Năng suất sinh trưởng của thỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của thỏ trắng new zealand nuôi tại trang trại của ông phùng văn toản, xã sơn đông – sơn tây – hà nộ (Trang 67 - 73)

Chế độ nuôi dưỡng thỏ sinh sản được thể hiện ở bảng 3.10 . Tại trang trại gia đình ông Phùng Văn Toản sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên tổng hợp để cung cấp dinh dưỡng cho thỏ.

Thành phần dinh dưỡng của loại cám hỗn hợp: trang trại sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên của công ty TNHH dinh dưỡng Âu Châu.

Bảng 3.9: Thành phần dinh dưỡng loại thức ăn hỗn hợp sử dụng

Dinh dưỡng T-02 T-01

Độ ẩm (%) max 13 13

Đạm thô (%) min 18 16

Xơ thô (%) max 15,5 15,5

Ca (%) min-max 0,5-1,2 0,5-1,2

Photpho tổng số (%) min-max 0,5-1,6 0,5-1,6

Lysine tổng số (%) min 0,6 0,75

Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,2 0,2 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) min 2600 3000 Nái đẻ và nái nuôi con:

Chuẩn bị ổ đẻ: Trước khi đẻ 2 ngày, thỏ được chuyển từ lồng chửa sang lồng đẻ và bắt đầu chế độ dinh dưỡng cho thỏ nuôi con. Trước khi chuyển nái sang, lồng phải được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ và để khi ráo.

Chăm sóc thỏ khi đẻ: Khi thỏ có biểu hiện sắp đẻ (đứng nằm không yên, cắn lông) thì chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và ổ đẻ. Tiến hành vặt lông ở bụng cho thỏ để kích thích tuyến sữa của thỏ phát triển và giúp thỏ con bú dễ dàng hơn. Sau ngày đẻ, tiến hành điều chỉnh thức ăn đến khi đạt 120g/con/ngày thì dừng lại và duy trì. Tùy theo thể trạng của thỏ mẹ, khối lượng và chất lượng của thỏ con, điều kiện thời tiết để điều chỉnh thức ăn tăng lên hay giảm đi cho phù hợp (mùa hè có thể cho ăn ít hơn so với mùa đông). Tiến hành ghép đàn sớm nhất có thể để đảm bảo số thỏ con để lại nuôi không quá số vú của thỏ mẹ, những thỏ cái đẻ

nhiều có thể chuyển bớt con sang cái khác để nuôi. Nếu thỏ bỏ ăn, tiến hành cung cấp chất điện giải cho thỏ mẹ.

Chăm sóc thỏ con: Khi thỏ con đẻ ra nhẹ nhàng nhặt thỏ con lên, bóc bỏ màng (nếu có), lau sạch chất nhờn tại mắt, mũi, miệng và toàn thân thỏ con bằng khăn mềm rồi đặt thỏ con vào ổ đẻ đã được lót rơm đã được sát trùng sẵn và lông của thỏ mẹ để giữ ấm cho thỏ con. Khi thỏ được 3-5 ngày tuổi nhỏ ecoli bằng kháng thể ecoli (3 giọt/con). Thỏ con được 15-20 ngày tuổi cho uống phòng cầu trùng bằng hanzuril-50 (3 giọt/con). Quan sát cẩn thận, điều trị kịp thời những đàn bị tiêu chảy (tiêm Chloterason 0,2-0,5cc/con khi thỏ bị tiêu chảy).

Đối với đàn thỏ con khi bị tiêu chảy nặng khi vẫn đang theo mẹ, tiến hành bắt thỏ con riêng ra, sát trùng sạch ô lồng đó và sát trùng sạch cơ thể mẹ đặc biệt là bầu vú.

Khi thỏ con được 30-35 ngày tuổi tiến hành cai sữa, thỏ con sẽ được giữ nguyên tại lồng, thỏ mẹ được bắt xuống ô chờ phối, thỏ con được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp T-02 (có thể pha thêm chất điện giải vào cám hoặc nước uống) trong tuần đầu tiên sau khi tách mẹ. Từ tuần thứ 2 trở đi, chúng tôi chuyển dần từ thức ăn hỗn hợp T-02 sang thức ăn hỗn hợp T-01 để phù hợp với giai đoạn phát triển của thỏ.

3.2.2. Sinh trưởng tích lũy

Trong chăn nuôi thỏ sinh sản, giai đoạn hậu bị là giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn này chuẩn bị cho thỏ khả năng sinh trưởng và phát triển tốt và có thể mang lại năng suất sinh sản cao. Vì vây, cần giữ cho tốc độ sinh trưởng của thỏ ở mức trải đều trong quá trình sống, đảm bảo cho sự phát triển cá đắc tính sinh lý hài hòa và cân bằng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của thỏ tại các thời điểm được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.10: Sinh trưởng tích lũy (g)

