3.1. Năng suất sinh sản
3.1.1. Năng suất sinh sản chung của thỏ trắng New Zealand
Nghiên cứu về khả năng sinh sản của thỏ cái một cách khoa học sẽ giúp ích cho việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Khả năng sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giống và các yếu tố ngoại cảnh…Kết quả về khả năng sinh sản chung của thỏ trắng New Zealand được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Năng suất sinh sản chung của thỏ trắng New Zealand
Chỉ tiêu N Các tham số thống kê
X ± SE Cv(%)
Số con sơ sinh/ổ(con)
50 6.54 ± 0.16 17.53
Số con sơ sinh sống/ổ(con)
50 6.22 ± 0.16 17.58
Số con nuôi/ổ(con)
50 6.34 ± 0.07 8.19
Khối lượng sơ sinh/ổ(g)
50 343.00 ± 8.06 16.61 Khối lượng sơ sinh/con(g)
50 52.59 ± 0.365 4.91 Số con cai sữa/ổ(con)
50 5.8 ± 0.09 11.02
Khối lượng cai sữa/ổ(g)
50 3117.2 ± 51.0 11.58
Khối lượng cai sữa/con(g)
50 543.60 ± 4.62 6.01
Thời gian cai sữa (ngày)
50 29.52 ± 0.125 3.00 Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
50 35.90 ± 0.340 6.69
Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ(%) 50 95.39 ± 1.18 8.77
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa(%) 50 91.76 ± 1.36 10.51
- Tổng s
- ố con sơ sinh/ổ (con):
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số lượng trứng rụng được thụ thai, sự phát triển của bào thai, kỹ thuật và phương thức phối giống. Số con đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số trứng rụng, số hợp tử được hình thành và khả năng thụ thai của thỏ mẹ. Tổng số con sơ sinh/ổ là tổng tất cả số con sơ sinh bao gồm số con đẻ ra còn sống, số con đẻ ra bị chết và chết lưu.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy số con sơ sinh/ổ của thở trắng New Zealand là 6.54 con/ổ. Nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển và cs (2006) cho biết, tổng số con sơ sinh/ổ của thỏ trắng New Zealand là 5.74 con. Qua nghiên cứu này, chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ cao hơn. Điều này thể hiện trình độ kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ cái mang thai, chất lượng đực giống
- Tổng số con sơ sinh sống/ổ (con):
Đây là tổng số con sơ sinh sống sau khi thỏ mẹ đẻ xong con cuối cùng. Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và kỹ thuật trợ sản tại trại. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, số con sơ sinh sống của thỏ trắng New Zealand là 6.22 con/ổ. Nghiên cứu của Trần Văn Chính và Lê Thị Thu Hồng (2007) cho biết, tổng số con sơ sinh còn sống/ổ là 6.88 con/ổ. Theo Đinh Văn Bình và cs (2003) số con sơ sinh còn sống của thỏ New Zealand là 7,33 con. Theo Mai Thi Thơm và cs (2008) là 7,73 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trước đó.
Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng từ môi trường, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng của người chăn nuôi hay chất lượng đàn thỏ bị suy thoái ... mà có sự sai khác. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lin và cs (2008) số con sơ sinh còn sống/ổ của thỏ Đen là 6,03 con/ổ và thỏ Xám là 5,92/ổ con. Như vậy tuy bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, song so với các giống thỏ nội thì thỏ New Zealand vẫn cho năng suất cao hơn.
- Số con cai sữa/ổ (con):
Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của thỏ con theo mẹ, chất lượng và hiệu quả sử dụng sữa từ thỏ mẹ. Đồng thời chứng tỏ được khả năng nuôi con khéo của thỏ cái trong thời gian nuôi con và chăm sóc thỏ con theo mẹ. Đây là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và tác động của ngoại cảnh. Trong thời gian này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho thỏ con là từ sữa mẹ, lượng thức ăn thu nhận từ ngoài vào là rất ít (do hệ tiêu hóa của thỏ con còn chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hóa thức ăn còn kém). Đồng thời, nếu quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn con ở giai đoạn này không tốt dễ dẫn đến thỏ con bị chết nhiều từ đó làm giảm số lượng thỏ con cai sữa/ổ, chú trọng cho thỏ con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Bảng 3.1 cho thấy, số con cai sữa/ổ (con) của thỏ trắng New Zealand là 5.8 con. Theo nghiên cứu của Trần Văn Chính, Lê Thị Thu Hồng (2007), số con cai sữa/ổ là 6.39 con/ổ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu trước đó, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường, khí hậu, vùng miền, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn nuôi ...
