2.2. NHẬN DIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
2.2.1. Công tác xây dựng định mức và dự toán chi phí
Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp tại đơn vị không chỉ góp phần kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà còn giúp nhà quản trị một phần nào dự định được giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, công ty chưa tiến hành xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí xác định lợi nhuận. Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa đủ cấu thành giá thành sản phẩm, cũng như chưa có thông tin chính xác cho việc xác định lợi nhuận của lô sản phẩm. Công ty chỉ thực hiện xây dựng định mức chi phí NVLTT dựa trên mẫu mã và kích thước của sản phẩm theo đơn đặt hàng để tính toán chi phí NVLTT cho lô sản phẩm (xem Bảng 2.4).
Chi phí nguyên vật liệu chính (NVLC): dựa vào số lượng, kích thước của chi tiết sản phẩm (xem Bảng 2.3), tính như sau:
[(Chiều dài + mộng) x Chiều rộng x Chiều cao] x Số chi tiết của sản phẩm / tỷ lệ đạt của gỗ x Đơn giá 1 m3 gỗ tinh
Tỷ lệ đạt là tỷ lệ gỗ khối tinh để tạo thành chi tiết sản phẩm, phụ thuộc vào từng loại gỗ, chất lượng gỗ và kết cầu chi tiết sản phẩm (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tỷ lệ đạt của gỗ
Tỷ lệ đạt của gỗ
STT Loại gỗ Chi tiết
loại thẳng (%)
Chi tiết hình cong (%)
1 Bạch đàn 0,46 0,44
2 Keo 0,48 0,473
3 Chò 0,43 0,41
4 Cốc đá 0,47 0,46
5 Sao Cát 0,47 0,46
6 Dầu 0,43 0,41
(Nguồn: Công ty TNHH Tân Phước – năm 2011)
Chi phí nguyên vật liệu phụ (NVLP): dựa vào khối lượng tiêu hao định mức nguyên vật liệu chính và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 m3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ cho 1 m3 gỗ tinh được công ty xây dựng thông qua sự quan sát thực tế nhiều năm sản xuất và thông số của nhà cung cấp vật liệu phụ (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu S phụ
T T
Vật liệu phụ
Bạch đàn, Keo, Cốc đá, Sao cát
Chò, Dầu
1 Dầu nhúng SCC 0,50 lít/m3 0,70 lít/m3
2 Dầu màu
(PM209, PM305 và NC)
0,30 lít/m3 0,4 lít/m3
3 Xăng 92 0,30 lít 0,30 lít
4 Hóa chất tẩm (giữ màu, chống mối, …)
0,20 lít/m3 0,40 lít/m3
5 Các loại vật liệu khác: đinh, ốc, vít, bulong, … tính theo kết cấu chi tiết sản phẩm.
(Nguồn: Công ty TNHH Tân Phước – năm 2011) Công thức tính nguyên vật liệu phụ như sau:
Chi phí NVLP cho 1 sản
phẩm
=
Định mức gỗ tinh (m3) cho 1
sản phẩm x
Định mức NVLP cho 1
m3 gỗ tinh x
Đơn giá NVLP
Công thức (2.1)
Tiêu hao định mức nguyên vật liệu trực tiếp cho một sản phẩm:
Chi phí NVLTT
cho 1 sản phẩm = Chi phí NVLC
cho 1 sản phẩm + Chi phí NVLP
cho 1 sản phẩm Công thức (2.2) Sau đó, tiến hành dự toán chi phí nguyên vật liệu cho một lô sản phẩm:
Chi phí NVLTT cho 1 lô sản
phẩm
=
Định mức chi phí NVLTT cho
1 sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm của 1 lô
sản phẩm
Công thức (2.3)
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của lô sản phẩm 800 cái bàn Java của đơn hàng 01102011 (xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Dự toán NVLTT của lô sản phẩm 800 bàn Java S
T T
Nội dung Định
mức Chỉ tiêu
tính toán Đơn giá Thành tiền (VNĐ)
1 2 3 4 5
6 = 3 x 4 x 5 I Gỗ (m3/ sản
phẩm) 0,0561 800
10.000.000 448.800.000
II Vật liệu phụ
22.252.430
1
- Đinh (cái/ sản
phẩm) 5 800
1.700
6.800.000
2
- Ốc vít (cái/ sản
phẩm) 16 800
1.100
14.080.000
3
- Dầu nhúng (lít/
m3) 0,5 0,0561 x 800
28.300
635.052
4 - Dầu màu (lít/ m3) 0,3 0,0561 x 800
26.500
356.796
5 - Xăng (lít/ m3) 0,3 0,0561 x 800
18.000
242.352
6 - Hóa chất (lít/m3) 0,2 0,0561 x 800
15.400
138.230
Tổng cộng 471.052.430
(Nguồn: Công ty TNHH Tân Phước – năm 2011)
Công tác dự toán chi phí góp phần nâng cao hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Dự toán chi phí chính là xây dựng chi phí kỳ kế hoạch, là cơ sở để ra quyết định kinh doanh, cũng như so sánh kết quả và đánh giá việc thực hiện. Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện dự toán chi phí NVLTT và ước tính chi phí NCTT.
