NHỮNG KIẾN THỨC, KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CTY MAY MẶC (Trang 55 - 60)

3.1 Những kiến thức và kinh nghiệm thu được

Trãi qua hơn 3 tháng được cùng anh chị trong công ty làm việc và trãi nghiệm những gì đã được học tại trường, em nhận thấy những gì mình học tại trường vẫn còn thiếu rất nhiều, ra ngoài làm việc, được tiếp xúc với nhiều khách hàng, những người mình sẽ làm việc với họ sau khi ra trường, những kinh nghiệm dù là nhỏ nhoi cũng rất quý báu.

Trong thời buổi việc làm khó khăn như hiện nay, kiếm việc làm quả thực là một thách thức lớn đặc biệt là khi bạn chưa có một chút kinh nghiệm gì hoặc có rất ít.

Và trớ trêu thay, để có kinh nghiệm thì bạn phải… đi làm. Tình huống dở khóc dở cười này đã làm nản chỉ không biết bao nhiêu bạn sinh viên mới ra trường.

Điều quan trọng là được thử, được cái cảm giác mang chứng từ, hàng hóa đi gửi ra nước ngoài, được mang tiền đóng thuế cho hải quan, cảm giác rất khác so với những gì học trên sách vở.

Làm việc cho một tổ chức trong lĩnh vực yêu thích là cơ hội hàng đầu giúp bạn có góc nhìn của “người trong cuộc”. Dù chưa chắc đã nhận định đúng về ngành do còn non nớt nhưng ít nhất, bạn cũng được tham gia vào công việc liên quan tới lĩnh vực bạn học và được tiếp xúc với những người đi trước có nhiều kinh nghiệm hơn. Nhờ sự nhiệt tình học hỏi, mà trong thời gian thực tập em đã học hỏi được rất nhiều thứ từ công ty, từ những việc nhỏ nhặt như in ấn, photo giấy tờ, đến lẽo đẽo theo sau anh chị đi ra cảng. Những lần hồi hộp cùng toàn bộ Công ty trong cảm giác xuất hàng. Mọi thứ như đang có sự khởi đầu mới với công việc và ngành mình đã chọn.

Giữa trưa nắng, được “chui” vào container 20’ đóng hàng, cảm giác rất khác so với ngồi mát trên lớp học.

Trong quá trình thực tập, được làm quen thêm nhiều người mới, quen biết là một lợi thế rất lớn để sau này dễ làm việc, được sự chỉ bảo tận tình từ họ. Được thấm hơn cái khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Được hiểu những “quy luật” mà tất nhiên không thể thiếu khi làm hàng xuất khẩu. Làm quen với công việc mình sẽ được làm sau khi ra trường, thông qua quá trình thực tập, tự hoàn thiện thêm cho mình những kiến thức còn thiếu, những kỹ năng mềm khi giao tiếp với khách hàng.

Có thể nói, 3 tháng ngắn ngủi nhưng cô đọng được những gì được học trong 4 năm, bạn có thể hình dung được một việc đơn giản là anh chị nhờ photo một tờ giấy mà một đứa sinh viên năm cuối trả lời “không” thì sẽ như thế nào chưa? Bởi những cái đó đâu có được dạy trong bất cứ một môn học nào trên giảng đường. Hay cách đễ làm dịu đi cơn giận của khách hàng khi hàng hóa đi đến chậm vài ngày. Quan sát và

học hỏi những người xung quanh là cái khôn ngoan nhất để tiếp thu được những thứ mình cần. Chưa kể đôi lúc được tình cờ ngồi nghe sếp phỏng vấn sinh viên mới ra trường đi xin việc, những câu hỏi thường được hỏi và những câu trả lời hay được em học thuộc lòng, cũng như những bằng cấp cần thiết khi làm việc.

Về kiến thức cơ bản, bạn và các đồng nghiệp có thể tương đương nhau. Ai cũng nằm được các bước cơ bản của việc thiết kế chiến dịch truyền thông, nhưng đó chỉ là lý thuyết! Đến khi giao 1 việc cụ thể, bạn có thể sẽ thua đứt đuôi nếu không có những kinh nghiệm thực tế, bạn có thể nói thao thao bất tiệt khi hỏi một đề tài về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhưng khi ra làm việc, nguyên một lô hàng bị hải quan phân luồng đỏ thì cuống lên, không biết xử lí thế nào.

Khi mới bước vào thực tập, bạn phải chấp nhận một điều rằng, bạn là người chưa biết gì, chấp nhận những lời la mắng từ cấp trên, điều đó không có nghĩa là bạn tự ái bỏ cuộc, mà bạn phải kiên nhẫn, có thể người ta đang quan sát bạn để xem những tố chất tiềm ẩn trong bạn. Mới vào thực tập, đâu có ai giao liền việc cho bạn, và tôi tin chắc nếu có giao thì bạn cũng chẳng dám nhận để làm.