Ngày tuổi X̅ ± SE Cv%

20 278.20 ± 2.96 7.54

30 543.60 ± 4.62 6.01

60 1153.2 ± 17.2 10.57

90 2093.4 ± 11.2 3.80

120 2617.2 ± 9.13 2.47

Sinh trưởng tích lũy của thỏ New Zealand qua bảng 3.11 được tính là khối lượng cơ thể tích lũy được trong khoảng thời gian 30 ngày một. Kết quả từ bảng cho thấy sinh trưởng tích lũy của thỏ tăng qua tất cả các giai đoạn theo dõi. Ở giai đoạn đầu từ 30 đến 90 ngày tuổi thì sinh trưởng tích lũy của thỏ tăng đều và nhanh. Trong khoảng thời gian 60 ngày này khối lượng của thỏ tăng từ 543.6g lên 2093.4g. Ở giai đoạn sau từ 90 đến 120 ngày khối lượng sinh trưởng tích lũy tăng từ 2093.4g lên 2617.2g, như vậy khối lượng trong 30 ngày này chỉ tăng lên 523.8g.

Tại thời điểm 30 ngày tuổi (thời gian thỏ con cai sữa), lượng sữa thỏ mẹ giảm để chuẩn bị cho lứa đẻ sau, đồng thời thỏ có thể vừa chửa vừa nuôi con.

Khối lượng thỏ con ở 30 ngày tuổi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh trưởng tích lũy của thỏ con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của thỏ mẹ. Qua bảng 3.11 cho thấy khối lượng của thỏ Newzealand ở 30 ngày tuổi là 543.6g/con. Theo Đinh Văn Bình (2003), khối lượng thỏ ở 30 ngày tuổi là 610g/con. Theo Mai Thị Thơm và cs (2008), khối lượng 30 ngày của thỏ

Newzealand là 523g. Theo Dương Xuân Tuyển và cs (2006), khối lượng 30 ngày tuổi là 503.1g. Như vậy kết quả của chúng tôi ở bảng 3.11 là tương đương với kết quả nghiên cứu trước đó.

Tại thời điểm 90 ngày tuổi khối lượng thỏ Newzealand theo nghiên cứu của chúng tôi đạt 2093.4g. Theo nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2003) khối lượng thỏ Newzealand tại thời điểm 90 ngày là 2700g, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Theo Dương Xuân Tuyển và cs (2006), khối lượng thỏ trắng New Zealand là 2146.5g. Cũng theo Mai Thị Thơm và cs (2008) khối lượng thỏ Newzealand tại cùng thời điểm có khối lượng là 2658g. Nguyên nhân kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trên có thể do phẩm chất giống bị suy giảm, do thái hóa giống hay cũng do điều kiện tự nhiên, vùng miền, .... Tuy nhiên so với các giống thỏ lai của Việt Nam theo Dương Xuân Tuyển và cs (2006) khối lượng trong giai đoạn này của thỏ lai là 1850.9g.

Vậy khối lượng của thỏ Newzealand cao hơn nhiều so với các giống thỏ lai.

Đến 120 ngày (thời gian gần với thời gian thỏ động dục lần đầu) khối lượng trung bình của thỏ đạt 2617.2g. So với kết quả của Mai Thị Thơm và cs (2008) khối lượng của thỏ Newzealand cùng giai đoạn là 2933g. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn.

3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối

Từ kết quả sinh trưởng tích lũy, để đánh giá chính xác khả năng sinh trưởng của thỏ chúng tôi tiến hành xác định tốc độ sinh trưởng tuyệt đối. Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng về khối lượng của cơ thể vật nuôi trong một đơn vị thời gian. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ (g)

Giai đoạn X̅ ± SE Cv%

20-30 265.40 ± 4.00 10.66

30-60 609.6 ± 14.9 17.25

60-90 940.2 ± 12.8 9.60

90-120 523.8 ± 13.3 18.02

Qua bảng 3.12 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của thỏ qua các giai đoạn tăng trong giai đoạn sau 20-90 ngày tuổi, sau đó giảm trong giai đoạn 90-120 ngày tuổi. Trong giai đoạn từ 60-90 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối của thỏ đạt giá trị cao nhất là 940g.

Ở giai đoạn 60-90 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của thỏ Newzealand đạt cao nhất vì trong giai đoạn này sự phát triển của các khối mô và cơ là mạnh nhất. Theo Mai Thị Thơm và cs (2008) sinh trưởng tuyệt đối của thỏ Newzealand ở cùng thời điểm là 879g như vậy so với kết quả nghiên cứu của tác giả đưa ra thì kết quả của chúng tôi cao hơn.

Sau 90 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối bắt đầu có xu hướng giảm nhanh.

Ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối của thỏ Newzealand chỉ con 523.8g. Vì vậy trong chăn nuôi thỏ với mục đích lấy thịt thì người ta thường xuất bán ở giai đoạn 90 ngày tuổi. Vì sau giai đoạn này thỏ bắt đầu sinh trưởng chậm, tiêu hao nhiều thức ăn, đồng thời chúng phát triển mạnh về sinh dục.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của thỏ trắng new zealand nuôi tại trang trại của ông phùng văn toản, xã sơn đông – sơn tây – hà nộ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w