Dự toán chi phí NVLTT: công ty dự toán trên việc xây dựng định mức chi phí NVLTT cho từng lô sản phẩm. Ví dụ, dự toán chi phí NVLTT cho lô
sản phẩm 800 cái bàn Java, kế toán đơn vị thực hiện dựa trên định mức chi phí NVLTT cho một sản phẩm bàn Java (xem Bảng 2.4). Chi phí NCTT được công ty ước tính bằng 10% so với giá trị NVLTT. Ước tính chi phí này không thuyết phục. Chi phí NCTT bị ảnh hưởng bởi đơn giá giờ công. Trong khi đó, chi phí NVLTT không chịu sự tác động của đơn giá giờ công.
Trong điều kiện thuận lợi, công ty sản xuất theo đơn hàng, quy trình công nghệ khép kín và trình độ nhân viên tốt nhưng đơn vị đã không thực hiện dự toán tất cả các chi phí sản xuất và chi phí xác định lợi nhuận. Điều này hạn chế việc dự toán, chi phí sản xuất, không có cơ sở ra quyết định kinh doanh dựa trên giá bán. Đồng thời, việc công ty thiếu các dự toán chi phí sẽ hạn chế việc định lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố cũng như kiểm soát biến động chi phí.
Bảng 2.4: Định mức nguyên vật liệu chính của 01 sản phẩm bàn Java
* Tên sản phẩm: Bàn Java Hình ảnh
* Chủng loại gỗ: bạch đàn
* Số lượng sản xuất: 800 cái
* Lô sản phẩm: 800 cái bàn Java; Đơn hàng: 01102011.
Quy cách (mm) Khối lượng tinh
STT Tên chi tiết Số
thanh Mộng
Dày Rộng Dài Không
mộng Có
mộng
Tỷ lệ
đạt m3
1 Khung bàn dài 6 22 50 930 0,0061 0,0061 0,46 0,0133
2 Khung bàn ngang 6 40 22 50 250 0,0017 0,0019 0,46 0,0042
3 Nan bàn 60 20 10 36 230 0,005 0,0054 0,46 0,0117
4 Chân bàn xếp 1 8 25 45 269 0,0024 0,0024 0,46 0,0053
5 Chân bàn xếp 2 4 40 25 45 358 0,0016 0,0018 0,46 0,0039
6 Chân bàn giữa 4 25 45 718 0,0032 0,0032 0,46 0,007
7 Kiềng chân dài 4 36 22 40 866 0,003 0,0032 0,46 0,0069
8 Kiềng chân ngắn 4 40 22 40 250 0,0009 0,001 0,46 0,0022
9 Kiềng lỗ dù 1 32 22 80 242 0,0004 0,0005 0,46 0,0011
10 Bọ 4 12 60 75 0,0002 0,0002 0,46 0,0005
Tổng: 101 439 0,0246 0,0258 0,0561
(Nguồn: Công ty TNHH Tân Phước – năm 2011)