3.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.1.3. Đánh giá tác động từ việc vận hành các công trình của
3.1.3.1. Nước thải
Nước thải từ hoạt động các công trình giai đoạn 1
Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của khách du lịch, các khu thương mại – dịch vụ du lịch, hoạt động của nhân viên phục vụ và hoạt động chế biến thực phẩm tại các nhà hàng trong khu du lịch... Có thể phân nước thải sinh hoạt từ hoạt động của khu du lịch thành nguồn như sau (tiêu chuẩn nước thải bằng 80% nước cấp theo QĐ 633/QĐ-TTg ngày 11/05/20110):
Nhân viên và khách vãng lai: 1,235 x 150 ( lít/ngày/người.đêm ) x 0,8 = 148,2 m3/ngày
Khách lưu trú: 718 x 300 (lít/người/ngày.đêm) x 0,8 = 172,32 m3/ngày
Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công trình giai đoạn 1 là 369,92 m3/ngày. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.23. Đặc trưng nồng độ ô nhiễm nước thải nhà hàng khách sạn
Stt Thông số Đơn vị Giá trị
QCVN 14:2008/BTNMT,
cột A
1 pH mg/l 6,5 - 7,5 5 - 9
2 TSS mg/l 200 – 400 50
3 BOD5 mg/l 100 – 200 30
4 Amoni mg/l 10 – 30 -
5 Tổng N mg/l 60 – 120 -
6 Tổng P mg/l 10 – 20 -
7 Dầu mỡ động thực vật
mg/l 20 -200 10
8 Tổng Coliforms MPN/100ml 109 3.000
Nguồn: hanhtrinhxanh.com.vn
Như vậy, nước thải từ hoạt động của các công trình giai đoạn 1 có các thành phần gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho phép, cần được quan tâm xử lý nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường nước khu vực.
Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng giai đoạn 2
Nước thải phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân xây dựng. Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường qua các năm xây dựng dự án được dự kiến như trong Bảng 3.18. Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, nếu công nhân được tắm tại công trường thì mức dùng nước thường là 120 lít/người/ngày (QĐ 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến 2030), tải lượng phát thải dao động từ 12 – 15 m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các vi khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng và tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong Bảng 3.20 với số lượng công nhân trung bình là 150 người.
Theo tính toán thống kê đối với những quốc gia đang phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới,thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) như được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.24. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý).
Stt Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày)
01 BOD5 45 – 54
02 COD (dicromate) 72 – 102
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145
04 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30
05 Tổng nitơ (N) 6 – 12
06 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8
07 Tổng photpho (P) 0,8 – 4,0 08 Tổng Coliforms (MPN/100ml) 106 – 109 Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993.
Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án như được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.25. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
Stt Chất ô nhiễm Tải lượng
(kg/ngày)
Tải lượng (kg/
năm)
01 BOD5 6,75 – 8,1 2.463 – 2.956
02 COD (dicromate) 10,8 – 15,3 3.942 – 5.584
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 10,5 – 21,8 3.832 – 7.957
04 Dầu mỡ 1,5 – 4,5 547 – 1.642
05 Tổng nitơ (N) 0,9 – 1,8 328 - 656
06 Amoni (N-NH4) 0,36 – 0,72 131 - 262
07 Tổng photpho (P) 0,12 – 0,6 44 - 220
08 Tổng Coliforms (MPN/100ml) 106 – 109 106 – 109 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm, lưu lượng nước thải và hiệu suất xử lý của bể tự hoại 3 ngăn. Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.26. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng
Stt Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không qua
xử lý
Sau khi xử lý bằng bể tự hoại
(*)
QCVN 14- 2008 (Cột A)
01 pH - - 5 – 9
02 BOD5 375 - 450 120 – 140 30
03 COD 600 - 850 360 - 510 -
04 Chất rắn lơ lửng (SS)
583.33 –
1211.11 291.67 – 605.56
50
05 Dầu mỡ 83.33 - 250 25 - 75 10
06 Tổng nitơ (N) 50 - 100 25 – 80 -
07 Amoni (N-NH4) 20 - 40 - 50
08 Tổng photpho (P) 6.67 – 33.33 10 - 20 -
09 Tổng Coliforms (MPN/100ml)
106 – 109 103 – 106 3.000 (*)Nguồn: Xử lý nước thải sinh hoạt, Trần Đức Hạ, 2002.
