Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Một phần của tài liệu Khóa luận PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH SẢN XUẤT CỦA

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 14.467.405 10.006.762 4.460.643 44,58

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Bigrfeed Hưng Yên năm 2014) Ta có thể thấy rõ hơn biến động doanh thu, giá vốn, lợi nhuận dựa vào biểu đồ sau:

Doanh thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận sau thuế 0

50000000000 100000000000 150000000000 200000000000 250000000000 300000000000 350000000000

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Hình . Biến động doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận

Năm 2014, LNST của công ty tăng gần 4,5 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 44,5% cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong năm đã có nhiều khởi sắc. Vì năm 2014, tình hình kinh tế có nhiều biến đổi hơn, công ty đã có những biện pháp kinh doanh phù hợp để vượt qua được giai đoạn khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp vẫn loay hoay với việc giảm lợi nhuận thì thành công này của công ty là đáng ghi nhận.

+ Về hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho công ty, năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 15,9 tỷ đồng, tăng 4,8 tỷ đồng so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận kế toán trước thuế.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng là do:

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Trong năm 2014, chỉ tiêu này tăng hơn 88,5 tỷ đồng (từ 233,4 tỷ lên 321,9 tỷ). Doanh thu thuần tăng là do trong năm công ty đã tìm ra thị trường mới, làm số lượng hàng hóa bán ra tăng. Khoản giảm trừ doanh thu tăng là do công ty có áp dụng chiết khấu thương mại cho các khách hàng mua với số lượng lớn, bên cạnh đó, một lượng hàng hóa không nhỏ bị hỏng hóc do quá trình vận chuyển đến các thị trường xa như Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Giá vốn hàng bán tăng. Giá vốn hàng bán năm 2014 là 290,24 tỷ đồng, tăng gần 84,58 tỷ đồng so với năm 2013 (205,66 tỷ). Giá vốn hàng bán tăng là do 2 lý do.

Thứ nhất, do giá nguyên vật liệu tăng. Công ty sử dụng nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nên giá các yếu tố đầu vào cao. Thứ hai, lý do chủ yếu của giá vốn hàng bán tăng là do trong năm công ty tăng sản lượng sản xuất. Năm 2013, công ty sản xuất được 36.000.000 kg, đến năm 2014, công ty sản xuất được 51.000.000 kg thức ăn chăn nuôi.

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ thu hồi các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết.

Năm 2014, do tập trung vốn để xin chính quyền mở rộng quy mô nhà máy nên công ty không đầu tư nhiều vào công ty liên kết, làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm 209 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính trong năm cũng giảm. Chi phí lãi vay giảm 1,7 tỷ đồng từ 9,3 tỷ xuống còn 7,6 tỷ. Chi phí lãi vay giảm là do trong năm 2014, Công ty được ngân hàng cho vay với mức lãi suất ưu đãi hơn. Với chi phí lãi vay lớn,

trạng vỡ nợ, mất khả năng thanh toán…

- Chi phí quản lý kinh doanh trong năm tăng nhẹ ở mức 609 triệu đồng. Việc doanh thu tăng, sản lượng sản phẩm tăng mà chi phí này tăng mức nhẹ chứng tỏ công tác quản lý chi phí ở công ty được kiểm soát rất hiệu quả.

+ Về hoạt động khác:

Lợi nhuận khác trong năm 2014 tăng 119 triệu đồng là do thu nhập khác tăng 105 triệu đồng và chi phí khác giảm hơn 13 triệu đồng. Thu nhập khác tăng là do có nguồn tiền vào chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh. Chi phí khác giảm là do năm 2013, công ty bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế nhưng năm 2014 không có khoản này.

Kết luận: Kết quả kinh doanh trong năm 2014 của công ty tăng rõ rệt, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Vì vậy, đây có thể coi là thành tích của doanh nghiệp. Trong năm tới công ty cần tiếp tục phát huy để nâng cao lợi nhuận, nâng cao giá trị DN

2.3.1.2. Tình hình tài chính của Công ty a. Khái quát tình hình Tài sản – Nguồn vốn

Bảng : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

(ĐVT: nghìn đồng)

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng (%) 1. TSNH 92.236.648 72,80 87.166.578 69,70 84.627.746 70,00%

2. TSDH 34.462.403 27,20 37.897.064 30,30 35.417.817 30,00%

Tổng tài sản

126.699.05

1 100 125.063.643 100 120.045.563

1. NPT 80.712.452 63,70 81.938.460 66,51 79.973.961 66,62%

2. VCSH 45.986.598 36,30 43.125.182 33,49 41.071.602 33,38%

Tổng nguồn vốn

126.699.05

1 100 125.063.643 100 120.045.563 100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Bigrfeed Hưng Yên - 31/12/2014) Tình hình tài sản:

Năm 2013, tổng tài sản của công ty tăng khoảng 5 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng 4,18%. Nguyên nhân do TSDH tăng 2,48 tỷ đồng và TSNH tăng 2,54 tỷ đồng. TSNH tăng chủ yếu do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty tăng (tổng giá trị tăng khoảng 2 tỷ đồng), công ty thực hiện chính sách dự trữ hàng tồn kho cũng như bán hàng trả chậm nhằm đẩy mạnh doanh thu. TSDH tăng do trong năm, công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới.

