Trong giai đoạn vận hành toàn dự án

Một phần của tài liệu DTM KHU DỊCH vụ DU LỊCH BIỂN và KHU BIỆT THỰ CAO cấp NHIỆT đới PHÚ QUỐC (Trang 153 - 170)

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường

4.1.4. Trong giai đoạn vận hành toàn dự án

4.1.4.1.1.Khống chế tác động do các phương tiện giao thông

Khí thải giao thông là nguồn ô nhiễm phân tán rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa mức độ tập trung của nguồn này và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng của khí thải các phương tiện giao thông đến sức khỏe du khách và nhân viên làm việc trong khu du lịch, chủ đầu tư sẽ áp dụng một số biện pháp sau:

 Hạn chế tối đa các phương tiện giao thông hoạt động trong khuôn viên khu du lịch;

 Thường xuyên phun nước trên bề mặt sân bãi đậu xe để hạn chế phát tán bụi vào không khí trong khi các phương tiện di chuyển đậu đỗ;

 Trồng cây xanh, bố trí khoảng cây xanh cách ly khu vực đỗ xe với các khu vực khác.

4.1.4.1.2.Khống chế tác động do khí thải các máy phát điện

Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí do hoạt động của máy phát điện, Công ty sẽ triệt để áp dụng nguyên tắc giảm thiểu chất thải từ nguồn: sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm thiểu lượng phát thải SO2. Hiện tại, loại dầu DO được sử dụng phổ biến có hàm lượng lưu huỳnh 0,25%, để hạn chế hơn nữa lượng khí SO2 phát sinh, Công ty sẽ liên hệ với đơn vị cung cấp nhiên liệu để mua loại dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 0,05%.

 Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện việc phát tán khí thải qua chiều cao ống khói (chiều cao ống khói là 10m) và đặt 02 máy phát điện trong khu vực riêng biệt cách ly với khu vực bên ngoài.

 Có khu vực hành lang cây xanh che chắn để giảm thiểu bụi và tiếng ồn

 Máy phát điện dự phòng còn được thực hiện các biện pháp để chống rung và ồn. Cụ thể:

 Biện pháp kỹ thuật khi lắp đặt:

o Xây dựng phòng đặt máy hợp lý cho máy phát điện dự phòng;

o Nền móng đặt máy phải được xây dựng bằng bêtông có chất lượng cao;

o Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su;

o Lắp đặt bộ phận giảm thanh.

 Biện pháp quản lý và bảo trì:

o Các máy phát điện phải được kiểm tra sự cân bằng và hiệu chỉnh khi cần thiết;

o Bảo trì định kỳ và tra dầu mỡ để hạn chế tiếng ồn.

o Ngoài ra, những công nhân tiếp xúc lâu với tiếng ồn sẽ được trang bị đồ bảo hộ lao động.

Chủ đầu tư cam kết môi trường không khí xung quanh đạt QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh; QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải, tiếng ồn đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT .

4.1.4.1.3.Hạn chế các nguồn gây tác động môi trường không khí khác

Ngoài hai nguồn gây tác động môi trường không khí là hoạt động của giao thông, máy phát điện, trong khu du lịch còn có các hoạt động khác phát sinh nhiều chất ô nhiễm gây tác động môi trường không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường vi khí hậu của khu du lịch.

Nhằm cải thiện môi trường vi khí hậu, khu du lịch sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

Trồng cây xanh

Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu, giúp hấp thụ các chất ô nhiễm không khí phát sinh. Đồng thời cây xanh còn cho bóng mát, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực.

Sơ đồ bố trí trồng cây xanh được đính kèm ở phụ lục.

Trục cảnh quan cây xanh xuyên suốt từ phía đường vành đai dọc ra bờ biển, với quy mô tương đối lớn, đồng thời len lỏi vào giữa các khu biệt thự du lịch, tạo nên một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên. Kết hợp với mặt nước tạo nên một trục cảnh quan đẹp, nâng cao giá trị của những khu biệt thự nơi đây.

 Giai đoạn I:

 Quy mô : 0,4 ha

 Mật độ xây dựng : 5%

 Tầng cao xây dựng : 1 tầng

 Hệ số sử dụng đất : 0,05

 Giai đoạn II:

 Quy mô : 2,49 ha

 Mật độ xây dựng : 5%

 Tầng cao xây dựng : 1 tầng

 Hệ số sử dụng đất : 0,05

Cây xanh trồng trong dự án gồm cây xanh đường phố (phượng, bàng đài loan…) cây xanh cách ly (hải nam, móng bò, bò cạp nước) cây xanh cảnh quan (dừa, sanh…), chủ yếu ưu tiên các loài cây mang tính địa phương.

