Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu của

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Tân Phước. (Trang 96 - 102)

CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TÂN PHƯỚC

3.2. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY

3.2.3. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu của

Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đạt được tính khả thi và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm. Từ đó, kế toán có thể xác định lợi nhuận hay lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm.

a. Xây dng tiêu thc phân b chi phí

Mục tiêu xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí là các tiêu thức hân bổ có mối quan hệ với chi phí, đảm bảo tính đại diện của chi phí cần phân bổ, có nghĩa khi sử dụng tiêu thức đó độ chính xác của chi phí sẽ cao hơn lựa chọn tiêu thức khác. Ngoài ra, xây dựng tiêu thức phân bổ phải thuận tiện cho quá trình tính toán. Từ đó, kế toán phân bổ chi phí, xác định lợi nhuận và kiểm soát chi phí theo từng lô sản phẩm.

Các chi phí khả biến cũng như các chi phí trực tiếp là loại chi phí có thể kiểm soát được vì chúng trực tiếp phát sinh cùng với các mức độ hoạt động của công ty. Vấn đề còn lại là các chi phí gián tiếp (thường chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp, chúng phát sinh nhằm phục vụ cho toàn công ty. Vì thế, công ty cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bất biến và những chi phí hỗn hợp cho phù hợp.

Với đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp được phân bổ cho từng lô sản phẩm theo tiêu thức phân bổ: thời gian thực hiện và thời gian sản xuất.

Thời gian thực hiện là thời gian của lô sản phẩm tính theo đơn vị ngày, từ khi bắt đầu sản xuất lô sản phẩm cho đến khi kết thúc hoàn thành đóng gói

lô sản phẩm. Tiêu thức này dùng để phân bổ chi phí bất biến: chi phí khấu hao TSCĐ, lương quản đốc phân xưởng, lương của bộ phận đóng gói, chi phí nhân viên quản lý, chi phí thuê đất, …

Thời gian sản xuất là số giờ công lao động trực tiếp để sản xuất hoàn thành lô sản phẩm, ngoại trừ đóng gói. Tiêu thức này được dùng để phân bổ chi phí hỗn hợp: lương làm thêm giờ, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, điện, nước, …

Việc phân bổ chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp được thực hiện theo Bảng 3.15 và Bảng 3.16.

Phân bổ chi phí đã góp phần phản ánh toàn bộ chi phí (gồm những chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất) ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng lô sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty. Do vậy việc phân bổ chi phí giúp công ty xác định chính xác lợi nhuận của từng lô sản phẩm và tăng cường kiểm soát chi phí hơn so với hiện tại.

Bng 3.15: Phân b định phí và chi phí hn hp cho tng tiêu thc phân b Khi lượng thc hin

Ch tiêu phân b Lô sn phm X

Lô sn phm Y

Lô sn

phm N Tng s

Chi phí phát sinh

Phân b cho các ch tiêu phân b Thời gian thực hiện (ngày) x1 y1 ...n1 x1+y1+..+n1 A A/(x1+y1+…+n1) Thời gian sản xuất (giờ) x2 y2 ...n2 x2+y2+..+n2 B B/( x2+y2+…+n2)

Bng 3.16: Phân b định phí và chi phí hn hp cho tng lô sn phm Lô sn phm X

(x sn phm)

Lô sn phm X (y sn phm)

Lô sn phm N (n sn phm) Ch tiêu phân b S ln

thc hin

Chi phí phân b

S ln thc hin

Chi phí phân b

S ln thc hin

Chi phí phân b Thời gian thực hiện

(ngày)

x1 Ax1/(x1+y1+…+n1) y1 Ay1/(x1+y1+…+n1) ..n1 An1/(x1+y1+…+n1)

Thời gian sản xuất (giờ) x2 Bx2/( x2+y2+…+n2) y2 By2/( x2+y2+…+n2) ..n2 Bn2/( x2+y2+…+n2)

b. Tp hp chi phí sn xut theo yêu cu ca KTQT Đối tượng chi phí sn xut

Đối với đặc điểm của đơn vị sản xuất theo các đơn hàng của khách hàng.

Mỗi đơn hàng có thể gồm nhiều lô sản phẩm khác nhau nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng lô sản phẩm cụ thể, không kể số lượng đơn hàng đó ít hay nhiều, sản phẩm đơn giản hay phức tạp. Với đối tượng này, nhà quản lý có được thông tin chi phí theo từng lô sản phẩm. Hơn nữa, đối tượng sản xuất này cho thấy mong muốn thông tin về lợi nhuận của từng lô sản phẩm, từng đơn hàng sản xuất. Nó là cơ sở giúp công ty lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp.

