FDI với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN

2.4. FDI với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Từ khi thực hiên chính sách mở cửa,nguồn vốn FDI vào Việt Nam ngyaf càng tăng và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam luôn thể hiện sự nhất quán trong chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI, coi việc thu hút FDI là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm khai thác những lợi thế so

sánh của đất nước và thúc đẩy xuất khẩu. Kể từ khi được ban hành vào năm 1988 đến nay, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã qua một số sửa đổi, ban hành mới, và đến tháng 11/2005 được thay thế bằng Luật đầu tư chung đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài [29]. Cũng vào tháng 11/2005 Luật doanh nghiệp mới cũng đã được thông qua, góp phần làm cho khuôn khổ pháp lý đối với FDI trở nên đầy đủ, minh bạch, rõ ràng và thông thoáng hơn [30]. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi qua thuế với mức độ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực, đặc điểm hoạt động và mức độ định hướng xuất khẩu của các dự án đầu tư, giảm dần sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tạo lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp đó. Bên cạnh việc xây dựng luật đầu tư chung, Việt Nam cũng đã từng bước áp dụng và đến nay đã hoàn thành lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài giảm chi phí sản xuất. Từ năm 2004, Việt Nam đã áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thống nhất là 28% đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công tác xúc tiến đầu tư cũng đã được triển khai tích cực dưới nhiều hình thức khác nhau, cả trong nước lẫn ở nước ngoài, từ đó góp phần quảng bá cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo sự quan tâm ngày càng lớn từ phía tập đoàn, công ty lớn trên thế giới về Việt Nam. Việc tăng cường cơ chế đối thoại giữa chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư có tác dụng hết sức tích cực trong việc nắm bắt và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh đối với các nhà đầu tư.

Tình hình thu hút FDI vào việt nam đến cuối năm 2011

Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế: Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%.

Về vốn đăng ký năm 2011: Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8%,Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD

Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Theo kết quả của một công trình nghiên cứu của TS.Bùi Thúy Vân về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu:

Tăng 1% FDI vốn thực hiện làm tăng 13,5% sự chuyển dịch cơ cấu từ nhóm hàng thô, sơ chế sang nhóm hàng chế biến và tinh chế.

- FDI thực hiện tăng 1000 USD thì tổng giá trị xuất khẩu sẽ tăng gấp 2,5 lần tương đương với 2500 USD

Vốn FDI thực hiện của bên nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất máy tính và linh kiện tăng lên 1000 USD thì chất lượng của nhóm hàng này tăng 0,12 USD

- Nếu xuất khẩu về máy tính và linh kiện của khu vực FDI tăng lên 1000 USD thì chất lượng của nhóm hàng này tăng lên 0,00286 USD.

- Nếu xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên 1% thì dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu từ nhóm hàng thô, sơ chế sang nhóm hàng chế biến và tinh chế là 4,9

2.4.2.đánh giá chính sách 2.4.2.1.Ưu điểm

Những chính sách áp dụng dẫn đến kết quả là khu vực FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng

Nhờ sự tăng trưởng của đầu tư FDI mà xuất khẩu cũng tăng theo hết sức nhanh chóng. Theobộ KH – ĐT, trong giai đoạn 2006 – 2010, các vùng KTTĐ đã thu hút trên 12.478 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn 162 tỷ USD (chiếm 91,32% tổng số dự án FDI so cả nước). Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cùng thời gian trên của 4 vùng KTTĐ đạt 602 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 280 tỷ USD, chiếm hơn 89%

so cả nước; nhập khẩu 321 tỷ USD, chiếm 93% cả nước.

sản phẩm của doanh nghiệp FDI chiếm thị phần quan trọng trong giá trị hàng xuất khẩu của nước ta, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đầy ấn tượng. Cụ thể, theo cơ cấu kim ngạch xuất khẩu

khu vực kinh tế năm 2007 FDI chiếm 57,2%, năm 2008 chiếm 55,1% và năm 2010 chiếm 54,1%...

FDI còn tạo ra khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp. Trong đó, khu vực chế tạo chiếm tỷ trọng trên 60% vốn FDI, do đó tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI nhìn chung cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành, nên tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 24,4% năm 1996 tăng lên 41,6% năm 2001; 44,38% năm 2006 và 43,15% năm 2009. Đặc biệt, tại một số địa phương có nhiều dự án FDI trong khu vực chế tạo như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, khu vực FDI chiếm tỷ trọng từ 70% đến 80% giá trị sản xuất công nghiệp...

2.4.2.2. Hạn chế

Luồng vốn đầu tư tăng nhanh nhưng tỷ trọng đầu tư vào các ngành chế biến, chế tạo giảm đi, đầu tư nước ngoài không làm tăng mạnh năng lực sản xuất mà lại góp phần gia tăng nhập siêu. Nếu trừ phần xuất khẩu dầu thô thì khu vực FDI vẫn là khu vực nhập siêu; đầu tư cao, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng lớn trong khi hiệu quả đầu tư ngày càng thấp (cùng với phản ứng chính sách không hợp lý) là nguyên nhân gốc rễ của lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô những năm qua.

Hình thức thu hút FDI chưa phong phú, khả năng góp vốn của VN còn hạn chế. Hầu hết các công ty liên doanh sau thời gian liên kết với nước ngoài đều khó trụ vững và buộc phải bán phần của mình cho bên nước ngoài

Xu thế hoạt động FDI trong lĩnh vực dịch vụ vì vậy dẫn đến mất cân đối ngành nghề lãnh thổ.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w