Tổng tài sản cuối năm 2014 tăng so với đầu năm 2013 hơn 1,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,31% là do trong năm TSDH giảm 3,4 tỷ đồng và TSNH tăng hơn 5 tỷ đồng.

TSNH do công ty đã thu hồi được nợ từ một số khách hàng làm lượng tiền mặt tăng thêm. Ngoài ra, số tiền công ty chi ra để mở rộng mặt bằng nhưng không được chính quyền địa phương phê duyệt, làm các khoản phải thu khác tăng hơn 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khoản phải thu khách hàng của công ty cũng tăng khoảng 3 tỷ đồng. TSDH giảm do trong năm, giá trị hao mòn lũy kế tăng (do thời gian hữu ích của một số máy móc ngắn hơn so với ước tính trước đó nên công ty phải điều chỉnh tăng khấu hao), dẫn đến TSCĐ giảm 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2014 công ty không có phải thu dài hạn nên TSDH khác trong năm giảm so với 2013 là gần 1 tỷ đồng.

Về cơ cấu của tài sản, ta thấy TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng (cuối năm 2013 là 69,7%, cuối năm 2014 là 72,8%). TSDH có tỷ trọng thấp hơn và đang có xu hướng giảm (cuối năm 2014 so với đầu năm tỷ trọng giảm 3,1%).

TSDH của công ty giảm trong khi công ty hoạt động trong lĩnh vực SXKD, tuy nhiên bản chất công ty vẫn đảm bảo được năng lực tài sản cố định phục vụ sản xuất (do số lượng TSCĐ không bị giảm sút, chất lượng tài sản vẫn khá đảm bảo). Nhìn chung, cơ cấu tài sản của công ty khá ổn định, không có sự đột biến.

Tình hình nguồn vốn

Năm 2013, tổng nguồn vốn tương ứng tăng so với năm 2012 do sự tăng ở các khoản mục Nợ phải trả (tăng khoảng 2 tỷ đồng) và Vốn chủ sở hữu (tăng 2.05 tỷ đồng). Nợ phải trả tăng chủ yếu do công ty chiếm dụng được vốn từ các đối tác đầu vào, khiến cho khoản phái trả tăng khoảng 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khoản vay ngắn hạn ngân hàng cũng tăng khoảng 1 tỷ đồng so với năm 2012. Vốn chủ sở hữu tăng do công ty được đầu tư thêm 2 tỷ đồng vốn.

1,6 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 1,31%. Phân tích cụ thể nguồn vốn:

Nợ phải trả trong năm giảm hơn 1,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,5% là do nợ ngắn hạn giảm 4,6 tỷ đồng và nợ dài hạn tăng 3,4 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn giảm là do đến năm 2014, khoản vay dài hạn ngân hàng MB của công ty 5 tỷ đồng đến hạn trả, thêm vào đó, công ty trả nợ lương cán bộ công nhân viên làm khoản phải trả người lao động giảm 177 triệu đồng. Nợ dài hạn tăng là do, sau khi trả 5 tỷ tiền vay ngân hàng, công ty tiếp tục vay thêm 5 tỷ nữa với thời hạn 5 năm, làm cho khoản này so với đầu năm tăng 3,4 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 tăng hơn 2,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,64% là do trong năm công ty làm ăn có lãi, LNST tăng và sau khi phân chia hết thì phần lợi nhuận chưa phân phối còn lại tăng.

Về cơ cấu trong nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả trong nguồn vốn chiếm phần lớn. Điều đó có nghĩa là công ty đang có hướng mạo hiểm trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu công ty biết tận dụng tốt các khoản vay thì có thể phát huy được đòn bẩy tài chính, khuếch đại ROE. VCSH chiếm tỷ trong thấp hơn nhưng có xu hướng tăng, cuối năm 2014 so với đầu năm tăng 2,81% (từ 33,49% lên 36,3%). Như vậy, lãnh đạo công ty đã bắt đầu chú ý đến tính tự chủ về tài chính, hướng đến tính an toàn trong kinh doanh.