Phương pháp tp hp chi phí sn xut

Cùng với đặc điểm sản xuất kinh doanh theo đơn hàng, đối tượng chi phí sản xuất là lô sản phẩm thì đơn vị sử dụng hai phương pháp để tập hợp chi phí: phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng để tập hợp các loại chi phí liên quan trực tiếp đến lô sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí khác thuộc chi phí khả biến theo từng lô sản phẩm. Phương pháp phân bổ gián tiếp được sử dụng để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí sản xuất đã được xác định mà không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng: chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng, chi phí CCDC sản xuất, chi phí điện, nước và chi phí vật liệu sản xuất, văn phòng. Hai phương pháp này cho phép tập hợp chi phí để cung cấp những thông tin chi phí theo từng lô sản phẩm. Đây là điều kiện cần cho việc tính giá thành theo lô sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp để tập hợp và xác định chi phí theo từng lô sản phẩm. Khối

lượng nguyên liệu giao nhận sẽ thể hiện qua phiếu xuất kho. Trên phiếu xuất kho thể hiện rõ xuất bao nhiêu và cho lô sản phẩm nào.

Chi phí nhân công trực tiếp được được theo dõi bằng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp để tập hợp và xác định chi phí theo từng lô sản phẩm. Để có thể sử dụng thông tin hiệu quả giờ công lao động sản xuất của người lao động, chi phí này được tập hợp theo từng bộ phận sản xuất và từng lô sản phẩm thông qua bảng chấm công.

Chi phí sản xuất chung gồm chi phí thuộc định phí và chi phí thuộc chi phí hỗn hợp. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, kế toán cần xác định biến phí sản xuất chung. Để tập hợp biến phí sản xuất chung theo từng lô sản phẩm, kế toán phân bổ loại chi phí hỗn hợp cho từng lô sản phẩm theo thời gian thực hiện sản xuất (giờ công) (xem Phụ lục 07). Sau đó, kế toán áp dụng phương trình tương quan dạng y = ax +b của từng loại chi phí (xem phụ lục 04) để xác định biến phí và định phí của từng lô sản phẩm.

c. Tính giá thành theo yêu cu ca KTQT

Sau khi tập hợp chi phí, công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Giá thành sản xuất sản phẩm gồm tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí chi phí sản xuất chung.

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm. Điều này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng về chi phí, giá thành của từng loại sản phẩm giúp cho nhà quản trị ra những quyết định kinh doanh:

bán sản phẩm với giá bán nào phù hợp, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, … Đặc biệt, với thông tin đó đơn vị có thể tiến hành dự toán giá thành sản phẩm và xây dựng cơ sở để đánh giá hoạt động sản xuất của công ty.

Bng 3.17: Giá thành sn phm ca lô sn phm800 bàn Java theo phương pháp trc tiếp

ST

T Ch tiêu Giá thành

01 sn phm (đ)

S lượng

sn phm

Giá thành lô sn phm (đ) 1

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

528.126.556

800

660.158 2 Chi phí nhân công trực tiếp

185.697.078

800

232.121 3 Biến phí sản xuất chung

66.097.316

800

82.622

Tng

779.920.950 974.901

d. Theo dõi chi phí bán hàng và chi phí qun lý doanh nghip Chi phí bán hàng

Việc tập hợp chi phí bán hàng được áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí. Chi phí bán hàng thuộc loại biến phí được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm. Chi phí bán hàng thuộc loại định phí được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng lô sản phẩm (xem Phụ lục 07).

Tập hợp các biến phí: xuất kho vật tư bao bì, nhãn hàng, nhãn đơn vị theo từng lô sản phẩm.

Tập hợp các định phí: tương tự việc tập hợp định phí chi phí sản xuất. Kế toán đơn vị tập hợp toàn bộ chi phí tại bộ phận đóng gói. Tuy nhiên, tại thời điểm đơn vị có thể sản xuất và đóng gói nhiều lô sản phẩm nên kế toán căn cứ thời gian thực hiện đóng gói lô sản phẩm để phân bổ định phí cho từng lô sản phẩm (xem Phụ lục 07).

Việc tập hợp xác định chi phí bán hàng như trên sẽ cung cấp được thông tin chi phí bán hàng cho từng lô sản phẩm giúp nhà quản trị đưa ra những

quyết định kinh doanh phù hợp về giá bán, lợi nhuận của từng lô sản phẩm.

Hơn nữa, việc tập hợp chi phí bán hàng thành chi phí khả biến và chi phí bất biến sẽ giúp nhà quản trị có những quyết định kinh doanh nhanh chóng dựa trên biến động về mức độ hoạt động.

Chi phí qun lý doanh nghip

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí thuộc định phí và chi phí thuộc chi phí hỗn hợp. Chi phí này được tập hợp và phân bổ cho từng lô sản phẩm theo thời gian thực hiện lô sản phẩm (xem Phụ lục 07). Thời gian này được tính từ khi bắt đầu thực hiện lô sản phẩm (ngày xuất kho vật liệu gỗ đầu tiên cho tổ định hình) đến khi hoàn thành đóng gói sản phẩm. Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp đến từng lô sản phẩm sẽ cung cấp được các thông tin chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng lô sản phẩm. Từ đó công ty có những giải pháp thích hợp để tác động đến thời gian sản xuất.

Việc theo dõi chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm góp phần xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp cho từng lô sản phẩm. Từ đó công ty có thể đánh giá kết quả thực hiện và kiểm soát chi phí theo từng lô sản phẩm.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Tân Phước. (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)