PHẦN 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC TRẦN MINH
2.2 Thực trang hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tin học Trần Minh
2.2.2 Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản và sự biến động của các chỉ tiêu
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm So sánh
2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối A Tài sản ngắn hạn 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604 842.639.196 31,47
(802.945.624) (22,81) I Tiền và các khoản
tương đương tiền 195.430.133 43.672.000 28.308.439 (151.758.133) (77,65)
(15.363.561) (35,18) II Các khoản phải thu 387.814.138 1.504.263.626 1.361.607.260 1.116.449.488 287,88
(442.656.366) (29,43) III Hàng tồn kho 2.084.524.070 1.971.916.528 1.923.815.586 (112.607.542) (5,40)
(345.084.636) (17,50) IV Tài sản ngắn hạn
khác 9.657.691 213.074 372.013 (9.444.617) (97,79)
158.939 74,59 B
Tài sản dài hạn 0 0 0 0 0 0
0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604 842.639.196 31,47 (802.945.624) (22,81)
( Nguồn : Phòng kế toán)
32 Phân tích tình hình tài sản:
Tài sản của công ty đầu tư cho 100% tài sản ngắn hạn, năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp là 2.677.426.032 đồng. Sang năm 2012 đã tăng 842.639.196 đồng, tương ứng 31,47 %, đạt 3.520.065.228 đồng, đây là mức tăng mạnh do công ty muốn mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 2013 đã giảm xuống thành 2.717.119.604 VNĐ, mức giảm đạt giá trị gần bằng năm 2011. Trong đó, cơ cấu về tài sản dài hạn và ngắn hạn như sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn - Tài sản ngắn hạn:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được trong 3 năm 2011 đến 2013, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty TNHH Tin học Trần Minh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty và đang có xu hướng giảm xuống. Trong năm 2011 con số này là 195.430.133 đồng, chiếm 7,3% trên tổng tài sản. Sang năm 2012, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh 151.758.133 đồng, tương ứng 77,6%. Đây là mức thay đổi khá lớn do những dự án đã thực hiện năm 2011 đặc biệt là dự án nâng cấp máy tính tại công ty Thái Nguyên cần phải huy động lượng tiền mặt lớn để thực hiện. Do vẫn muốn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh nên lượng tiền mặt năm 2013 của công ty tiếp tục giảm xuống còn 28.308.439 đồng, mức giảm ứng với 35,18%, chỉ còn chiếm 0,85% trên tổng tài sản. Có thể thấy lượng tiền mặt liên tục giảm của công ty liên tục giảm như vậy sẽ giúp cho công ty giảm bớt chi phí trong việc dự trữ tiền mặt, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tuy nhiên điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Mặc dù tốc độ giảm lượng tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm xuống nhưng công ty vẫn nên cân nhắc tăng tiền và các khoản tương đương tiền lên nhằm đảm bảo an toàn hơn trong
Footer Page 33 of 161.
quá trình thanh toán. Hơn nữa, dự trữ lượng tiền mặt phù hợp còn giúp có cơ hội kiếm lời qua hoạt động đầu cơ, ví dụ mua khi giá vật liệu xuống và bán ra khi lên giá.
Các khoản phải thu khách hàng: Trong các năm 2011 đến 2013, các khoản phải thu của công ty có sự biến động. Cụ thể, trong năm 2011, con số này là 387.814.138 đồng, sang năm 2012 số tiền này tăng mạnh lên tới 1.504.263.626 đồng, tăng tương ứng với 287,88%, chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản 42,73% . Sở dĩ tăng là do công ty ký kết thêm được nhiều hợp đồng mới thêm vào đó là áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, vì vậy các khoản nợ của công ty Thái Nguyên, công ty cổ phân Giang Mai,... gia tăng. Tuy nhiên, chính sách này cũng có nhiều nhược điểm như: bị khách hàng chiếm dụng vốn, phải tốn thêm chi phí quản lý các khoản phải thu khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng... Vì vậy sang năm 2013, các khoản phải thu đã giảm 442.656.366 đồng so với năm 2012, tương ứng 29,43%, đạt giá trị là 1.361.607.260 VNĐ.
Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu trong năm 2013 là 39,07%, còn tương đối cao vì vậy doanh nghiệp nên thực hiện các chính sách quản lý nợ để thu hồi nợ được nhanh chóng.
Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho năm 2011 là cao 2.084.524.070 đồng chiếm 77,85 % trên tổng tài sản của doanh nghiệp, sở dĩ lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp lại tăng cao vào năm 2011 là do dựa vào một số báo cáo của các chuyên gia về tình hình phát triển của ngành trong những năm tới tăng cao, đồng thời doanh nghiệp mới tìm thêm được nhà cung cấp tốt với giá thành rẻ là công ty cổ phần Thịnh Thái nên doanh nghiệp quyết định đầu tư nhập hàng với số lượng lớn. Việc dự trữ lượng hàng tồn kho cao cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm, trước tình hình đó năm 2012 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa giảm xuống 112.607.542 đồng, tương ứng 5,4%, đạt giá trị là 1.971.916.528 VNĐ và năm 2013, lượng hàng tồn kho đã giảm xuống còn 1.626.831.892 VNĐ chỉ còn chiếm 59,87 % tổng tải sản. Tuy lượng hàng tồn kho cao có thể giúp công ty luôn trong tình trạng sẵn sàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ làm tăng doanh thu, nhưng lượng hàng tồn kho cao sẽ làm phát sinh các chi phí đi kèm, đồng thời đặc biệt là mặt hàng của công ty là các sản phẩm công nghệ thường xuyên được cải tiến và nâng cấp nên doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như cắt giảm một số mặt hàng điện tử mang lại lợi nhuận không cao, dễ bị thay đổi bởi công nghệ mới và tốn kém chi phí bảo quản, lưu kho. Đồng thời, công ty cũng sử dụng nhiều hình thức bán hàng không qua kho.
Tài sản ngắn hạn khác: Được hình thành 100% từ thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, năm 2011 khoản mục này đạt giá trị 9.657.691 đồng, chiếm 0,36% trên tổng tài sản do
34
lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp là khá cao. Tuy nhiên sang năm 2012 lượng tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp giảm xuống còn 213.074 đồng, mức giảm tương đương 97,79% do lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã được giảm đi nên thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm xuống. Tuy năm 2013 có tăng nhẹ lên đến 372.013 đồng, chỉ còn chiếm 0.011% trên tổng tài sản nhưng không có ảnh hưởng mạnh đến quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tài sản dài hạn: Công ty là công ty thương mại chuyên buôn bán linh kiện và các phần mềm tin học nên không sử dụng nhiều đến các tài sản dài hạn. Vì thế tài sản dài hạn công ty hiện dùng đều là do thuê hoạt động, không đầu tư thu mua nên trên bản cân đối kế toán tài sản dài hạn của công ty bằng 0.