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg):
Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của thỏ mẹ trong thời gian nuôi con. Khối lượng này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi thỏ cái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khối lượng cai sữa/con, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ mẹ, thỏ con trong thời gian bú sữa để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho thỏ con và nó còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa.
Dựa vào bảng 3.1, khối lượng cai sữa/ổ của thỏ trắng New Zealand là:
3117.2 g. Theo Nguyễn Kim Lin và cs (2008) khối lượng cai sữa/ổ của thỏ Đen là 2618g và thỏ Xám là 2470 g. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với giống nội.
- Khối lượng cai sữa/con (g):
Khối lượng cai sữa/con đánh giá chủ yếu về khả năng tiết sữa của thỏ mẹ có đều và tốt hay không. Bảng 3.1 cho thấy, khối lượng cai sữa/con của thỏ trắng New Zealand là 543.60g/con. Theo báo cáo của Kochl (1981) trên đàn thỏ New Zealand nuôi tại trang trại Pháp khối lượng trung bình của thỏ còn sống đến cai sữa là 600g/con, cao hơn kết quả chúng tôi theo dõi trên đàn New
Zealand. Điều này có lẽ có sự sai khác nhau về chất lượng con giống, về điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Theo Vương Trung Hiếu (2006) thỏ cái mang thai và cho con bú cần cung cấp tối đa chất đạm và năng lượng. Đây có lẽ là lý do chính làm khối lượng trung bình của thỏ đến cai sữa vẫn còn thấp.
- Thời gian cai sữa (ngày): là tuổi của thỏ con tại thời điểm tách mẹ để đuổi riêng. Thời gian này ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu số lứa/nái/năm cũng như năng suất sinh sản của đàn thỏ, vì nếu có thể rút ngắn được thời gian cai sữa thì có thể tăng năng suất sinh sản của thỏ cái.
Dựa vào số liệu theo dõi trong bảng 3.1 cho thấy, thời gian cai sữa thỏ con của thỏ trắng New Zealand là 29.52 ngày. Theo nghiên cứu của Trần Văn Chính, Lê Thị Thu Hồng (2007), thời gian cai sữa của thỏ trắng New Zealand là 30.96 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu trước đó. Điều này thể hiện được chất lượng sữa của thỏ mẹ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thỏ mẹ trong thời gian cho con bú là tương đối tốt.
- Tỷ lệ nuôi sống (%):
Tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ giữa số con sống đến cai sữa so với số con để nuôi. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng nuôi con của thỏ mẹ cùng kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc của cơ sở chăn nuôi.
Qua bảng 3.1, tỷ lệ nuôi sống lợn con đến khi cai sữa ở thỏ trắng New Zealand là 91.76 %. Theo nghiên cứu của Trần Văn Chính, Lê Thị Thu Hồng (2007), tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của thỏ trắng New Zealand là 93.64%.
3.1.2. Năng suất sinh sản của thỏ trắng New Zealand qua các lứa đẻ
Năng suất sinh sản của thỏ cái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào các lứa đẻ. Năng suất sinh sản ở các lứa đẻ khác nhau là khác nhau.
Khả năng sinh sản của nái đẻ thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở các lứa đẻ 3, 4, 5 và ổn định ở các lứa đẻ tiếp theo rồi sau đó giảm dần ở lứa đẻ thứ 8 trở đi.
- Số con sơ sinh/ổ:
lứa 1 lứa 2 lứa 3 lứa 4
0 1 2 3 4 5 6 7 8
con
số con sơ sinh/ổ số con sơ sinh còn sống/ổ số con để nuôi/ổ số con cai sữa/ổ
Biểu đồ 3.1: Các chỉ tiêu về số con qua các lứa đẻ của thỏ trắng New Zealand
Kết quả này cho thấy, số con sơ sinh/ổ của thỏ trắng New Zealand tăng dần từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 và đạt đỉnh cao tại lứa thứ 3 sau đó có sự giảm nhẹ, điều này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.1.
Phùng Thị Vân và cs (2001) cho rằng, số con sơ sinh/ổ tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4, thứ 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 10. Như vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi tương đối phù hợp với quy luật sinh sản bình thường của thỏ cái.
- Số con sơ sinh sống/ổ:
Bảng 3.2: Số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (con)
Lứa Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1
5 5.600 ± 0.245 9.78
2
11 5.909 ± 0.368 20.66
3
19 6.421 ± 0.268 18.22
4
15 6.400 ± 0.254 15.40
Trung bình 50 6.220 ± 0.155 17.58
Số con sơ sinh sống/ổ của thỏ trắng New Zealand từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4 lần lượt là 5.6; 5.909; 6.421; 6.4 con, tuy nhiên sự sai này không có ý nghĩa thống kê hay số con sơ sinh sống/ổ không chịu sự ảnh hưởng của lứa đẻ (P> 0,05).