Vệ sinh môi trường

- Sử dụng các xe phun nước chuyên dụng nhằm làm sạch bụi trên các tuyến giao thông nội bộ, bảo đảm độ ẩm và cải thiện điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án. Biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên bởi khu du lịch nằm cạnh biển, có tốc độ gió khá lớn, bụi dễ bị gió thổi và phát tán trong không khí.

- Thường xuyên quét dọn đường, khuôn viên khu du lịch.

- Thu gom các loại chất thải phát sinh và có biện pháp xử lý thích hợp (cụ thể sẽ được đề cập trong phần hạn chế tác động của chất thải rắn).

- Lúc phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây xanh cần phải phun đúng thời điểm, vào thời gian ít gió, và đúng liều lượng, tránh phát tán hóa chất vào không khí. Đặc biệt không được phun thuốc bảo vệ thực vật vào thời điểm có đông người trong khu du lịch.

- Các khu vực có diện tích mặt nước cần thường xuyên được khơi thông, tạo dòng chảy, tránh hiện tượng tù đọng nhiều ngày sinh ra các mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và sức khỏe khách du lịch, và người dân.

- Hệ thống hồ cảnh quan cần được dẫn nước thường xuyên.

- Bùn tích tụ trong các ống thu gom và thoát nước mưa, nước thải cần được nạo vét định kỳ, tránh để phát sinh các chất ô nhiễm không khí (cụ thể sẽ được trình bày trong phần hạn chế tác động của chất thải rắn).

Máy phát điện

Buồng tiêu âm

Vật liệu tiêu âm

Tường cách âm

- Trạm xử lý nước thải và khu tập trung chất thải rắn cần phun chế phẩm khử mùi tránh phát tán mùi hôi, khí độc vào môi trường không khí, ảnh hưởng đến các công trình khác.

- Lắp đặt hệ thống thông hơi, hút khói trong khu vực nấu ăn của nhà hàng. Các ống khói có chiều cao đảm bảo khí, bụi không phát tán trong môi trường gần mặt đất. Thông thường các ống khói cao hơn chiều cao của tòa nhà, nơi đặt bếp nấu.

4.1.4.2. Tiếng ồn

Đối với tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển

- Tất cả các phương tiện giao thông của khách du lịch đều phải gửi trong bãi xe của khu du lịch. Bãi giữ xe của khu du lịch được đặt gần cổng ra vào để hạn chế tối đa tiếng ồn phát sinh.

- Không cho phép các phương tiện được lưu thông trong khuôn viên, chỉ những phương tiện chuyên dụng được phép đi trong khuôn viên khu du lịch.

Đối với máy phát điện:

Máy phát điện cần được đặt trong phòng cách âm, trên đế cao su dày, trang bị các họng tiêu âm nhằm tiêu âm cho máy, hạn chế được tiếng ồn đối với môi trường xung quanh.

Sơ đồ buồng cách âm của máy phát điện được trình bày trong Hình sau:

Hình 6. Sơ đồ cách âm cho máy phát điện Ngoài ra, khu du lịch sẽ thực hiện các biện pháp kết hợp sau:

- Thường xuyên kiểm tra lượng dầu bôi trơn và xăng dầu trong máy.

- Không để máy phát điện hoạt động quá tải.

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực đặt máy phát điện, hạn chế tiếng ồn và khí thải ảnh hưởng đến khu du lịch và vùng xung quanh.

4.1.4.3. Nước thải

Nước thải phát sinh từ dự án bao gồm 2 loại: nước mưa và nước thải sinh hoạt.

Hệ thống thoát nước của dự án được thiết kế hai hệ thống thoát nước riêng biệt gồm: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.

 Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa được quy ước là nước sạch, được thu gom theo hệ thống riêng và thoát ra rạch cảnh quan rồi ra biển.

 Hệ thống thoát nước bẩn: dành riêng cho việc thoát nước thải sinh hoạt. Sử dụng ống nhựa PVC để thu nước thải từ các khu thương mại dịch vụ, trường khách sạn, villa, nhà hàng, spa... Tận dụng độ dốc địa hình để thu gom và dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A sẽ được dẫn thoát rạch cảnh quan và ra biển.

Nước thải sinh hoạt của dự án phát sinh từ 3 nguồn sau:

 Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;

 Nước thải từ hoạt động vệ sinh như rửa tay, tắm rửa…

 Nước thải phát sinh từ nhà bếp, quán bar…sinh hoạt khác nhau, sẽ được xử lý sơ bộ sau đó sẽ theo được dẫn đến các trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

Để giảm thiểu tác động ảnh hưởng do ô nhiễm của nước thải, Chủ đầu tư xây dựng các biện pháp giảm thiểu như sau:

 Lập đề án xin phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận;

 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải;

 Kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt từ trung tâm điều hành;

 Xây dựng,vận hành các trạm XLNT sinh hoạt tập trung;

 Xây dựng quy chế, quy tắc an toàn và hướng dẫn vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho mỗi giai đoạn.

