Quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo từ bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh cho đến thiết lập kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, mở rộng chiến lược kinh doanh,...
của toàn bộ doanh nghiệp đều phụ thuộc vào bộ máy quản trị. Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh khoa học phù hợp, có sự phân công, năng động, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý sẽ là nhân tố quan trọng giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Bộ máy quản trị có tốt thì mới tạo lập được cơ cấu tổ chức phù hợp, hiệu quả. Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp. Việc sắp xếp này hợp lý, khoa học sẽ giúp phát huy được tối đa năng lực của từng bộ phận và từng cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó không khí làm việc hiệu quả sẽ bao trùm toàn bộ doanh nghiệp. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về
Footer Page 21 of 161.
chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng không chỉ đem lại sự lãng phí về nhân lực mà còn làm ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh sẽ không cao.
Tài chính doanh nghiệp
Khả năng tài chính sẽ quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Khả năng tài chính, tiêu biểu là vốn kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Vì vậy, trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, xác định rõ cơ cấu vốn hợp lý và chặt chẽ ứng với quy mô và tình hình thực tế của doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ khác nhau.
Công nghệ- Kỹ thuật
Việc đầu tư vào khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại là cần thiết vì trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và ưu việt hơn hẳn những sản phẩm cùng loại. Muốn có được như vậy thì yếu tố máy móc công nghệ là quan trọng và cần thiết hơn cả. Ngoài ra khi áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được một số chi phí không đáng có, đồng thời sẽ cập nhật thông tin một cách nhanh chóng hiệu quả.
Chất lượng và trình độ lao động
Nhân tố con người có vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của công ty. Đối với hoạt động của doanh nghiệp, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu người quản lý có trình độ cao họ sẽ vạch ra được những chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng là một lực lượng quan trọng đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngành kinh doanh sản phẩm CNTT. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi sẽ giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt hơn vì vậy có thể nâng cao độ uy tín cho công ty cao hơn.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Quy mô cơ cấu, thu nhập của dân cư và tập quán tiêu dùng
Quy mô dân cư ảnh hưởng tới lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ được, do đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có hai thị trường tương đồng nhau về cơ cấu dân cư, tập quán tiêu dùng, thu nhập của người dân và mức độ ưa thích sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường đông dân hay quy mô dân cư lớn hơn doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, đem lại doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp.
22
Cơ cấu dân cư và tập quán tiêu dùng cũng có ảnh hưởng tới cơ cấu và khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hoặc với đa số thành phần dân cư tại thị trường nào đó thì doanh thu của doanh nghiệp tại thị trường đó sẽ tăng và ngược lại. Cơ cấu của dân cư còn quyết định cơ cấu của loại sản phẩn tiêu thụ và do mỗi sản phẩm lại có giá bán khác nhau nên nó có ảnh hưởng tới phương hướng tiêu thụ của doanh nghiệp.
Thu nhập của khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết đinh khả năng mua của khách hàng. Nếu khách hàng rất ưa thích một hay nhiều sản phẩm của doanh nghiệp nhưng vì thu nhập của họ quá thấp không đủ để mua sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng không thể tiêu thụ được sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến thu nhập dân cư ở mỗi thị trường để đưa ra chính sách giá và cơ cấu sản phẩm phù hợp với khách hàng ở đó.
Thị trường các yếu tố đầu vào
Nếu thị trường các yếu tố đầu vào có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể chủ động được sản phẩm đầu vào, không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp nhất định nào đó. Đồng thời tại một thị trường có sự cạnh tranh thì mức giá bán là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào một hoặc một số nhà cung cấp thì doanh nghiệp sẽ không chủ động được nguồn hàng, phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, do đó, nhà cung cấp có thể tự ý đẩy giá lên cao làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời do độc quyền về sản phẩm, nhà cung cấp có thể cung cấp hàng không đúng thời gian làm gián đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phát sinh thêm nhiều chi phí dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng đều chịu tác động từ những chính sách kinh tế của Nhà nước. Đó là các chính sách về thuế, lãi suất, quy chế quản lý tài chính hay những ưu đãi, sự bảo hộ của Nhà nước ảnh hưởng lớn đến chi phí lợi nhuận doanh nghiệp.
Điển hình là chính sách thuế, đây là nhân tố khách quan có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như là hiệu quả kinh doanh thông qua thuế xuất. Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu thì thuế nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá vốn hàng bán. Thuế nhập khẩu tăng làm giá vốn hàng bán tăng trong khi giá bán không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng không chỉ làm gia tăng giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mà đôi khi việc khấu
Footer Page 23 of 161.
trừ thuế, hoàn thuế chậm cũng ảnh hưởng không tốt tới việc quay vòng vốn phục vụ quá trình sản xuất của công ty.
Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và giá trị đồng nội tệ ảnh hưởng khá mạnh đến lợi nhuận thực của doanh nghiệp vì lợi nhuận thực là hiệu của lợi nhuận danh nghĩa và mức thay đổi giá trị đồng tiền, đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, các yếu tố về thể chế pháp luật, gồm các yếu tối chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị,... các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách luôn là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.
Các yếu tố về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Công nghệ, cơ sở hạ tầng vĩ mô có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm về CNTT. Đây là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp có thể phát triển được công nghệ kỹ thuật của nội tại doanh nghiệp. Vì vây, công nghệ hóa, hiện đại hóa và cách mạnh công nghệ thông tin phải được Nhà nước chú trọng thực hiện.
24