Phân tích nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn:
Nhìn tổng quát, nguồn vốn của công ty chủ yếu tập trung vào vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ riêng năm 2012 nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu. Tổng nguồn vốn của công ty năm 2011 là 239.169.022 VNĐ và tăng vào năm 2012 là 3.520.065.228 VNĐ, mức tăng tương ứng 31,47%. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty là 2.717.119.604 VNĐ. Nhìn chung, về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 và năm 2013 đã giảm xuống rõ rệt so với năm 2011, nguồn nợ phải trả gia tăng, cụ thể được biểu hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn
72%
28%
Năm 2011
42%
58%
Năm 2012
46%
54%
Năm 2013
Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
Footer Page 35 of 161.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của các chỉ tiêu
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm So sánh
2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Tương đối Tuyệt
đối Tương đối Tuyệt đối A Nợ phải trả 727.792.627 2.040.708.651 1.479.625.446 1.312.916.024 180,40
(561.083.205) (27,49) I Nợ ngắn hạn 727.792.627 2.040.708.651 1.479.625.446 1.312.916.024 180,40 (561.083.205) (27,49) 1 Vay ngắn hạn 800.000.000 1.300.000.000 900.000.000 500.000.000 62,50 (400.000.000) (30,77) 2 Phải trả cho người
bán 0 812.916.024 650.332.819 812.916.024 100
(162.583.205) (20,00) 3 Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước (72.207.373) (72.207.373) (70.707.373) 0 0
1.500.000 (2,08)
II Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
B Vốn chủ sở hữu 1.949.633.405 1.479.356.577 1.237.494.158 (470.276.828) (24,12)
(241.862.419) (16,35) 1 Vốn đầu tư của chủ
sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 0 0
0 0
2 Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối (1.050.366.595) (1.520.643.423) (1.762.505.842) (470.276.828)
44,77 (241.862.419) 15,91 TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604 842.639.196 31,47
(802.945.624) (22,81) ( Nguồn: Phòng kế toán)
36 Cụ thể :
- Nợ phải trả: trong đó nguồn hình thành nợ được hình thành từ 100% nợ ngắn hạn, công ty không vay nợ dài hạn. Công ty đang theo đuổi chính sách quản lý vốn thận trọng, dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Đây là một chính sách an toàn, có tính ổn định của nguồn vốn cao do sử dụng nguồn dài hạn và đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn vì dùng nguồn dài hạn để mua tài sản ngắn hạn sẽ chưa phải trả nguồn vốn đó ngay.
Nợ ngắn hạn: Năm 2012 có nợ phải trả tăng cao với mức 1.312.916.024 VNĐ, tương ứng với 180,40%, tuy năm 2013, nợ phải trả đã giảm xuống còn 1.479.625.446 VNĐ, tương ứng 27,49% , nhưng chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn tăng để tài trợ mở rộng kinh doanh và một số khoản chiếm dụng vốn, cụ thể như sau:
Vay ngắn hạn: Năm 2011, vay nợ ngắn hạn của công ty là 800.000.000 VNĐ, chiếm 29,88% trên tổng nguồn vốn , đây là số tiền công ty vay của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương Oceanbank . Năm 2012, số tiền này tăng lên thành 1.300.000.000 VNĐ, tương ứng 62,50%, lý do là bởi nguồn tài trợ cho các dự án của công ty còn thiếu, nên công ty phải vay thêm. Tuy năm 2013, nợ ngắn hạn đã giảm xuống 400.000.000 VNĐ còn 900.000.000 VNĐ, chiếm 27,15% trên tổng nguồn vốn. Có thể thấy khoản nợ ngắn hạn vẫn chiếm số lượng khá lớn, mục đích chính của việc đi vay ngắn hạn là nhằm mục tiêu thực hiện dự án Ảo Diệu cho ngân hàng
Phải trả cho người bán: Công ty TNHH tin học Trần Minh luôn là một công ty giữ uy tín cao đối với nhà cung cấp, thanh toán đúng hạn và số lượng đầy đủ cho nhà cung cấp nên năm 2011 khoản nợ phải trả cho người bán của doanh nghiệp bằng 0 VNĐ. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng khiến các khoản thu của khách hàng tăng làm khó khăn cho việc trả tiền hàng cho người bán nên năm 2012, khoản mục này đã tăng 812.916.024 VNĐ. Được hưởng khoản tín dụng này từ người bán sẽ tốt cho doanh nghiệp để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, điều này mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty mà không phải trả lãi vay. Nhưng là doanh nghiệp luôn giữ uy tín lâu năm đối với các bạn hàng nên năm 2013, công ty đã trả nợ làm giảm khoản nợ phải trả cho người bán xuống còn 650.332.819 VNĐ, tương đương 20% so với năm 2012.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước. Năm 2011 và năm 2012 con số này không đổi đều là 72.207.373 VNĐ, nhưng năm 2013 đã tăng lên 1.500.000 VNĐ, chủ yếu là do các khoản tiêu dùng chi cho hoạt động của cán bộ của công nhân viên, như tổ chức các giải đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, nghỉ mát ngày lễ... tăng lên.