Hình 7. Sơ đồ quản lý nước mưa và nước thải

Trạm XLNT tập trung

Bể tách mỡ Bể tự hoại

h

Thoát ra rạch Nước

a

Hệ thống thu gom nước mưa

Thoát ra biển

Quản lý nước thải Quản lý nước mưa

Nước thải từ

bồn cầu Nước thải

nhà hàng

Rạch cảnh quan

Nước thải rửa tay, tắm rửa

Tưới cây, rửa đường

Nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A

Hình 8. Sơ đồ quản lý nước thải của Khu du lịch biển và khu biệt thự cao cấp Nhiệt Đới

Xử lý nước thải bậc 1 (bể tự hoại 3 ngăn)

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng:

lắng, phân hủy cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6-8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải được lắng trong bể lắng sau đó ra hố ga theo mương thoát nước ra môi trường ngoài.

Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65-70% và theo BOD5 là 60- 65%.

Mỗi công trình khách sạn, thương mại giải trí, nhà hàng sẽ có các bể tự hoại riêng. Kích thước các bể tự hoại sẽ được tính toán tuỳ thuộc vào chức năng sử dụng và quy mô phục vụ.

Nước thải ra Nước thải vào

Lắng

Hình 9. Cấu trúc bể tự hoại Bồn tắm

Bồn cầu

Bể tự hoại Bể bẫy dầu

Bếp Bồn cầu

Bể tự hoại Tòa nhà, Khu biệt thự Khu cao ốc phức hợp

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tâm

Lọc

Nồng độ các chất bẩn trong nước thải khi ra khỏi bể tự hoại:

 COD trong nước thải giảm 25-50%.

 BOD5: 120-140mg/l.

 Cặn lơ lửng: 50-100mg/l.

 Nitơ amoni (N-NH3): 20-50mg/l.

 Nitơ nitrat (N-NO3): < 1mg/l.

 Tổng nitơ: 25-80mg/l.

 Tổng photpho: 10-20mg/l.

 Tổng coliforms: 103-106 MPN/100ml.

Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau khi qua bể tự hoại vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (Cột A- QCVN 14:2008/BTNMT).

Như vậy, toàn bộ dự án sẽ thiết kế xây dựng tổng cộng 180 bể tự hoại, thông số bể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4. Bảng thông số kỹ thuật của hầm tự hoại

Thông số Đơn vị Giá trị

Lưu lượng trung bình m3/ngày 5

Thời gian lưu nước ngày 2

- Chiều dài m 3

- Chiều rộng m 2,1

- Chiều cao chứa nước m 1,7

- Chiều cao xây dựng m 2

Tổng thể tích m3 123

Xử lý nước thải bậc 2 (trạm xử lý nước thải)

Xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ để xử lý nước thải trong khu quy hoạch, trong trường hợp trạm xử lý nước thải tập trung chưa xây dựng.

Khi trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu du dịch Bắc Bãi Trường đi vào hoạt động, nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống này theo quy hoạch được duyệt.

 Vị trí: trong khu công viên cây xanh gần rạch và phía Tây Bắc;

 Số lượng: 1 trạm, gồm 2 modul;

 Công suất mỗi modul là 410 m3/ngày. Diện tích: khoảng 200 m2.

Hình 10. Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNTTT của Dự án Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Nước thải được thu gom bằng hệ thống cống của dự án, sau đó dẫn qua song chắn rác nhằm tách các rác có kích thước lớn nhằm

Sục khí

Song chắn rác

Hầm tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A Bể điều hòa

Bể thiếu khí

Bể hiếu khí

Khuấy

Bể lắng

Dòng tuần hoàn nước

Bể chứa bùn Nước tách bùn

Bể lọc áp lực Sân phơi bùn

Dòng tuần hoàn bùn

Bùn dư Nước thải

Xây cất lán trại và các công trình phụ trợ

Xây dựng các hạng mục công trình: đường giao thông, hệ thống thoát nước; hệ thống XLNTTT; các công trình công cộng, thương mại dịch vụ…

n sau khi xử lý sơ bộ

Bể tiếp xúc khử trùng

tránh ảnh hưởng đến bơm chìm và các công trình phía sau. Sau đó nước thải tự chảy vào hầm tiếp nhận theo chế độ tự chảy.

Tại hầm tiếp nhận, nước thải được hai bơm chìm (đặt trong hầm tiếp nhận) hoạt động luân phiên bơm nước thải vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, đồng thời cung cấp oxi để giảm mùi hôi và giảm 5% BOD, COD, tăng cường hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý sinh học.

Nước sau khi qua bể điều hoà sẽ được bơm qua bể Anoxic (bể thiếu khí) và Aerobic (bể hiếu khí). Tại đây quá trình xử lý sinh học diễn ra, các vi sinh tồn tại trong bùn hoạt tính sẽ oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.

