Trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu DTM KHU DỊCH vụ DU LỊCH BIỂN và KHU BIỆT THỰ CAO cấp NHIỆT đới PHÚ QUỐC (Trang 174 - 177)

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố của dự án

4.2.3. Trong giai đoạn vận hành

 Thành lập đội trật tự điều khiển an toàn giao thông trước và trong phạm vi khu du lịch.

 Thiết lập các biển báo, hướng dẫn lưu thông cho các phương tiện giao thông trong khu du lịch.

4.2.3.2. Sự cố tại trạm XLNT tập trung

Kiểm soát sự cố rò rỉ hóa chất và an toàn tiếp xúc với hóa chất

 Các loại hóa chất được vận chuyển đến các trạm XLNT tập trung bằng các phương tiện chuyên dụng do nhà cung cấp đưa đến.

 Hóa chất được lưu trữ thích hợp trong nhà kho, Công ty sẽ lập kế hoạch để việc lưu kho hóa chất tối thiểu.

 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Tất cả công nhân vận hành trạm XLNT tập trung đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.

 Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn cá nhân như khẩu trang, kính, găng tay…

 Các dụng cụ sơ cấp cứu như dụng cụ rửa mắt chẳng hạn luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao.

Chủ đầu tư cam kết hóa chất sẽ được quản lý và sử dụng đúng theo Luật Hoá chất số 06/2007/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

môi trường làm việc sẽ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động theo đúng Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộtrưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.

Kiểm soát sự cố hiệu suất xử lý không đạt

 Tuân thủ các yêu cầu thiết kế

 Nhân viên vận hành được tập huấn chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống XLNT tập trung.

 Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành

 Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý:

 Thiết lập chương trình quan trắc thích hợp cho trạm XLNT tập trung.

 Có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với trạm XLNT tập trung

o Trong trường hợp thiết bị gặp sự cố, sử dụng thiết bị dự phòng cho hệ thống trong khi khắc phục sự cố.

o Trong trường hợp sự cố hệ thống, toàn bộ nước thải được thu gom về rạch cảnh quuan. Sau đó, tiến hành khắc phục sự cố và bơm nước thải tuần hoàn trở lại hệ thống để xử lý đạt tiêu QCVN 14:2008/BTNMT-A, với K = 1,0. Các bể đều được thiết kế với hệ số an toàn cho phép thời gian lưu để khắc phục sự cố. Nếu vẫn không được thì chủ đầu tư sẽ xin phép cơ quan chức năng xả thải tạm thời để khắc phục hệ thống.

Thực hiện tốt chương trình quan trắc.

4.2.3.3. Sự cố cháy nổ, sét

Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Thương Mại – Dịch Vụ Nhiệt Đới sẽ phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Kiên Giang thành lập đội cứu hỏa chuyên nghiệp phục vụ cho Khu dịch vụ du lịch biển và Khu biệt thự cao cấp Nhiệt Đới với các trang thiết bị cần thiết và được đào tạo đầy đủ các kỹ thuật phòng chống cháy.

Các công trình cao tầng phải có hệ thống thu sét.

Thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Chủ đầu tư cam kết tuân thủ Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và các quy định về phòng cháy chữa cháy của Công an tỉnh Kiên Giang.

4.2.3.4. Sự cố ngập triều, bão lụt và sóng thần

 Xác định khu vực sâu, khu vực nguy hiểm để cảnh báo cho khách tắm biển, cũng như tiến hành điều tra kĩ hơn về quy luật thủy triều ở khu vực này, tránh xảy ra những thiệt hại về người và vật chất.

 Lắp đặt hệ thống loa, kịp thời cảnh báo với du khách khi có các sự

cố xảy ra.

 Để tránh những sự cố bất thường do các hiện tượng tự nhiên gây ra, tại khu du lịch cần phải thiết lập hệ thống cảnh báo, và đội ứng cứu trên biển.

4.2.3.5. Sự cố về độ an toàn thực phẩm và dịch tễ tại các khu vực ẩm thực, nhà bếp

Chủ đầu tư sẽ thuê các nhà thầu có chất lượng và giám sát chặt chẽ các qui trình chuẩn bị, chế biến và bảo quản thức ăn.

Tuân thủ mọi thủ tục và qui trình của tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi có sự cố xảy ra thì luôn quan tâm đến tính mạng con người đầu tiên, phối hợp với bệnh viện huyện kịp thời xử lý.

- Thực hiện biện pháp vệ sinh chủ yếu để phòng nhiễm bẫn thực phẩm như: vệ sinh môi trường; vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch; vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp); vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, cốc... phải được rửa sạch.; Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ);

- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhà bếp nhằm loại trừ các bệnh lây lan (ghẻ, lở...) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...); Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm….

- Tuyên truyền, giáo dục về việc vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các loại dịch bệnh dễ lây lan cho các cán bộ công nhân viên làm việc tại khu du lịch

Do đây là khu du lịch sinh thái chủ yếu là phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước nên công tác an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những tiêu chí hàng đầu của Khu du lịch. Chủ đầu tư dự án chỉ thu mua các loại lương thực thực phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế.

Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án sẽ thành lập đội kiểm tra an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra thường xuyên.

4.2.3.6. Giải pháp giảm thiểu và ứng phó với tai nạn của khách du lịch

Để phòng ngừa sự cố chết đuối và các tai nạn khác do khách tham quan, đặc biệt là trẻ con trong quá trình tắm biển, bơi lội, lặn…. Chủ dự án sẽ:

 Giám sát thường xuyên của đội bảo vệ, đội cứu hộ trong khu du lịch, đảm bảo an toàn cho khách tham quan du lịch.

 Thành lập đội cứu hộ cho các khu vực vui chơi (dự kiến thành lập 5 đội cứu hộ, mỗi đội 3 người).

 Lắp đặt chòi quan sát để phục vụ công tác cứu hộ (dự kiến sẽ bố trí

2 chòi quan sát trên bãi biển thuộc khu vực Dự án).

 Trang bị các thiết bị ứng cứu sự cố như phao (số lượng là 30 phao cứu hộ chuyên dùng), thuyền cứu hộ (2 chiếc cano)….

 Cắm cờ có màu đỏ, đen để cảnh báo các vùng biển an toàn hay vùng nguy hiểm cho du khách tắm biển.

 Nhân viên cứu hộ sẽ thường xuyên 2 lần/năm được huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo tốt công tác đặt ra.

4.2.3.7. Phương án ngăn ngừa ô nhiễm đến mực nước ngầm

- Trong giai đoạn đầu của dự án, nước ngầm vẫn là nguồn cung cấp nước chính cho mọi hoạt động, vì vậy cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý.

- Tận dụng lại nước mưa và nước thải sau xử lý để tưới cây, đường nội bộ nhằm giảm lượng nước ngầm sử dụng.

- Hoàn thiện sớm các hồ chứa vì đây cũng là nguồn cung cấp, duy trì mực nước ngầm trong khu vực.

- Xây dựng các gờ bao xung quanh các giếng sử dụng để giảm thiểu tác động của nước mưa cuốn trôi chất ô nhiễm vào các giếng.

- Khẩn trương tiến hành phương án đấu nối hệ thống nước cấp chạy dọc đường Trần Hưng Đạo, khi đó sẽ sử dụng chủ yếu là nguồn cung cấp nước này cho hoạt động.

Một phần của tài liệu DTM KHU DỊCH vụ DU LỊCH BIỂN và KHU BIỆT THỰ CAO cấp NHIỆT đới PHÚ QUỐC (Trang 174 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w