghiêm khắc và yêu cầu cao. Áp lực từ phía lãnh đạo DN đối với nhân viên thường rất lớn, nhiều nhân viên than phiền về áp lực công việc trong và ngay cả ngoài giờ làm việc. Đối với thị trường ngày càng cạnh tranh cao ngay cả trong việc thu hút nguồn nhân lực thì các DN Nhật Bản sẽ cần có những biện pháp điều chỉnh trong chiến lược quản trị nhân viên của mình.