Trong bể Aerobic, amoni chuyển hóa thành nitrit, rồi tiếp tục oxi hóa thành nitrat:

NH4+ + 2O2 2H + H2O + NO3-

Nước ra ở bể hiếu khí (Aerobic) được tuần hoàn lại bể thiếu khí

(Anoxic) để xử lý nitrat, 1 phần được đi vào bể lắng:

2NO3- + 10e- + 12H+ N2 + 6H2O

Sau khi nước vào bể lắng, diễn ra quá trình phân tách nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy, nước thải ớ phía trên được bơm qua bể lọc áp lực để loại bỏ cặn lơ lửng còn sót lại sau bể lắng, sau bể lọc, nước chảy vào bể khử trùng. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn trở lại về bể Anoxic và Aerobic. Nước sau khi qua bể khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (K = 1).

Kết thúc quá trình xử lý sinh học, phần bùn dư sinh ra trong quá trình xử lý sẽ được bơm sang bể nén. Tại đây bùn sẽ được đưa qua máy ép bùn để tách ẩm thành bùn khô, lượng bùn này được Công ty ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý. Nước tách bùn được quay trở lại hầm tiếp nhận để tiếp tục xử lý.

Nước thải sau khi được khử trùng, sẽ được lưu tại 1 bể chứa nước sau xử lý trong khuôn viên dự án ( có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải tại đường ống thoát nước ngay sau bể chưa nước sau xử lý ), sau đó theo hệ thống thoát nước dẫn ra hệ thống thoát nước của thị trấn.

Chi tiết các bể xử lý của HTXLNT đã được tính toán và cho kết quả như bảng sau:

Bảng 4.2. Chi tiết thiết kế các công trình một modul XLNT công suất 410 m3/ngày.đêm

STT Công trình Số lượng

Kích thước

(m) Vật liệu Mục đích

1 Song chắn

rác 1

Kích thước mắc lưới 5mm

Thép CT3

Loại bỏ rác thải kích thước lớn hơn 5mm ra khỏi nước thải 2 Bể tiếp nhận 1 L×B×H =

4×5×3 BTCT

Tiếp nhận nước thải từ các nguồn phát sinh

3 Bể điều hòa 1 L×B×H =

8×5×5 BTCT

Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, giảm 5% BOD nhờ quá trình sục khí

4 Bể hiếu khí 1 L×B×H =

14×7,5×4,5 BTCT Xử lý chất hữu cơ và Nitơ trong nước thải nhờ quá trình tuần hoàn bùn hoạt tính. Giảm 95%

BOD và 60%

Nitơ 5 Bể thiếu khí 1 L×B×H =

6×3×4 BTCT

6 Bể lắng

đứng 1 D×H =

6×10 BTCT

Loại bỏ bùn hoạt tính trong nước thải từ quá trình xử lý sinh học 7 Bể lọc áp

lực

1 D×H = 3×5 Thép CT3 Loại bỏ TSS còn sót lại sau lắng,

STT Công trình Số lượng

Kích thước

(m) Vật liệu Mục đích

giảm 5% BOD

8 Bể khử

trùng 1 L×B×H =

4×3×4 BTCT

Khử trùng nước thải khỏi vi sinh vật gây bệnh Bảng 4.3. Danh sách thiết bị chính của một modul XLNT công suất

410 m3/ngày.đêm

Tên thiết bị Thông số kỹ thuật ĐVT Số lượng Bơm nước thải hố thu

gom

- Bơm nhúng chìm - Lưu lượng: 65 m3/h - Cột áp: 8m

Cái 2

Bơm nước thải bể điều hòa

- Bơm nhúng chìm.

- Lưu lượng: 20m3/h - Cột áp: 8m

Cái 2

Máy thổi khí bể điều hòa - Dạng Root

- Lưu lượng: 4.04 m3/phút.

- Cột áp: 5100 mmAq

Cái 2

Hệ thống phân phối khí bể điều hòa

- Đầu phân phối khí, loại bọt khí thô, thiết kế theo công nghệ EDI - USA.

- Vật liệu: INOX SUS304

- Màng PVC chịu ăn mòn, hiệu suất hấp thụ oxy vào nước cao.

Hệ 1

Máy thổi khí bể hiếu khí - Dạng Root

- Lưu lượng: 15,2 m3/phút.

- Cột áp: 5100 mmAq

Cái 2

Hệ thống phân phối khí bể hiếu khí

- Đầu phân phối khí

dạng diffuser, loại bọt khí mịn.

Hệ 1

Một phần của tài liệu DTM KHU DỊCH vụ DU LỊCH BIỂN và KHU BIỆT THỰ CAO cấp NHIỆT đới PHÚ QUỐC (Trang 153 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w