Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp nhật bản ở việt nam (Trang 53 - 56)

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.3. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là khá lớn.Từ các chỉ tiêu kinh tế cơ bản (Xem bảng 1.2) ta thấy,mặc dù có dân số và diện tích lớn hơn Việt Nam ,nhưng đó không phải là những yếu tố chủ yếu tạo nên sự phát triển kinh tế cao của Nhật Bản.Từ một nước thất bại sau chiến tranh,đất nước hoang tàn đổ nát,không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như Việt Nam,nhưng bằng sức sáng tạo và sự cố gắng liên tục trong lao động,Nhật Bản đã đạt được sự phát triển kinh tế trong nhiều năm,đưa nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới.Tại thời điểm hiện nay,tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản vẫn lớn gấp 22

lần,trong đó thu nhập quốc dân tính theo ngang giá sức mua lớn gấp 9 lần Việt Nam.

Bảng 1.2. Quy mô nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản năm 2014

Chỉ tiêu cơ bản Việt Nam Nhật Bản

1.Dân số (Triệu người) 90,7 127,1

2.Diện tích(1000km2) 332 380

3.Mật độ dân số(người/km2) 274 335

4.Tổng thu nhập quốc dân(Tỷ USD)- Xếp hạng

184 56

4200 3 5.Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người :

-Tính bằng USD

-Xếp hạng 2.053

126 33.223

25 6.Tổng thu nhập quốc dân tính theo ngang

giá sức mua :

-Tính bằng :Tỷ USD -Xếp hạng

509 36

4800 3

7.Tốc độ tăng GDP 2013-2014(%) 5,98 0.62(*)

(*)Nguồn dự báo ESP

Nguồn :Tổng cục thống kê Việt Nam 2014

Nhật Bản hiện đang là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển khoa học và công nghệ,là một cường quốc kinh tế,làthành viên của nhiều tổ chức trên thế giới như Liên Hiệp Quốc,G8,G4 và APEC.Tổng thu nhập quốc dân của Nhật đứng thứ 3 thế giới trong khi Việt Nam đứng thứ 56.

Việt Nam hiện nay là một quốc gia đang phát triển,đang trong quá trình hoàn thiện các thể chế kinh tế,đang trong quá trong quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước,nhưng nhìn chung, so với Nhật Bản, vẫn là một nước có trình độ phát triển thấp,nền công nghiệp còn yếu kém,chủ yếu vẫn là nông nghiệp và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có;thủ tục hành chính còn rườm rà,phức tạp,mức độ tiêu cực,tham nhũng cao(Năm 2014 chỉ số là 31,xếp hạng 119/175) ;Bộ

máy quản lý cồng kềnh,hoạt động không hiệu quả (Năm 2014 là khoảng 276 nghìn người);Nguồn nhân lực cho nền kinh tế được đánh giá là có nguồn lao động trẻ nhưng trình độ còn thấp,ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Khái quát về sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa Việt Nam và Nhật Bản từ góc độ là điều kiện cho xây dựng VHKD như sau :

Trước hết về định hướng PTKT, có thể cho rằng cột mốc thay đổi cục diện kinh tế là đại hội Đảng năm 1986 với tư tưởng đổi mới, mở cửa giao thương với bên ngoài. Mục tiêu cơ bản của Việt Nam về PTKT là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Trong khi đó,ở giai đoạn này Nhật Bản vừa bước qua giai đoạn kỷ nguyên tăng trưởng nhanh(1955-1973),qua thời kỳ chuyển đổi(1973- 1986),bước vào thời kỳ bong bóng kinh tế(1986-1991) và thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài.Tuy nhiên,thì nền kinh tế Nhật Bản vẫn giữ được vị trí trong nhóm dẫn đầu,với sự phát triển về khoa học,kỹ thuật,công nghệ,cũng như cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, nền tảng cho phát triển VHKD cũng như khả năng tiếp thu VHKD của các nước phát triển như Nhật Bản đối với Việt Nam là thấp do trình độ phát triển kinh tế hàng hóa của Việt Nam còn kém xa.

Thứ ba, đó là sự khác biệt về truyền thống xã hội. Đa phần dân số sinh sống ở nông thôn, đã quen với nền sản xuất tiểu nông, tự cung ,tự cấp, văn hóa làng.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp nhật bản ở việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w