1.2. Đặc điểm sinh lý của thỏ
1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của thỏ
Sinh trưởng là một quá trình sinh học rất sinh động, Hammotd (1952) đã mô tả lí thuyết về vai trò dinh dưỡng trong quá trình phát triển các mô bào dựa trên tỉ lệ tiêu hóa các chất đó trong cơ thể động vật. Do đó sự phát triển khác nhau của các mô bào như thần kinh, mô xương, mô cơ, mô mỡ…
Quá trình sinh trưởng là kết quả của sự phân chia tế bào đồng thời cũng là sự tăng thể tích tế bào để tạo sự sống (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992). Sinh trưởng là sự tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều cao, chiều rộng, chiều dài, khối lượng của các bộ phậnvà toàn bộ cơ thể sinh vật dựa trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Các nhà nghiên cứu xem khả năng sinh trưởng của thỏ là sự lớn lên và tăng về khối lượng cơ thể sau khi đẻ ra, còn sự thay đổi chức năng sinh lý là sự phát dục. Phát dục là sự thay đổi về chất lượng, chức năng của cơ thể. Trên cơ sở tác động không ngừng của kiểu gen và ngoại cảnh. Quá trình phát dục diễn ra từ khi trứng được thụ tinh và trải qua nhiều quá trình phức tạp cho đến khi trưởng thành. Hai quá trình sinh trưởng và phát dục luôn đan xen lẫn nhau, làm cho cơ thể con vật ngày càng hoàn chỉnh.
Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thỏ bú mẹ
Sinh trưởng phát triển của thỏ con bú mẹ (từ 1-30 ngày tuổi) chịu tác động ảnh hưởng của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ, vì vậy việc chăm sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và sự phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau khi sinh ra. Nếu thỏ cái không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động dinh dưỡng dự trữ của cơ thể để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức sống đàn con đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ làm cho đàn thỏ con còi cọc, tỉ lệ chết cao.
Con non bú mẹ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài nhất là nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh chúng cần có nhiệt độ thích hợp là 28ᵒC sau đó giảm dần đến 25ᵒC ở 1 tuần tuổi. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn chúng sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỉ lệ chết cao.
Tùy theo giống thỏ, số con/lứa mà khối lượng sơ sinh thay đổi trong khoảng 40-80g. Khi mới sinh thỏ con chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng. Chúng lớn rất nhanh sau 4-5 ngày khối lượng đã tăng gấp đôi, sau 1 tuần toàn thân đã mọc 1 lớp lông mịn và mỏng. Con non mở mắt khi được 9-12 ngày tuổi, số thỏ con trên lứa đẻ càng nhiều thì con non càng lâu mở mắt, sau 2 tuần thỏ con đã thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuy nhiên lượng thức ăn ngoài sữa chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi. Trong giai đoạn này thỏ con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là nhân tố quyết định tốc độ sinh trưởng của thỏ con. Tùy theo tốc độ sinh trưởng phát triển mà thỏ con được cai sữa lúc 25-35 ngày tuổi.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thỏ con sau khi cai sữa
Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn dinh trưởng chậm của thỏ con, đông thời chúng lại thay lông lần đầu (5-8 tuần tuổi) vì vậy đây là giai đoạn chúng khá yếu và dễ mắc bệnh nên cần chú ý các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ tuần thứ 7-11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh hưởng từ con mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng nhanh, khả năng tăng trọng cũng như sự bộc lộ hệ số di truyền về tăng trọng là cao nhất trong giai đoạn này (Szendro, 1978). Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần và bắt đầu phát dục.
Sự phát dục và thành thục về tính của thỏ
Thỏ thường thành thục tính dục ở khoảng 12-16 tuần tuổi tùy theo giống.