Môi trường làm việc thực tế là nơi rất tốt để khám phá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bạn không còn cơ hội thương lượng với thành viên khác khi phải làm việc này việc kia như lúc làm bài tập nhóm trong trường nữa mà phải tự mình đứng ra thực hiện công việc được giao, phải tự mình chịu trách nhiệm về kết quả. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội học tập các kỹ năng làm việc và nhận được chỉ dẫn từ những cán bộ tại cơ sở thực tập. Hãy nghiên cứu tất cả các kỹ năng cần thiết nhất từ dịch tài liệu, giao tiếp đến quản lý dự án… để làm việc và nghiêm túc tự nhìn nhận xem mình đang ở đâu so với yêu cầu của công việc hay yêu cầu của chính bản thân mình. Động não xem bạn cần làm gì và cần học hỏi từ ai để khắc phục các kỹ năng yếu.

3.2 Một số ý kiến đề xuất

3.2.1 Đối với trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành thời gian thực tập tốt nghiệp. Cảm ơn quý thầy cô đã luôn dành sự quan tâm đến toàn thể sinh viên toàn trường nói chung và sinh viên DHKQ7 khoa Thương mại Du lịch nói riêng.

Bên cạnh những sự quan tâm giúp đỡ đó, em xin có một số những ý kiến đề xuất với mong muốn trường Đại học Công nghiệp sẽ ngày càng khẳng định được danh tiếng cũng như chất lượng đào tạo của mình.

 Cơ sở vật chất của trường luôn luôn được hoàn thiện, thay đổi, những vì số lượng sinh viên quá đông nên dường như vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là trong thời điểm nắng nóng kéo dài.

 Máy móc, quạt trong các phòng học đôi lúc bị hư, máy chiếu không hoạt động được.

 Nhà trường cần mở thêm các buổi hội thảo về các chuyên ngành, đối thoại giữa các doanh nghiệp và sinh viên để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp.

 Chúng em vẫn mong muốn có được nhiều nguồn sách mới, sách tham khảo hơn nữa từ thư viện trường, cũng như các phòng học thực hành với đầy đủ các trang thiết bị.

3.2.2 Đối với khoa Thương mại Du lịch

Trong hơn 3 tháng thực tập vừa qua, cũng là quãng thời gian mà sinh viên Thương mại Du lịch thương các thầy các cô đã dạy dỗ hơn bao giờ hết. Những kinh nghiệm quý báu thầy cô dặn dò sau này ra trường làm việc mà chúng em đã lờ đi, quên mất, đến khi đến doanh nghiệp làm việc rồi, bị la mắng rồi mới thấm những lời dạy.

Khoa luôn sẳn sàng giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện, luôn

và doanh nghiệp với chủ đề doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đó luôn có những sân chơi bổ ích để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập, như Perfect couple, B2B…

Về phía khoa Thương mại Du lịch, em hi vọng khoa sẽ có thêm những buổi tọa đàm với doanh nghiệp, những chương trình phỏng vấn trực tiếp với các công ty tuyển dụng, đề các em biết được rằng mình cần thêm những điều gì khi ra trường, không chỉ cho sinh viên năm cuối, mà các em khóa sau cũng rất cần những điều này.

Ấn tượng lớn nhất với em vẫn là việc khoa “thả” sinh viên năm 2 ra ngoài làm quen với công việc như khoa TMDL, hoàn toàn bỡ ngỡ và lo lắng, nhưng sau khi trãi nghiệm với nó rồi, mọi thứ lại hấp dẫn hơn hẵn khi quay về với lý thuyết trên lớp học. Mong rằng khoa sẽ có thêm những môn học như thế cùng với sự quan tâm giúp đỡ từ phía khoa TMDL và trường ĐH công nghiệp Tp Hồ Chí Minh để sinh viên có thể mạnh dạn hơn trong học tập.

3.2.3 Đối với các bạn sinh viên

Các bạn sinh viên khóa sau, là niềm tự hào của Thương mại Du lịch. Được xem là thế hệ đi trước, cũng có một vài chia sẽ với các bạn.

 Những kiến thức đã học trên lớp chỉ là phần lõi của công việc, những kinh nghiệm từ thực tế mới là điều mà các em cần có để không bị hụt hơi sau khi ra trường.

 Những môn học mang tính thực tế cao trong những năm cuối, cố gắng làm tốt nó, làm nó như là các em đang được làm việc chính thức tại công ty do chính mình làm chủ.

 Không phải bàn cãi nhiều thì Ngoại ngữ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu khi làm việc, nhất là chuyên ngành xuất nhập khẩu.

 Ngay từ giờ, phải trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm việc. Cách sử dụng máy in, photocopy là một ví dụ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CTY MAY MẶC (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w