Footer Page 37 of 161.
- Vốn chủ sở hữu: năm 2011, tổng số vốn chủ sở hữu tham gia trong nguồn vốn là 1.949.633.405 VNĐ, chiếm 72,81% tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Đây là con số khá lớn, cho thấy tính an toàn và chủ động khá cao trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sang năm 2012, lượng vốn chủ sở hữu tuy đã giảm 470.276.828 VNĐ, tương đương 24,12% so với năm trước. Nhưng năm 2013, lượng vốn này đã giảm đi 241.862.419 VNĐ còn 2.717.119.604 VNĐ, chiếm 45,54% tổng lượng vốn của doanh nghiệp. Như vậy công ty có lượng vốn chủ sở hữu chiếm cao trong tổng toàn bộ lượng vốn có xu hương giảm xuống cho thấy doanh nghiệp không thể đảm bảo cho việc chủ động vốn cho mọi nhu cầu sinh hoạt sản xuất kinh doanh, rủi ro tài chính sẽ tăng.
2.2.3 Phân tích cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn:
Bảng2.4 : Vốn lưu động ròng các năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604
Nợ ngắn hạn 727.792.627 2.040.708.651 1.479.625.446
Vốn lưu động ròng 1.949.633.405 1.479.356.577 1.237.494.158 ( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Có thể nhận thấy thông qua bảng vốn lưu động ròng năm 2011- năm 2013, số lượng vốn lưu động ròng lớn hơn 0, cụ thể: năm 2011 vốn lưu động ròng là 1.949.633.405 VNĐ, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 1.479.356.577 VNĐ, đến năm 2013 đạt giá trị là 1.237.494.158 VNĐ. Tức 1.237.494.158 VNĐ vốn lưu động ròng dư thừ để tài trợ cho nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Có thể giải thích như sau xét về mặt ngắn hạn ta thấy tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn cho thấy nguồn tài sản ngắn hạn không những trang trải cho nợ ngắn hạn mà còn đầu tư được các tài sản khác như tăng hàng tồn kho, mua sắm công cụ dụng cụ, phát triển sản phẩm công nghệ mới,... Xét về mặt dài hạn, công ty không có tài sản dài hạn và nợ dài hạn nên công ty đem toàn bộ vốn tự có của mình ra để trang trải hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này tạo ra sự an toàn và ít rủi ro trong kinh doanh. Nguồn vốn dài hạn ( VCSH ) một phần được sử dụng cho tài sản ngắn hạn, một phần trả nợ vay ngắn hạn. Tuy vốn lưu động đang có xu hướng giảm nhưng nhìn chung công ty vẫn theo đuổi chính sách thận trọng trong nhiều năm, công ty rất hạn chế việc đi vay chỉ sử dụng vốn tự có của mình. Việc duy trì chính sách thận trọng có những mặt thuận lợi như đảm bảo khả năng chi trả, sẵn sàng có nguồn vốn trong quỹ để kịp thời mua nguyên vật liệu, đặc biệt là trong việc giá cả có nhiều biến động. Cụ thể,
38
công ty chuyên về cung cấp thiết bị máy tính, đây là sản phẩm nhanh bị lỗi mốt và mất giá khi có sản phẩm mới ra đời, giá giảm khiến doanh thu giảm, do đó muốn đảm bảo quá trình kinh doanh công ty sẽ phải lấy VCSH ra bù đắp nên việc theo đuổi chính sách thận trọng là khá đúng đắn. Tuy nhiên, việc không đi vay dài hạn mà chỉ sử dụng VCSH chỉ nên duy trì trong một chừng mực nhất đinh.
Nhìn chung vốn lưu động ròng của doanh nghiệp có tính ổn định, thay đổi lượng nhỏ không đáng kể và mức độ an toàn của doanh nghiệp là cao vì nguồn vốn dài hạn thừa để đáp ứng cho cả tài sản ngắn hạn.