Sau 12 tuần tuổi nên nhốt tách riêng con đực và con cái để tránh hiện tượng rối loạn, cắn xé nhau làm giảm tăng trọng trong đàn. Khi thành thục tính dục, thỏ có thể giao phối nhưng tỉ lệ thụ thai thấp và nếu thụ thai ngay lần đầu động dục thường cho kết quả sinh sản kém sau này. Vì vậy trong thực tế người ta thường không cho phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà thường chờ đến 5-6 tháng tuổi khi thỏ đạt khối lượng 75-80% khối lượng trưởng thành thì mới cho phối giống và chuyển sang giai đoạn sinh sản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thỏ
Quá trình sinh trưởng của thỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, giống, phương thức nuôi, yếu tố môi trường, mùa vụ, chế độ chăm sóc, công tác thú y phòng bệnh,…
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền - giống đến sinh trưởng
Theo Rouvier (1980, 1981) hệ số di truyền về tốc độ tăng trưởng hàng ngày trong thời kỳ đầu tiên cai sữa là: h= 0,2 – 0,4. Theo các nhà nghiên cứu tốc độ tăng trưởng từ tuổi sau cai sữa đến tuổi giết thịt không phụ thuộc tuyến tính vào số thỏ con một lứa. Các mối tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và trọng lượng cá thể ở 28 ngày tuổi (thời điểm cai sữa), ở 70 ngày tuổi lần lượt là 0,35 và 0,93. Tương quan di truyền giữa tốc độ tăng trưởng và trọng lượng giết mổ (cân móc hàm ở 11 tuần tuổi) là 0,87.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, thức ăn
Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến sức sinh trưởng của thỏ. Khi cung cấp cho thỏ một chế độ dinh dưỡng cân đối phù hợp và đầy đủ thì thì sức sinh trưởng sẽ đạt tối đa cũng như tiêu tốn đơn vị thức ăn cho một kg tăng trọng sẽ giảm. Riêng thời gian nuôi thỏ hậu bị phải chú ý chế độ dinh dưỡng sao cho thỏ vẫn đủ dinh dưỡng để sinh trưởng mà không bị quá béo vì thỏ hậu bị quá béo sẽ giảm sức sinh sản, cũng cần chú ý không để thỏ quá gầy nếu không khi bước vào sinh sản sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản. Ngược lại khi chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đầy đủ và cân đối thì không những sinh trưởng của thỏ bị chậm lại mà chúng còn chậm thành thục, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh dẫn đến làm giảm sức sản xuất.
Nhiều tác giả cho rằng: thỏ rất mẩn cảm và dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột về ăn uống, chăm sóc, chuồng trại hơn các động vật khác. Đối với rau cỏ trồng dưới nước hoặc rau cỏ nhiễm bẩn rất dễ gây nhiễm bệnh cho thỏ như cầu trùng, sán lá, ký sinh trùng… Do vậy cần chú ý khâu vệ sinh, xử lý thức ăn trước khi cho ăn.
Khả năng chịu bụi của thỏ cũng kém hơn các động vật khác do vậy không nên dùng thức ăn dạng bột cho thỏ ăn. Nếu phải thức ăn dạng bột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa thỏ, dễ gây chết đột ngột ở thỏ. Để khắc phục khó khăn này người ta thường chế biến thức ăn tinh cho thỏ dưới dạng nghiền mảnh hoặc dạng viên. Đường kính lí tưởng của viên thức ăn cho thỏ là 3 - 4 mm và không nên quá 5 mm, chiều dài viên thức ăn không bao giờ quá 8 – 10mm. Theo Machin và cs (1980) thí nghiệm về thức ăn dạng bột nhão (60% bột + 40% nước) chứng minh điều này có thể thực hiện được với điều kiện giữ gìn cẩn thận máng ăn cho sạch.
Thời gian và giờ giấc cho thỏ ăn cũng nên giữ ổn định để tạo thành phản xạ có điều kiện tiết dịch vị tiêu hóa vào thời gian cố định của thỏ. Nếu không giữ được ổn định thời gian cho ăn dễ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa do dịch vị không tiết or tiết ít làm thay đổi quy luật sinh lí. Cần chú ý là thỏ rất thích ăn đêm và có khả năng nhìn rõ thức ăn trong bóng tối do vậy nên cho thỏ ăn tối lúc thích hợp.
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường
Thỏ rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Môi trường thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thức ăn thu nhận của thỏ.
Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng rõ rệt nhất. Thỏ là động vật có nguồn gốc từ nước ôn đới, chúng có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí tăng và nắng nóng kéo dài trên 350C thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Nếu nhiệt độ lên đến 450C thì thỏ sẽ chết trong vòng 1giờ. Nhiệt độ thích hợp cho chúng là 25 – 280C, chúng chỉ có khă năng thích ứng với môi trường ở mức 31 – 400C, trung bình là 39,50C. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhiệt độ tăng từ 5 – 300C
tiêu thụ của thỏ đang lớn giảm 120 – 180 g/ngày với thức ăn viên và tăng từ 330- 390 g/ngày với nước. Một nghiên cứu chính xác hơn về tập tính của thỏ đã cho thấy khi nhiệt độ tăng thì số bữa ăn trong 24h giảm xuống đáng kể. Thỏ non Newzealand ở 100C ăn 37 bữa ăn đặc giảm xuống còn 27 bữa ở 300C. Vậy nếu nhiệt độ tăng lượng thức ăn thu nhận của thỏ sẽ giảm dẫn đến tốc độ sinh trưởng cũng giảm. Theo Ebehart (1980) lượng tiêu thụ thức ăn và nước uống của thỏ đang lợn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến lượng tiêu thụ thức ăn và nước uống
Nhiệt độ xung quanh (00C) 50C 180C 300C
Độ sinh trưởng tương đối (%) 80 70 60
Thức ăn viên tiêu thụ (g/ngày) 158 123 182
Nước tiêu thụ (g/ngày) 328 271 386
Tỷ lệ nước/thức ăn 1,80 1,71 3,14
Tăng trọng bình quân (g/ngày) 37,4 35,1 25,4
(Nguồn: Ebehart, 1980) Để giảm tối thiểu tác hại của nhiệt độ lên sinh trưởng của thỏ thì phải đảm bảo kế hoạch chống nóng hợp lý. Nhà nuôi thỏ phải cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, xung quanh sạch sẽ, không có cây cối um tùm.
Theo Nguyễn Ngọc Nam (2003) nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất cho thỏ sinh trưởng tốt là 25 – 280C, độ ẩm 60 – 70%.
Ngoài nhiệt độ, ẩm độ cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của thỏ. Trong điều kiện ẩm độ cao thỏ sẽ giảm thu nhận thức ăn, nếu kéo dài tình trạng ẩm độ cao thỏ còn dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp hoặc nhiễm các loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột làm giảm tăng trọng. Sự thay đổi đột ngột về độ ẩm ảnh hưởng lớn tới thỏ. Do vậy, nên cố gắng duy trì một chế độ ổn định về độ ẩm, thường là 60 – 65% là tốt nhất.
Để tạo được môi trường tiêu khí hậu phù hợp cho sinh trưởng của thỏ cần phải có hệ thống thông gió khi xây dựng chuồng trại nuôi thỏ đảm bảo các loại khí thải như CO2, NH3, H2S… được thải ra ngoài.
Theo Nguyễn Quang Sức và cs (1984) thì thỏ rất cần thông thoáng, tốc độ lưu chuyển không khí khoảng 0,3m/s là tốt nhất. Thỏ rất sợ gió to, gió lùa mạnh và thẳng dễ làm thỏ bị viêm mũi, cảm lạnh, viêm phổi.
Ảnh hưởng của mùa vụ
Thỏ là động vật xứ lạnh nên chúng có khả năng thích ứng tốt hơn vào mùa lạnh. Thường thỏ sinh trưởng và phát triển vào mùa thu đến mùa xuân còn mùa hè thỏ sinh trưởng giảm hẳn. Do vậy về mùa hè cần chú ý tạo điều kiện thông thoáng tốt nhất cho chuồng nuôi, cung cấp thức ăn tươi mới, sạch, giàu dinh dưỡng. Về mùa đông cũng cần chú ý chuẩn bị thức ăn nhất là dự trữ thức ăn xanh để tránh tình trạng thiếu thức ăn làm giảm sinh trưởng.
Ảnh hưởng của bệnh tật lên sinh trưởng
Tiêm phòng, làm tốt công tác thú y để thỏ sinh trưởng tốt nhất.Thỏ muốn sinh trưởng tốt trước hết phải sạch bệnh, khỏe mạnh. Chúng là loài động vật rất nhạy cảm do vậy cần chú ý đến công tác phòng bệnh, có kế hoạch.