CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH SẢN XUẤT CỦA
2.3.2. Đánh giá hiệu quả nâng cao sản xuất kinh doanh của Công ty CP Bigrfeed Hưng Yên giai đoạn 2011-2014
Từ việc phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty CP Bigrfeed Hưng Yên ở trên, chúng ta có thể rút ra một số ý kiến đánh giá sau:
2.3.2.1 Các mặt đã đạt được
Trong khoảng 08 năm kể từ khi Công ty CP Bigrfeed Hưng Yên bắt đầu kinh doanh sản xuất, với những thuận lợi và khó khăn từ môi trường kinh doanh cùng với những nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cho tới nay, Công ty CP Bigrfeed Hưng Yên đã đạt được những thành tựu nhất định. Có thể kể ra những thành tựu sau:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua đều đạt mức lợi nhuận dương, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm cũng tăng lên đáng kể. Duy trì lợi nhuận dương, đảm bảo kinh doanh có lãi và sự tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm sẽ góp phần lớn vào việc tăng trưởng lợi nhuận của toàn Công ty. Lợi nhuận của
Công ty sẽ được sử dụng để trích lập các quỹ và tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty: Lợi nhuận sau thuế; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chi phí, vốn kinh doanh; nhìn chung đạt mức khá cao. Việc sử dụng và quản lí vốn của Công ty cũng có hiệu quả khá tốt. Qua đó ta thấy các biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có hiệu quả rõ rệt.
- Thị trường kinh doanh của công ty đang ngày cáng mở rộng. Sản phẩm của công ty cũng đã có được 1 chỗ đứng trên thị trường. Người tiêu dùng trong ngoài đang dần biết nhiều hơn tới sản phẩm của công ty.
Với sự tăng trưởng và hiệu quả như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công nhìn chung đã đạt được những thành công nhất định. Đây là những tiền đề để công ty phát triển hơn nữa ở một tương lai xa. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ta.
2.3.2.2. Các mặt còn hạn chế
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời so với doanh nghiệp nước ngoại thì các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Bigrfeed Hưng Yên là chưa cao.
Các chỉ tiêu tổng hợp, đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và nước ngoài. Công ty cần có những biện pháp giảm chi phí đồng thời tăng doanh thu để nâng cao tỉ suất lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tổng hợp cũng như bộ phận của Công ty năm 2014 có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả như doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu và sự đầu tư của Công ty vào lĩnh vực kinh doanh này.
2.3.2.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những mặt hạn chế đã nêu trên. Trong đó có thể kể ra những nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân đầu tiên là do hình thức sản xuất chủ yếu của công ty vẫn khá thủ công. Công ty nhận nguyên vật liệu từ phía đối tác, sản xuất theo các tiêu chuẩn kĩ thuật và mẫu mã truyền thống, chưa có sự đột biến về năng suất. Do vậy giá trị gia tăng không cao dẫn tới doanh thu, lợi nhuận của công ty không cao. Từ đó gây giảm hiệu quả kinh doanh.
Nguyên nhân thứ hai là công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Việc tìm hiểu về môi trường sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường thức ăn chăn nuôi còn chưa được chú trọng. Điều này dẫn tới khó nắm bắt được thị hiếu, sở thích, phong cách tiêu dùng… của khách hàng khiến cho các sản phẩm của công ty chưa làm hài lòng phía đối tác do sản phẩm chưa được khách hàng yêu thích tại thị trường nội địa.
Nguyên nhân thứ ba là hoạt động marketing nhằm xây dựng thương hiệu của công ty chưa được chú ý đúng mức. Chính bởi lý do này mà khách hàng chưa biết nhiều tới thương hiệu của công ty. Do đó, tính cạnh tranh của các sản phẩm của công ty còn thấp. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing ở thị trường xuất khẩu. Công việc này hầu hết vẫn do cán bộ ở phòng kinh doanh xuất khẩu phụ trách.
Chi phí dành cho marketing còn thấp (chỉ chiếm 4% trong tổng chi phí vốn năm 2014).
Công ty cần có những đầu tư thỏa đáng hơn.
Nguyên nhân thứ tư là trang thiết bị công nghệ sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu gần 1 nửa là các trang thiết bị đơn giản, số thiết bị hiện đại vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty cần phải đầu tư nâng cấp chất lượng những máy móc chính (máy trộn nguyên liệu, máy ép viên…) để nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá tình sản xuất.
Nguyên nhân thứ năm là công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm của công ty còn lơi lỏng. Vì thế tỉ lệ phế phẩm hay sản phẩm lỗi, hỏng hay tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu vẫn diễn ra. Điều này làm cho các sản phẩm của công ty có phẩm chất và chất lượng chưa cao, phía khách hàng ngước ngoài chưa hài lòng và tăng chí phí kinh doanh xuất khẩu và sản phẩm thiếu tính cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng.
Nguyên nhân thứ sáu là vấn đề quản lý nguyên vật liệu trong công ty còn lơi lỏng khiến cho tình trạng thất thoát nguyên vật liệu diễn ra gây thất thoát, tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân thứ bảy là trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các cán bộ kinh doanh xuất khẩu chưa cao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Như việc đàm phán đơn hàng hay tìm hiểu nghiên cứu thị trường…các cán bộ phụ trách đều chưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
b. Nguyên nhân khách quan
Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông nghiệp của nước ta vẫn chưa phát huy được hiệu quả mong muốn. Vậy nên Bigrfeed Hưng Yên nói riêng và các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung vẫn chưa nhận được những ưu đãi thiết thực do các chính sách hỗ trợ nhà nước mang lại. Mặt khác, chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát của nhà nước gây ra những khó khăn trong việc huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp vẫn phải tự thân vận động trong những hoàn cảnh đầy khó khăn do các nguyên nhân khách quan mang lại.
CHƯƠNG 3