2.2.4 Phân tích lưu chuyển tiền thuần trong doanh nghiệp.
Theo bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên ta có thể thấy rõ lượng tiền trong doanh nghiệp tập chung từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính. Trong đó, lượng tiền trong lưu thông từ hoạt động kinh doanh âm, còn dòng tiền thu được từ hoạt động tài chính dương chứng tỏ lượng tiền mà công ty sử dụng chủ yếu đến từ hoạt động tài chính mà chủ yếu là tiền từ đi vay.
Cụ thể, năm 2011 lượng tiền trong lưu thông là âm 699.639.103 VNĐ. Trong đó tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 4.564.825.478 VNĐ nhưng tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ là 4.942.464.581 VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho với số lượng lớn, hàng hóa bị ứ đọng khó tiêu thụ. Sang năm 2012 và 2013 giá trị lượng tiền trong lưu thông của doanh nghiệp có tăng lên nhưng vẫn mang giá trị âm, nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền chi cho nhà cung cấp còn cao so với số tiền thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thế, năm 2012 lưu chuyển tiền thuần trong năm là âm 454.839.216 VNĐ và năm 2013 là âm 304.691.189 VNĐ. Việc dòng tiền lưu động qua các năm đều âm như vậy chứng tỏ dòng tiền chi ra đang lớn hơn dòng tiền thu vào. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã mở rộng chính sách bán hàng, mà không xem xét đến khả năng thu nợ của mình. Khi dòng tiền chi ra lớn hơn thu từ hoạt động kinh doanh thì công ty sẽ lệ thuộc vào các nguồn tài trợ khác để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty.
Để bù đắp cân đối thu – chi từ hoạt động sản xuất kinh công ty phải sử dụng dòng tiền vào chủ yếu từ tiền hoạt động tài chính mà cụ thể ở đây là tiền vay ngắn, dài hạn nhận được. Cụ thể là năm 2011 tiền từ hoạt động tài chính 504.209.012 VNĐ, đến năm 2012 giảm chỉ còn 303.081.083 VNĐ và đến năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 289.327.628 VNĐ. Tuy lượng tiền từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm nhưng nhìn chung vẫn mang giá trị lớn trong tổng lượng tiền lưu thông, điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ giảm xuống nhưng lượng tiền tài trợ từ hoạt động tài chính sẽ ít đi. Hơn nữa nếu điều này sảy ra trong thời gian dài sẽ khiến công ty gặp khó khăn, trong tình huống xấu nhất có thể dẫn đến phá sản
Footer Page 39 of 161.
Bảng2.5: Lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp
Đơn vị tính : VNĐ
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh (699.639.103) (454.839.216) (304.691.189) 244.799.887 (34,99) 150.148.027 (33,01) 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
và doanh thu khác 4.564.825.478 5.493.497.065 5.962.745.144 928.671.587 20,34 469.248.079 8,54 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng
hoá và dịch vụ (4.942.464.581) (5.623.882.221) (5.942.436.333) (681.417.640) 13,79 (318.554.112) 5,66 3. Tiền chi trả cho người lao động (322.000.000) (324.454.060) (325.000.000) (2.454.060) 0,76 (545.940) 0,17 II.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
đầu tư 0 0 0 0 0 0 0
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính 504.209.012 303.081.083 289.327.628 (201.127.929) (39,89) (13.753.455) (4,54) 1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 786.275.989 5.349.123.313 3.111.945.250 4.562.847.325 580,31 (2.237.178.063) (41,82) 2.Tiền chi trả gốc vay (282.066.977) (5.046.042.230) (2.822.617.622) (4.763.975.253) 1.688,95 2.223.424.608 (44,06) Lưu chuyển tiền thuần trong năm (195.430.091) (195.386.461) (15.363.561) 43.671.959 (22,35) 136.394.572 (89,88) Tiền và tương đương tiền đầu năm 390.860.224 195.430.133 43.672.000 (195.430.092) (50,00) (151.758.133) (77,65) Tiền và tương đương tiền cuối năm 195.430.133 43.672.000 28.308.439 (151.758.133) (77,65) (15.363.561) (35,18)
(Nguồn: Phòng kế toán)