Kết quả cho thấy, số con sơ sinh sống/ổ tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4. Như vậy, số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất là thấp nhất, sau đó tăng dần và ổn định ở các lứa tiếp theo, điều này thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.1.
- Tỷ lệ sơ sinh sống:
Tỷ lệ sơ sinh sống từ lứa 1 đến lứa 4 tổ hợp lai F1 (L x Y) x PiDu lần lượt là 93,09; 92,25; 94,48; 95,37; 93,56 và 93,03 %, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê do P > 0,05 hay tỷ lệ sơ sinh sống không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ.
Bảng 3.3: Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (%) Lứa
Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1 5 97.14 ± 2.86 6.58
2 11 92.79 ± 3.75 13.40
3 19 95.08 ± 1.77 8.12
4 15 97.10 ± 1.56 6.23
Trung bình 50 95.39 ± 1.18 8.77
Tỷ lệ sơ sinh sống từ lứa 1 đến lứa 4 của thỏ trắng New Zealand lần lượt là 97.14; 92.79; 95.08; 97.10 %, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê do P > 0,05 hay tỷ lệ sơ sinh sống không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ.
Qua bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sơ sinh sống /ổ cao nhất ở lứa 1 sau đó giảm nhẹ ở lứa 2 và tăng dần đến lứa 4. Sự biến đổi này có thể do ảnh hưởng của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ cái trong thời kỳ mang thai, hoặc có thể do thời tiết, chất lượng tinh dịch.
- Số con để nuôi/ổ:
Bảng 3.4: Số con để nuôi/ổ qua các lứa đẻ (con)
Lứa Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1 5 5.800 ± 0.200 7.71
2 11 6.364 ± 0.152 7.93
3 19 6.421 ± 0.116 7.90
4 15 6.400 ± 0.131 7.92
Trung bình 50 6.3400 ± 0.0735 8.19
Số con để nuôi/ổ phụ thuộc vào số con đẻ ra còn sống/ổ, độ đồng đều của đàn thỏ con sơ sinh, chất lượng bầu vú và khả năng tiết sữa nuôi con của thỏ mẹ.
Qua bảng 3.4 ta thấy số con để nuôi/ổ từ lứa 1 đến lứa 4 của thỏ trắng New Zealand lần lượt là 5.8; 6.364; 6.421; 6.4 con, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê vì P < 0,05. Từ đó ta thấy, số con để nuôi là tương đương nhau và phụ thuộc vào lứa đẻ của nái mẹ.
- Khối lượng sơ sinh/con:
Đây là chỉ tiêu quan trọng có thể đánh giá khả năng nuôi con khéo của thỏ mẹ, khả năng sinh trưởng và phát triển của bào thai cũng như sự phát triển của thỏ con sau này. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Khối lượng sơ sinh/con qua các lứa đẻ (g)
Lứa Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1
5 49.114 ± 0.895 4.07
2
11 53.930 ± 0.649 3.99
3
19 52.591 ± 0.607 5.03
4
15 52.780 ± 0.524 3.84
Trung bình
50 52.594 ± 0.365 4.91
Qua số liệu thu được trong bảng 3.5 ta có, khối lượng sơ sinh/con từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 6 lần lượt là 49.114; 53.930; 52.591; 52.780 g. Từ đó, khối lượng sơ sinh/con qua các lứa đẻ biến động không lớn, chỉ tiêu này thấp ở lứa thứ nhất, sau đó có xu hướng tăng dần và tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo và không phụ thuộc vào lứa đẻ. Điều này được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.2.
lứa 1 lứa 2 lứa 3 lứa 4 0
500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
g
khối lượng sơ sinh/ổ Column1
Biểu đồ 3.2. Các chỉ tiêu về khối lượng của thỏ trắng New Zealand
- Thời gian cai sữa:
Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lượng thỏ con, chất lượng của sữa mẹ. Muốn đàn con phát triển bình thường sau khi tách mẹ, người chăn nuôi cần chú ý tới việc tập ăn cho thỏ con (khoảng 15-20 ngày tuổi) và điều kiện chăn nuôi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Qua thời gian theo dõi, chúng tôi thu được số liệu và trình bày ở biểu đồ 3.3
Dựa vào số liệu trong biểu đồ 3.3ta thấy, thời gian cai sữa từ lứa 1 đến lứa 4 của thỏ trắng New Zealand lần lượt là 29.6; 29.455; 29.623; 29.4 ngày. Từ trên, ta thấy thời gian cai sữa ít biến động.
