Chương 3: Phân tích, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Tổng Công ty rượu – bia – nước giải khát Hà Nội (Habeco)
3.1. Đề xuất nhóm giải pháp về quản lý (quản lý hành chính, hợp lý hoá chế độ vận hành,…
3.1..1. Quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Để đảm bảo hiệu suất sử dụng năng lượng tiết kiệm tối đa mức tiêu hao cần phải liên tục quản lý việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công ty.
Các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cụ thể cần được thực hiện tại công ty như sau:
- Tiết giảm một số bóng chiếu sáng không hiệu quả.
- Kiểm tra rò rỉ khí khí nén của các van và đường ống phân phối - Quy định nhiệt độ sử dụng điều hòa từ 26 0C (hoặc 25 0C) trở lên - Quy định khóa các van tổng khí nén khi không có thiết bị sử dụng khí - Sử dụng thiết bị điện tiết kiệm điện, hết giờ làm việc tắt hết các phụ tải.
- Định kỳ đo kiểm nồng độ O2 /CO2/CO trong khói thải và điều chỉnh khí dư ở mức tối ưu.
- Ban hành chính sách sử dụng năng lượng, trong đó xác định mục tiêu tiết kiệm năng lượng hàng năm
- Xây dựng kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng hàng năm và năm năm - Thành lập bộ máy quản lý năng lượng
- Tính toán và xây dựng mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm, mỗi tổ làm việc, mỗi công đoạn sản xuất. Xây dựng phương án để giảm mức tiêu hao năng lượng cho những năm tiếp theo.
- Nâng cấp, cải tiến thiết bị cũ công nghệ lạc hậu, điều khiển tự động dây chuyền sản xuất, lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho động cơ
- Điều chỉnh tải cho phù hợp với công suất lò: Nếu lò hoạt động non tải, phần nhiệt trong tổng nhiệt đang có trong lò do tải hấp thụ sẽ ít hơn, làm giảm hiệu suất. Quá tải sẽ dẫn đến khả năng tải không được gia nhiệt đến nhiệt độ mong muốn trong khoảng thời gian cho trước. Có mức tải mà tại đó lò hoạt động đạt hiệu suất nhiệt tối ưu, tức là khối lượng nhiên liệu trên mỗi kg nguyên liệu là thấp nhất.
Tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ nhân viên.
Như phân tích trong phần 2.3.2. công ty cần thành lập ban quản lý năng lượng để thực hiện quản lý năng lượng của công ty. Căn cứ vào đặc thù của công ty tác giả đề xuất mô hình quản lý năng lượng như hình 3. 24
Hình 3. 1: Sơ đồ tổ chức ban quản lý năng lượng a) Chức năng của Ban Quản lý năng lượng
LÃNH ĐẠO NĂNG LƯỢNG TRƯỞNG BAN
CÁN BỘ
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRƯỞNG PHÒNG CƠ ĐIỆN
PHÓ TRƯỞNG BAN
TỔ NỒI HƠI TỔ NẤU
NGHIỀN TỔ ĐIỆN
ỦY VIÊN TÀI CHÍNH
- Ban Quản lý năng lượng có chức năng quản lý, tổ chức các hoạt động trong sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong Công ty.
Đảm bảo sự thống nhất với các quy trình làm việc trong Công ty.
b) Nhiệm vụ của Ban Quản lý năng lượng
- Xây dựng và điều chỉnh chính sách, mục tiêu năng lượng của Công ty. Kiểm tra và giám sát việc thực hiện hệ thống quản lý năng lượng.
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiết kiệm năng lượng hàng quý, hàng năm - Xây dựng chỉ số năng lượng cho các trung tâm tiêu thụ năng lượng
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các hoạt động sử dụng tiết kiệm năng lượng cho tất cả các nhân viên
- Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu - Tổ chức đánh giá thường kỳ (quý, năm) hệ thống quản lý năng lượng.
c ) Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng
Cán bộ quản lý năng lượng là người được ban lãnh đạo công ty giao toàn quyền để hoạch định, điều phối và đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện công tác quản lý năng lượng bền vững trong một công ty. Quản lý năng lượng bền vững thường có quan hệ hữu cơ với nhiều phòng - ban trong công ty, cán bộ quản lý năng lượng có nhiệm vụ thông báo cho trưởng ban quản lý năng lượng, đại diện về lãnh đạo năng lượng công ty. Do vậy, cán bộ quản lý năng lượng sẽ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoạt động quản lý năng lượng
3.1.3. Theo dõi các khu vực tiêu thụ năng lượng chính
Theo đánh giá trong phần 2.3.4 về hệ thống theo dõi năng lượng của công ty, tác giả kiến nghị công ty cần phải theo dõi năng lượng một số vị trí tiêu thụ nhiều năng lượng. Đây là công cụ cần thiết để đánh giá hiệu quả quản lý năng lượng. Lợi ích đầu tiên là xác định các mô hình tiêu thụ không thường xuyên
a) Thu thập và theo dõi năng lượng
Công ty xây dựng các biểu mẫu theo dõi tình hình sử dụng năng lượng của Công ty, lập cơ sở dữ liệu để đánh giá năng lượng từng tháng. Tính toán xuất tiêu hao năng lượng trên đơn vị loại sản phẩm. Thường xuyên đo đếm các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính như hệ thống lạnh, máy nén khí... thu thập thông tin tiêu thụ năng lượng hàng ngày và cùng một thời điểm.
b) Lắp đặt các đồng hồ theo dõi năng lượng
Người quản lý năng lượng có thể xác định các định mức tiêu thụ năng lượng hàng tháng trên sản phẩm của mình nhờ vào việc lắp đặt các đồng hồ đo đếm phụ.
