CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích hồi qui
4.3.4 Có sự khác biệt về ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại
4.3.4.1 Kiểm định sự khác biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo giới tính Công cụ sử dụng là phép kiểm định Independent - Sample T-Test; phương thức thực hiện là kiểm định có hay không sự khác biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên của hai tổng thể - mẫu độc lập là hai nhóm sinh viên nam và nữ. Kết quả thể hiện trên phụ lục 3.1 cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.059 > 0.05 và Sig của kiểm định t ở phần Equal variances assumed = 0.011 < 0.05; kết quả thống kê giá trị trung bình của
nhóm sinh viên nữ là 3.4775, của nhóm sinh viên nam là 3.2734 (bảng 4.11). Vì thế, cho phép kết luận sinh viên nữ có có ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại cao hơn sinh viên nam.
Bảng 4.11: Giá trị trung bình về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên nam và sinh viên nữ
Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ydlc Nữ 296 3.4775 .89667 .05212
Nam 256 3.2734 .97367 .06085
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)
4.3.4.2 Kiểm định sự khác biệt biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo hộ khẩu thường trú
Bảng 4.12: Giá trị trung bình về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên các tỉnh và sinh viên có hộ khẩu thường trú tại TP. HCM
Hộ khẩu N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ydlc Các tỉnh 186 3.6685 .95891 .07031
TP. HCM 366 3.2377 .89390 .04672
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)
Áp dụng tương tự như trong trường hợp kiểm định sự khác biệt theo giới tính của sinh viên. Kết quả kiểm định có hay không sự khác biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên của hai tổng thể - mẫu độc lập là hai nhóm sinh viên có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh và TP. HCM thể hiện trên phụ lục 3.2 cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.165 > 0.05 và Sig của kiểm định t ở phần Equal variances assumed = 0.000 < 0.05; kết quả thống kê giá trị trung bình của nhóm sinh viên các tỉnh là 3.6685, của nhóm sinh viên có hộ khẩu tại TP. HCM là 3.2377 (bảng 4.12). Vì thế, cho phép kết luận sinh viên các tỉnh có ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại cao hơn sinh viên có hộ khẩu tại TP. HCM.
4.3.4.3 Kiểm định sự khác biệt biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo năm học
Kết quả kiểm định có hay không sự khác biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên của hai tổng thể - mẫu độc lập là hai nhóm sinh viên năm 1 và sinh viên năm thứ 2, 3, 4 thể hiện trên phụ lục 3.3 cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.033 < 0.05 và Sig của kiểm định t ở phần Equal variances not assumed = 0.000 < 0.05; kết quả thống kê
giá trị trung bình của nhóm sinh viên năm 1 là 3.5762, của nhóm sinh viên năm 2, 3, 4 là 3.0479 (bảng 4.13). Vì thế, cho phép kết luận sinh viên năm 1 có ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại cao hơn sinh viên năm 2, 3, 4.
Bảng 4.13: Giá trị trung bình về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2, 3, 4
Năm học N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ydlc Năm 1 350 3.5762 .85928 .04593
Năm 2,3,4 202 3.0479 .97533 .06862
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)
4.3.4.4 Kiểm định sự khác biệt biệt về ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo loại hình trường đại học
Phương thức thực hiện là kiểm định có hay không sự khác biệt về giá trị trung bình của ba tổng thể - mẫu độc lập được phân loại theo loại hình trường đại học: công lập, bán công và tư thục.
Bảng 4.14: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các nhóm biến
Levene Statistic df1 df2 Sig.
3.359 2 549 .035
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) trên bảng 4.14 cho thấy, giá trị Sig = 0.035 < 0.05. Chứng tỏ có sự không đồng nhất có ý nghĩa thống kê về phương sai của các nhóm biến được xác định theo loại hình trường đại học. Vì thế, thay vì sử dụng ANOVA để kiểm định (do vi phạm giả định), nhóm tác giả sử dụng phép kiểm định KRUSKAL – WALLIS.
Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo loại hình trường đại học bằng KRUSKAL – WALLIS
University N Mean Rank
Ydlc ĐH Kinh tế TP. HCM 245 169.39
ĐH Tài chính - Marketing 134 277.98
ĐH Hoa Sen 173 427.04
Cộng 552
Chi-Square df Asymp. Sig.
Ydlc 267.668 2 .000
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)
Kết quả kiểm định KRUSKAL – WALLIS (bảng 4.15) có Sig = 0.000, giá trị Mean Rank của nhóm sinh viên đại học Kinh tế TP. HCM là 169.39; của sinh viên đại học Tài chính - Marketing là 277.98; của sinh viên đại học Hoa Sen là: 427.04. Chứng tỏ, sinh viên trường đại học Hoa Sen (đại học tư thục) có ý định lựa chọn xe buýt cao nhất, thứ đến sinh viên trường đại học Tài chính – Markting (đại học bán công) và thấp nhất là sinh viên trường đại học Kinh tế TP. HCM (đại học công lập).
Tóm lại, dựa trên các kết quả kiểm định trên đây cho phép kết luận có sự khác biệt về ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên. Nghĩa là, giả thuyết H5 được chấp nhận.