Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học Trần Minh (Trang 41 - 49)

PHẦN 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC TRẦN MINH

2.2 Thực trang hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tin học Trần Minh

2.2.5 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Nhóm khả năng thanh toán:

Bảng 2.6: Chỉ tiêu khả năng thanh toán 2011-2013

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Tuyệt đối

2012/2011 2013/2012 Khả năng thanh toán

hiện hành 3,68 1,72 1,84 (1,95) 0,11

Khả năng thanh toán

nhanh 0,81 0,76 0,74 (0,06) (0.02)

Khả năng thanh toán tức

thời 0,27 0,02 0,02 (0,25) 0

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Hệ số thanh toán hiện hành: Nhìn chung chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1. Năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,72 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,72 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 1,95 lần so với năm 2011. Mức giảm mạnh này là do tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn chỉ có 31,47% nhưng nợ ngắn hạn lại là 180,4%, doanh nghiệp đã giải quyết được hàng tồn kho tuy nhiên khoản thu từ khách hàng lại ra tăng. Sang năm 2013,với sự nỗ lực thu hồi các khoản nợ, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đã tăng lên thành 1,84 lần, tăng 0,11 lần so với năm 2012. Như vậy, năm 2013 1 đồng nợ ngắn hạn tới hạn phải trả được đảm bảo bởi 1,84 đồng tài sản ngắn hạn. Sự tăng của khả năng thanh toán hiện hành là dấu hiệu tốt, điều đó cho thấy chính sách của công ty đang thực hiện là hiệu quả. Ngoàn ra với giá trị là 1,84 cho thấy công ty có thể thanh toán được số tiền nợ ngắn hạn khi đáo hạn.

Hệ số thanh toán nhanh: Năm 2011, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,81 lần. Nghĩa là, với 1 đồng nợ ngắn hạn tới hạn phải trả, công ty sẽ có 0,81 đồng tài sản ngắn hạn không tính tới hàng tồn kho để thanh toán. Tới năm 2011, con số này giảm xuống là 0,76 lần, tức là giảm 0,06 lần. Điều này cho thấy, khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn trong năm 2012 giảm so với năm trước. Năm 2013, chỉ tiêu này là 0,74 lần, giảm 0,02 lần sao với năm 2011. Con số 0,74 lần cho thấy, năm 2013 công ty hoạt động có hiệu quả.

điều này được chứng minh là công ty có 0.74 đồng tài sản ngắn hạn không tính tới hàng tồn kho để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, khi thời gian vay kết thúc. Có thể thấy trong ba năm liên tiếp từ 2011 đến 2013, hệ số thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm, điều này đồng nghĩa với việc công ty không thể thanh toán hết nợ khi đáo hạn. Điều này sẽ là bất lợi với công ty, bởi nó sẽ làm giảm uy tín của công ty, đồng thời, cho thấy chính sách quản lý tài sản của công ty không được hiệu quả.

Footer Page 41 of 161.

Hệ số thanh toán tức thời: Qua ba năm 2011, 2012, 2013 ta có thể thấy chỉ tiêu này của công ty là nhỏ hơn 1. Năm 2011, hệ số thanh toán tức thời là 0,27 lần. Sang năm 2012, hệ số này là 0,02 lần, giảm 0,25 lần so với năm trước, có mức sụt giảm lớn như vậy lý do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 giảm 77,65% nhưng nợ ngắn hạn lại tăng 180,4% , đây là mức chênh lệch khá lớn làm cho tỷ lệ đã giảm mạnh. Đến nắm 2013 hệ số này không thay đổi vẫn là 0.02. Điều này cho thấy lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty không đủ để đáp ứng nợ đến hạn thanh toán của công ty.

Công ty nên cân nhắc tăng lượng dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đảm bảo thanh toán tức thời cho mình.

Nhóm khả năng quản lý tài sản : Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.7: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá vốn hàng bán VNĐ 4.665.502.516 5.635.114.123 5.865.193.180 Hàng tồn kho VNĐ 2.084.524.070 1.971.916.528 1.626.831.892

Vòng quay hàng tồn kho Lần 2,24 2,86 3,61

Thời gian quay vòng HTK Ngày 160,85 125,98 99,85

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng ngày càng tăng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn, tuy nhiên chỉ số này còn hơi thấp cho thấy hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều.