Từ các định mức tiêu thụ năng lượng của từng tháng người quản lý năng lượng sẽ tính toán và lập báo cáo, tức là lập được một biểu đồ rồi so sánh các định mức hàng tháng này để chọn ra định mức tiêu thụ thấp nhất làm mục tiêu cho hoạt động sản xuất
Quy trình sản xuất của công ty chia làm nhiều công đoạn khác nhau. Các công đoạn có đặc thù riêng nên có các thiết bị tiêu thụ năng lượng khác nhau, cơ chế và thời gian hoạt động khác nhau. Công ty cần giám sát việc theo dõi năng lượng và tính toán tiêu thụ điện năng trên từng loại sản phẩm hàng tháng, theo dõi tổn thất năng lượng từng khu vực để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời
Bảng 3. 1: Trung tâm theo dõi năng lượng:
Trung tâm
năng lượng Khu vực Đại lượng đo Số lượng
đồng hồ
EAC 1 Hệ thống lạnh Điện 8
EAC 2 Hệ thống máy nén khí Điện 4
EAC 3 Khu vực cấp nguyên liệu Điện 1
EAC 4 Khu vực nấu Điện 1
EAC 5 Khu vực lên men Điện 1
EAC 6 Khu vực chiết Điện 3 EAC 7 Đo lưu lượng khí nén -Máy
nén khí
Lưu lượng
khí 5
EAC 8 Đo lưu lượng hơi - Lò hơi Lưu lượng
hơi 4
Bảng 3. 2: Biểu mẫu theo rõi xuất tiêu hao năng lượng
Ngày
EAC 1 EAC 2 EAC ...
Năng lượng (kWh)
Sản phẩm
(hl)
Xuất tiêu hao
Năng lượng (kWh)
Sản phẩm
(hl)
Xuất tiêu hao
Năng lượng
(...)
Sản phẩm
(hl)
Xuất tiêu hao 1
2 3 ...
30 Tổng
Bảng 3. 3: Bi u m u theo dõi ch s công t i n t ng khu v cểu mẫu theo dõi chỉ số công tơ điện từng khu vực ẫu theo dõi chỉ số công tơ điện từng khu vực ỉ số công tơ điện từng khu vực ố công tơ điện từng khu vực ơ điện từng khu vực điện từng khu vực ện từng khu vực ừng khu vực ực
THEO DÕI CHỈ SỐ ĐỒNG HỒ ĐIỆN. THÁNG… NĂM…
Mã hiệu đồng hồ:
Vị trí lắp đặt Mục đích sử dụng
Thời gian ghi chỉ số hàng ngày Hệ số đồng hồ
………...
………...
………...
………...
………...
Ngày Chỉ số đồng hồ Nghi chú Người theo dõi
1 2
… 30 Tổng
Bảng 3. 4: ánh giá k ho ch th c hi n qu n lý n ng l ngĐiện cấp cho công ty được cấp qua 4 MBA ến áp 9.500 kVA-22/0,4kV cung cấp điện áp ổn định cho ực Thành phố Hà Nội. Điện cấp cho công ty được cấp qua 4 MBA ện đang mua điện ăng lượng ược cấp qua 4 MBA TT Kế hoạch thực
hiện
Mục tiêu
Kết quả
Đánh giá
hiệu quả Nguyên nhân 1
2
…
3.1.4. Đào tạo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Như đánh giá về chương trình đào tạo sử dụng năng lượng tiết phần 2.3.5, tác giả đề xuất kế hoạch chương trình đào tạo tiết kiệm năng lượng cho cán bộ nhân viên trong từng năm. Nhu cầu đào tạo phải được xác định thông qua việc thu thập thông tin liên quan đến số lượng nhân viên, trình độ học vấn và mô tả công việc. Những thông tin này có thể được phân tích và những nhân viên này có thể được chia ra thành 2 nhóm: nhóm nhân viên kiểm soát năng lượng và nhóm nhân viên không kiểm soát năng lượng.
Nhu cầu đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty còn nhiều, trong thời gian tới ưu tiên đào đạo các vị trí chủ chốt và phù hợp với công việc của họ:
- Đào tạo kỹ thuật viên về quản lý, bảo dưỡng hệ thống dây chuyền sản suất - Đào tạo các cán bộ chủ chốt là trưởng các bộ phận, phân xưởng, tổ trưởng các đơn vị sản xuất đào tạo quản lý sử dụng năng lượng tốt hơn.
- Tổ chức hướng dẫn thực hành về sử dụng năng lượng hiệu quả từng bộ phận, từng khu vực sản xuất.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ, công nhân vận hành thực hiện quy trình công nghệ, sử dụng thiết bị đúng cách tiết kiệm năng lượng.
- Cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước về các công nghệ mới tiết kiệm năng luợng và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bảng 3. 5: Xác nh yêu c u ào t o cho cán b , nhân viênđiện từng khu vựcịnh yêu cầu đào tạo cho cán bộ, nhân viên ầu đào tạo cho cán bộ, nhân viên điện từng khu vực ạo cho cán bộ, nhân viên ộ, nhân viên
TT Nhóm nhân viên Yêu cầu đào tạo
Nhận thức QLNL Kỹ thuật
1 Nhân viên không kiểm
soát năng lượng
2 Nhân viên có tham gia kiểm soát năng lượng
2.1 Quản lý
2.2 Nhân viên hiệu quả năng
lượng
2.3 Nhân viên vận hành