Ghi chú: Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 14 – 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải sinh hoạt.
Nhận xét: So sánh với quy chuẩn có thể thấy rằng, khi nước thải chưa qua xử lý hoặc đưa qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại (3 ngăn), thì các chỉ tiêu ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó: BOD5 vượt 4 – 5 lần, SS vượt 6 – 12 lần,… Cho nên nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Vì vậy, tác động này sẽ được giảm thiểu nhờ áp dụng các biện pháp giảm thiểu như được trình bày trong Chương 4.
3.1.3.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ dự án trong giai đoạn này bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại từ hoạt động các công trình giai đoạn 1 của Dự án;
Bùn dư từ trạm XLNT sinh hoạt tập trung;
Rác thải xây dựng từ quá trình thi công xây dựng giai đoạn 2.
Chất thải rắn sinh hoạt
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của khách du lịch và nhân viên khách sạn; hoạt động nấu nước phục vụ của các khu nhà hàng...và hoạt động sinh hoạt của khoảng 100 công nhân xây dựng
Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động du lịch biến đổi rất lớn tùy thuộc vào quy mô khu du lịch, số lượng khách và tỷ lệ thuê phòng của khu du lịch, thành phần chủ yếu được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu thu gom rác thải sinh hoạt là: 1,2 kg/người/ngđ.
Tổng số nhân viên, khách dự kiến và công nhân xây dựng là: 2.053.
Tổng khối lượng rác thải tối đa cần vận chuyển trong ngày là : 2.463 kg.
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Khu dịch vụ du lịch biển và Khu biệt thự cao cấp Nhiệt Đới rất lớn, do đó chủ đầu tư cần có biện pháp thu gom quản lý và kiểm soát các nguồn thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Bùn dư từ các trạm xử lý nước thải tập trung
Bùn dư từ trạm XLNT tập trung của dự án được phân loại là bùn sinh học (biosolids).
Trong giai đoạn này, chỉ có một modul của HT XLNT với công suất 410 m3/ngày hoạt động nên lượng bùn dư từ trạm XLNT sinh hoạt tập trung của Khu dịch vụ du lịch biển và Khu biệt thự cao cấp Nhiệt Đới ước tính khoảng 200 kg/ngày
Các chất thải này nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường và mất vẻ mỹ quan cho hoạt động của Dự án. Do đó,
chúng sẽ được kiểm soát bằng các biện pháp được đề xuất trong Chương 4.
Chất thải nguy hại
Hoạt động của khu du lịch cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như sau:
Các loại thùng, giẻ lau dính dầu nhớt thải, dung môi, sơn, hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật…
Hóa chất thừa, bao bì hóa chất sử dụng cho hệ thống XLNT;
Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, đầu viết, bo mạch điện tử: từ hoạt động của văn phòng điều hành khu du lịch;
Bóng đèn huỳnh quang thải, bình xịt phòng các loại, bình ắcquy, pin hết công năng sử dụng thải ra từ hoạt động của các phòng khách sạn, các khu villa...
Khối lượng chất thải nguy hại ước tính khoảng 100 kg/tháng.
Rác thải xây dựng từ quá trình thi công xây dựng giai đoạn 2 Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn này là các loại nguyên vật liệu xây dựng, phế thải rơi vãi trong quá trình xây dựng, cốp pha hư hỏng, sắt thép vụn, đất đá, xà bần… Lượng rác thải xây dựng phát sinh tương đối lớn khoảng 100 - 200 kg/ngày tùy theo thời điểm. Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực. Do đó, các biện pháp giảm thiểu sẽ được áp dụng như được trình bày trong Chương 4 của báo cáo.