Cụ thể, năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là 2,24 lần, tương ứng thời gian vòng quay kho là gần 161 ngày. Như vậy ta có thể thấy chính sách quản lý kho chưa phù hợp, thời gian hàng lưu kho còn lớn, đặc biệt đối với công ty kinh doanh mặt hàng công nghệ thông tin thì yếu tố thời gian luôn được chú trọng do công nghệ luôn thay đổi. Nên năm 2012, doanh nghiệp đã cố gắng đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, làm tăng số vòng quay hàng tồn kho lên 2,85 lần và thời gian quay vòng hàng hóa tồn kho là gần 126 ngày, tiếp đó năm 2013 vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên đến 3,61 lần, vì thế thời gian vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 100 ngày, tuy nhiên đây là khoảng thời gian vẫn tương đối lớn.

Nhưng nhìn chung, giá trị vòng quay hàng tồn kho tăng và thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm là chưa cao nhưng đã có thấy những nỗ lực trong việc quản lý hàng hóa lưu kho của công ty, đồng thời cho thấy khả năng bán hàng của công ty đang tăng, làm giảm chi phí lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

42

Vòng quay các khoản phải thu và chu kỳ thu tiền trung bình

Bảng 2.8: Vòng quay các khoản phải thu và chu kỳ thu tiền trung bình Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần VNĐ 4.564.825.478 5.493.497.065 5.962.745.144 Phải thu khách hàng VNĐ 387.814.138 1.504.263.626 1.061.607.260

Vòng quay khoản phải thu Lần 11,77 3,65 5,62

Thời gian thu tiền trung bình Ngày 30,58 98,58 64,09

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Dự vào bảng số liệu trên ta có thể thấy vòng quay phải thu năm 2011 là 11,77 lần và thời gian thu tiền trung bình là gần 31 ngày. Nhưng sang năm 2012, doanh nghiệp đã áp dụng một số chính sách nới lỏng tín dụng nên vòng quay là 3,65 lần, tương ứng với trung bình khoảng 99 ngày sẽ thu nợ một lần, lâu gấp 3,22 lần so với năm 2011. Tuy năm 2013, hệ số này tăng nhẹ lên thành 5,62 lần nhưng không đáng kể, tương đương 64 ngày.

Như vậy qua bảng trên ta có thể thấy vòng quay phải thu của công ty là không cao, nên thời gian thu tiền trung bình là lớn, công ty nên điều chỉnh lại chính sách thu nợ phù hợp hơn làm tăng vòng q uay phải thu khách hàng, giảm số ngày trung bình thu nợ xuống. Bởi lẽ thời gian thu tiền trung bình lớn, số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều, lượng tiền mặt giảm làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong quá trình kinh doanh và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay vốn ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Vòng quay khoản phải trả và thời gian trả nợ trung bình

Bảng 2.9: Vòng quay các khoản phải trả và thời gian trả nợ trung bình Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá vốn hàng bán VNĐ 4.665.502.516 5.635.114.123 5.865.193.180 Chi phí bán hàng, quản lý VNĐ 339.423.578 328.705.670 340.053.183

Phải trả người bán VNĐ 0 812.916.024 650.332.819

Lương, thưởng, thuế phải trả VNĐ 72.207.373 72.207.373 70.707.373

Vòng quay khoản phải trả Lần 69,31 6,74 8,61

Thời gian trả nợ trung bình Ngày 5,19 53,43 41,83

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Cụ thể:

Năm 2011, vòng quay các khoản phải trả của công ty là 69,31 vòng, tương đương với thời gian trả nợ trung bình gần 5,91 ngày, điều này nghĩa là sau khoảng thời gian là

Footer Page 43 of 161.

gần 6 ngày công ty sẽ thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Đây là khoản thời gian tương đối ngắn, cho thấy doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Sang năm 2012, do giá vốn bán hàng tăng cao 969.611.607 VNĐ so với năm 2011 làm vòng quay các khoản phải trả giảm xuống còn 6,74, thời gian trả nợ trung bình tăng lên đến 53 ngày.

Đến năm 2013, chỉ số vòng quay khoản phải trả có tăng nhẹ lên 8,61 lần, làm thời gian trả nợ trung bình giảm xuống là 42 ngày, nhưng nhìn chung đối với một công ty tin học thì thời gian trả nợ như vậy là tương đối dài. Việc thời gian trả nợ kéo dài có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã giảm đi. Đồng thời, việc công ty thanh toán chậm và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp có thể giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn từ việc thanh toán chậm nhưng có thể làm mất lòng tin đối với nhà cung cấp. Điều này sẽ ảnh hương tích cực đến xếp hạng tín dụng của công ty.