Nhận xét: Việc quy mô tài sản, nguồn vốn cuối năm 2014 tăng so với đầu năm cho thấy sự mở rộng trong quy mô kinh doanh của công ty , điều này là dễ hiểu khi trong những năm vừa qua mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh khá gay gắt, nhưng công ty đã cố gắng tìm ra hướng đi của mình bằng việc tìm thêm khách hàng mới, nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

b. Tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty

Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty đã được phân tích khái quát tại mục a. Ở mục này sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn về cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng như nguồn vốn của công ty, để từ đó làm rõ hơn tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty

- Cơ cấu Tài sản ngắn hạn

Bảng: Cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2013-2014

Đơn vị: nghìn đồng

TÀI SẢN

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) A- TSNH 84.627.746 100 87.166.578 100 92.236.648 100 I. Tiền 3.515.719 4,15 3.510.256 4,03 6.765.05 7,33 III. Các KPT

ngắn hạn 6.693.495 7,91 7.622.286 8,75 13.535.282 14,67 IV. Hàng tồn

kho 73.028.220 86,29 74.470.527 85,43 69.868.495 75,75 V.TSNH khác 1.390.312 1,65 1.563.057 1,79 2.067.819 2,25 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2012-2014) Tiền và các khoản tương đương tiền tăng rõ rệt trong giai đoạn 2013 - 2014. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 2014 là 3.510 triệu đồng, cuối năm khoản này tăng thêm 3.255 triệu đồng, tương ứng tăng 92,72%. Tiền mặt tăng do hai nguyên nhân chủ yếu: nguồn thu từ doanh thu bán hàng tăng và nguồn thu hồi nợ trong năm 2013 của một số khách hàng. Đây là một dấu hiệu khả quan vì vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt, có tính thanh khoản cao nhất, làm tăng thêm tính tự chủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải để ý rằng, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng VLĐ còn rất thấp.

Các khoản phải thu ngắn hạn đầu năm 2013 tăng khoảng 929 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khoản phải thu ngắn hạn diễn ra trong giai đoạn 2013 – 2014, tăng 5.913 triệu đồng, tỉ lệ tăng 77,58%. Nguyên nhân là do trong năm công ty không ngừng mở rộng SXKD, mở thêm nhiều đại lý ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nghiên cứu lại sản phẩm để thỏa mãn khách hàng… Về tỷ trọng, so với thời điểm đầu năm 2014 (8,75%), cuối năm tỷ trọng các khoản phải thu đã tăng lên đến 14,67%. Đối với doanh nghiệp sản xuất như Công ty Bigfeed thì tỷ trọng này là tương đối hợp lý, phần vốn của công ty bị chiếm dụng không nhiều. Tuy nhiên các nhà quản trị cũng cần chú ý đến công tác thu hồi nợ, nhất là nợ xấu, nợ khó đòi, để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả..

HTK đầu năm 2013 là 74.471 triệu đồng, cuối năm là 69.868 triệu đồng, giảm so với

thu bán hàng tăng trong khi giá thành sản xuất một đơn vị không đổi chứng tỏ công ty sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Còn từ năm 2012 đến năm 2013, hàng tồn kho của công ty biến đổi không đáng kể

- Cơ cấu tài sản dài hạn

TSDH chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của Công ty. So với đầu năm 2014, TSDH của Công ty giảm 3.434,661 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,53%

nhưng tỷ trọng TSDH tăng 3,45%. Nguyên nhân giảm TSDH là do công ty đánh giá lại TSCĐ và TSDH khác giảm 3,6 tỷ đồng. Cơ cấu TSDH được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng : Cơ cấu Tài sản dài hạn Công ty năm 2013-2014

(Đơn vị: nghìn đồng)

TÀI SẢN

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) B- TÀI SẢN DÀI

HẠN

35.417.81 7

100 37.897.06 4

100 34.462.40 3

100

II Tài sản cố định

32.584.39 2

92 34.995.70 0

92.34 32.524.88 1

94.38 IV Tài sản dài hạn khác 2.833.425 8 2.901.364 7.66 1.937.526 5.62 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2012-2014) Trong cơ cấu TSDH thì TSCĐ là khoản chiếm tỷ trọng lớn. Trong năm Công ty vẫn duy trì được cơ cấu tài sản tương đối ổn định với TSDH chiếm tỷ trọng lớn hơn.

- Cơ cấu nguồn vốn

Bảng : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012-2014

NGUỒN VỐN

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) A- NỢ PHẢI TRẢ 79.973.961 66,62% 80.712.452 63,70 81.938.460 66,51 B- VỐN CHỦ SỞ

HỮU 41.071.602 33,38% 45.986.598 36.30 43.125.182 33,49

TỔNG NGUỒN

VỐN 120.045.563 100% 126.699.051 100 125.063.643 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2012-2014)

Về cơ cấu trong nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả trong nguồn vốn chiếm phần lớn. Điều đó có nghĩa là công ty đang có hướng mạo hiểm trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu công ty biết tận dụng tốt các khoản vay thì có thể phát huy được đòn bẩy tài chính, khuếch đại ROE. VCSH chiếm tỷ trong thấp hơn nhưng có xu hướng tăng, cuối năm 2014 so với đầu năm tăng 2,81% (từ 33,49% lên 36,3%). Như vậy, lãnh đạo công ty đã bắt đầu chú ý đến tính tự chủ về tài chính, hướng đến tính an toàn trong kinh doanh.

c. Các chỉ số tài chính

 Khả năng thanh toán

Bảng 2.14. Bảng hệ số khả năng thanh toán

(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Khóa luận PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w