lứa 1 lứa 2 lứa 3 lứa 4 0
5 10 15 20 25 30 35 40
ngày
thời gain cai sữa Column1
Biểu đồ 3.3. Thời gian nuôi con, khoảng cách lứa đẻ của thỏ trắng New Zealand
- Số con cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá sự khéo léo nuôi con, chất lượng sữa của thỏ mẹ, điều kiện chăn nuôi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại chăn nuôi. Đồng thời cũng là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế sau một lứa đẻ của thỏ cái vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới số con cai sữa/nái/năm.
Số con cai sữa/ổ của thỏ trắng New Zealand từ lứa 1 đến lứa 4 tương ứng là 5.4; 5.636; 5.842; 6.0 con và không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ (P > 0,05).
Bảng 3.6: Số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ (con)
Lứa Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1 5 5.400 ± 0.245 10.14
2 11 5.636 ± 0.152 8.95
3 19 5.842 ± 0.158 11.78
4 15 6.000 ± 0.169 10.91
Trung bình 50 5.8000 ± 0.0904 11.02
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa từ lứa thứ nhất đến lứa 4 lần lượt là 93.33;
89.17; 91.10; 93.97; % và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê vì P >
0,05. Qua số liệu thu được ta thấy, tỷ lệ này ít biến đổi và không chịu ảnh hưởng bởi các lứa đẻ. Tỷ lệ nuôi sống qua các lứa đẻ được trình bày qua biểu đồ 3.4
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ngoài phụ thuộc vào khả năng nuôi của thỏ mẹ còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi của công nhân và kỹ thuật tại cơ sở chăn nuôi (đứng chuồng, điều trị). Qua biểu đồ 3.4 ta thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không phụ thuộc vào lứa đẻ của lợn nái mẹ.
lứa 1 lứa 2 lứa 3 lứa 4 84
86 88 90 92 94 96 98
%
tỷ lệ sơ sinh sống Column1
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của thỏ trắng New Zealand
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, khả năng thu nhận của thỏ con và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ cái trong giai đoạn nuôi con và thỏ con trong giai đoạn theo mẹ.
Khối lượng cai sữa/ổ của thỏ trắng New Zealand từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là 2720;
3012; 3171.1; 3258.7 g. Chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 3.7 và biểu đồ 3.2 Bảng 3.7: Khối lượng cai sữa/con qua các lứa (g)
Lứa
Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1 5 2720 ± 123 10.10
2 11 3012 ± 104 11.46
3 19 3171.1 ± 72.9 10.02
4 15 3258.7 ± 92.8 11.03
Trung bình 50 3117.2 ± 51.0 11.58
Từ bảng 3.7, khối lượng cai sữa/ổ ở lứa thứ nhất là thấp nhất, cao nhất ở lứa thứ 4, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này cho thấy khối lượng cai sữa không phụ thuộc vào lứa đẻ của nái mẹ.
- Khối lượng cai sữa/con (kg):
Chỉ tiêu này ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của thỏ nuôi thịt. Khối lượng cai sữa của thỏ con càng cao thì thỏ sẽ càng sinh trưởng và phát triển tốt.
Dựa vào đó ta còn đánh giá được sự chăm sóc, nuôi dưỡng đàn thỏ trong giai đoạn nái nuôi con và thỏ con theo mẹ. Cần chú ý tới việc tập cho thỏ con ăn sớm (15-20 ngày tuổi) vì nó giúp rút ngắn thời gian theo mẹ, từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi. Khối lượng cai sữa/con được trình bày tại bảng 3.9
Bảng 3.8: Khối lượng cai sữa/con qua các lứa đẻ (g)
Lứa Các tham số thống kê
n X ± SE Cv (%)
1 5 504.00 ± 8.12 3.60
2 11 533.64 ± 7.66 4.76
3 19 548.95 ± 7.05 5.59
4 15 557.33 ± 8.53 5.93
Trung bình 50 543.60 ± 4.62 6.01
Từ bảng 3.9 ta có, khối lượng cai sữa/con của thỏ trắng New Zealand từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là 504.00; 533.64; 548.95; 577.33 g, tuy nhiên sự sai này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khối lượng này thấp nhất ở lứa 1, tăng dần từ lứa 2 đến lứa 4. Có sự sai khác này có thể do quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở chăn nuôi.