Thời gian quay vòng tiền

Bảng 2.10 : Thời gian quay vòng tiền

Đơn vị tính : Ngày

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời gian quay vòng hàng tồn kho 160,85 125,98 99,85

Thời gian thu tiền trung bình 30,58 98,58 64,09

Thời gian trả nợ trung bình 5,19 53,43 41,83

Thời gian quay vòng tiền 186,24 171,13 122,11

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Thời gian quay vòng tiền cho ta biết được khoảng thời gian ròng kể từ khi chi thực tế đến khi thu được tiền. Thời gian này nhỏ cho thấy khả năng quản lý vốn lưu động tốt.

Tuy nhiên thời gian quay vòng tiền của công ty lại quá cao. Chủ yếu là do thời gian quay vòng hàng tồn kho và thời gian thu tiền trung bình của doanh nghiệp là lớn, việc lưu trữ lâu hàng tồn kho trong công ty và việc nới lỏng tín dụng cho khác hàng đã làm cho thời gian quay vòng tiền chậm trễ. Cụ thể, năm 2011 thời gian quay vòng tiền của công ty là 186 ngày, tuy năm 2012 đã giảm xuống còn 171 ngày nhưng mức giảm này là không đáng kể. Riêng năm 2013, thời gian quay vòng tiền lại giảm mạnh còn 122 ngày. Con số này tiếp tục giảm sẽ là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp, có thể thấy công ty đang quản lý tốt nguồn vốn lưu động của mình. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị thì con số này vẫn tương đối lớn. Công ty cần điều chỉnh chính sách quản lý vốn để thời gian quay vòng tiền giảm trong tương lai.

44 Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản bao gồm ba chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Việc phân tích hiệu xuất sử dụng tài sản cho thấy khả năng quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, từ đó góp phần khắc phục những nhược điểm trong quản lý tài sản của công ty. Tuy nhiên do công ty TNHH Tin học Trần Minh không đầu tư vào tài sản dài hạn nên trong bài khoán luận nghiên cứu viên chỉ phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản.

Bảng 2.11: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần VNĐ 4.564.825.478 5.493.497.065 5.962.745.144

TSNN VNĐ 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604

Tổng tài sản VNĐ 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604

Hiệu suất sử dụng TSNN Lần 1,70 1,56 2,19

Hiệu suất sử dụng tổng TS Lần 1,70 1,56 2,19

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết 1 đồng TSNH tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011,chỉ số này là 1,7 lần, điều này có nghĩa là năm đó, từ 1 đồng tài sản ngắn hạn đã đem lại cho công ty 1,7 đồng lợi nhuận thuần. Sang năm 2012, chỉ số này giảm 0,14 lần, đồng nghĩa với doanh thu thuần thu từ tài sản ngắn hạn cũng giảm, cụ thể là năm 2012, 1 đồng TSNH chỉ tạo ra được 1,56 đồng doanh thu thuần. Tuy mức độ giảm không nhiều so với năm 2011, nhưng cũng cho thấy những chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động không được hiệu quả. Năm 2013, hiệu suất sử dụng của doanh nghiệp là 2,19 lần, tăng 0,63 lần so với năm trước. Như vậy từ 1 đồng tài sản ngắn hạn, công ty đã tạo ra được 2,19 đồng doanh thu thuần, cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang đi lên. Từ bảng số liệu, ta thấy, năm 2013, tài sản ngắn hạn giảm nhưng doanh thu lại tăng, đây có thể coi là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty tăng.

Do công ty không đầu tư vào tài sản dài hạn nên các chỉ số về hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng chính bằng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,7 lần . Tuy đến năm 2012 có giảm xuống thành 1,56 lần nhưng đến

Footer Page 45 of 161.

năm 2013 chỉ số này đã được tăng lên thành 2,19 lần cho thấy những nỗ lực trong việc sử dụng tổng tài sản có hiệu quả của công ty.

Tuy nhiên để mở rộng được công ty, giúp công ty ngày càng phát triển thì việc đầu tư vào tài sản dài hạn là điều cần thiết giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị của mình.

Nhóm hệ số nợ

Hệ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 2.12: Hệ số nợ trên tổng tài sản Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ phải trả VNĐ 727.792.627 2.040.708.651 1.479.625.446 Tổng tài sản VNĐ 2.677.426.032 3.520.065.228 2.717.119.604

Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 27,18 57,97 54,45

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Năm 2011, hệ số nợ trên tổng tài sản là 27,18% cho thấy khoảng 27,18% tài sản của công ty được tài trợ bởi các khoản nợ. Sang đến năm 2012, tỷ số này tăng lên là 57,97%, nguyên nhân là do tổng nợ phải trả đã tăng 180.4% so với năm 2011 trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 31,47%. Việc tỷ số này tăng nhanh đã làm doanh nghiệp phải chi trả 1 khoản tiền lãi tương ứng cho các khoản vay. Vì vậy năm 2013, doanh nghiệp đã cố gắng giảm nợ phải trả xuống còn 1.479.625.446 VNĐ giúp hệ số này giảm nhẹ xuống thanh 54,45%, cho thấy doanh nghiệp đã có tính an toàn cao hơn. Nhìn chung, hệ số này vẫn nằm ở mức cao đặc biệt trong 2 năm 2012 và 2013, điều đó đã làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ. Công ty cần cân nhắc việc sử dụng nguồn vốn từ nợ phải trả để vừa có thế gia tăng được lợi nhuận, lại có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nợ khi tới hạn.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.13: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nợ phải trả VNĐ 727.792.627 2.040.708.651 1.479.625.446 Vốn chủ sở hữu VNĐ 1.949.633.405 1.479.356.577 1.237.494.158

Tỷ số nợ trên VCSH % 37,33 137,94 119,57

( Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tỷ số nợ trên VCSH của năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ hơn 100%, nhưng 2 năm 2012 và 2013 hệ số này lớn hơn 100%. Cụ thể, năm 2011, tỷ số này là 37,33%, điều này có thể hiểu là trong 1 đồng vốn đầu tư của công ty thì số

46

tiền đi vay chiếm tỷ trọng khoảng 37,33%. Điều này cho thấy công ty không phụ thuộc nhiều vào nợ đi vay. Tuy nhiên sang năm 2012, số lượng nợ phải trả tăng mạnh 1.312.916.024 VNĐ, tương ứng với 180.4% so với năm trước đã làm tăng hệ số nợ trên VCSH thành 137,94%. Đây là dấu hiệu không tốt, cho thấy công ty đã phụ thuộc vào các khoản đi vay. Năm 2013, công ty đã cố gắng thanh toán sớm cho nhà cung cấp và một số biện pháp khác giảm vay ngắn hạn nên nợ phải trả đã giảm xuống chỉ cón là 1.479.625.446 VNĐ cũng đã giúp cho hệ số nợ giảm xuống thành 119,57%. Sự giảm hệ số nợ trên VCSH là dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp, tuy nhiên chưa đáng kể. Có thể thấy, công ty đã thay đổi rõ rệt tỷ số này từ năm 2011 so với 2012 và 2013, việc hệ số này lớn hơn 100% cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ thay bằng VCSH như trước kia. Như vậy, tính tự chủ của doanh nghiệp đã giảm xuống, có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi nợ đi vay.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số này cho ta biết lợi nhuận trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp cho lãi vay hay không. Tuy nhiên theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thì doanh nghiệp không phải tiền lãi cho các khoản vay của mình. Do dự án Ảo Diệu thực hiện cho ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương OceanBank đang trong thời gian thi công, sản xuất thử nên không phải tính lãi vay. Thêm vào đó, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tạo thành và các khoản vay khác thì khá bé nên doanh nghiệp không phải trả lãi. Đây là một lợi thế của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm gần đây ta nhận thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là âm, điều đó cho thấy nếu doanh nghiệp phải trả lãi thêm cho các khoản nợ của mình thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp không đủ để bù đắp cho lãi vay, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không được tốt, rủi ro tài chính là cao.

Công ty cần có những chính sách để làm tăng lợi nhuận, tránh nguy cơ phá sản.

Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời đánh giá một cách tổng quát nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho ban lãnh đạo công ty có cơ sở để nhận định tình hình hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định về chính sách kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ( ROS - Return on sales)

Footer Page 47 of 161.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học Trần Minh (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)