CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN
2.5. Phát triển năng lực công nghệ quốc gia
2.5.1Nội dung chính sách
Chính sách phát triển năng lực công nghệ có đóng góp hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng công nghệ cao. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Cho đến những năm 1997 – 2000, với việc các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cũng theo đó tăng lên, từ
15.3% năm 1997 đến 18% năm 200 so với tổng kim ngạch nhập khẩu tương ứng. Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhận thức được điều này, trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã có một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới và đã chú trọng xây dựng nền khoa học của nước nhà.
Về hoạt động nhập khẩu công nghệ, văn kiện Đại hội Đảng khóa X đã nêu rõ: “Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành công nghiệp bổ trợ và tạo nhiều việc làm cho xã hội”. Hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động nhập khẩu, chuyển giao công nghệ đang từng bước được hình thành; một số luật và chính sách quan trọng đã được ban hành, trong đó có Luật Chuyển giao công nghệ, Luật đầu tư, Luật thuế xuất- nhập khẩu,..
Luật Chuyển giao công nghệ, ngoài các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước, cũng quy định một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. Một số Nghị định hỗ trợ việc triển khai luật này đã và đang được xây dựng, trình Chính phủ ban hành, bao gồm:
Nghị định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CGCN; Danh mục công nghệ khuyến khích, hạn chế và cấm chuyển giao; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Đồng thời, các chính sách nhập khẩu trong thời gian qua cũng đã được nới lỏng, tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị.
Theo thống kê của Viện khoa học công nghệ ISI, trong vòng 11 năm, từ tháng 1/1997-12/2007, các nhà khoa học Việt Nam thuộc 17 ngành (y học lâm sàng; vật lý; động, thực vật học; toán; kỹ thuật; sinh học và hoá sinh; hoá;
nông nghiệp; vi sinh; môi trường; khoa học vật liệu; miễn dịch học; dược;
sinh học phân tử và di truyền; khoa học thần kinh; toán; kinh tế) đã công bố tổng cộng 4.667 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực. Trong khi đó, số công bố quốc tế ISI các ngành của Thái Lan là 20.672 bài báo;
Malaysia: 13.059; Hàn Quốc: 203.637. Riêng Trung Quốc, trong khoảng thời
gian nói trên, các nhà khoa học nước này đã công bố tới... 508.561 bài báo.
Các công bố này đến từ tất cả các lĩnh vực và chủ yếu là từ các lĩnh vực khoa học ứng dụng, chứ không phải là đặc thù riêng của các lĩnh vực lý thuyết như Toán hay Vật lý như ở nước ta. Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam cũng còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 11: Nhóm vài nước Đông Nam Á
Hạng Nước Dân số (triệu người) Số bằng sáng chế
1 Singapore 4,8 2.496
2 Malaysia 27,9 8.77
3 Thái Lan 68,1 206
4 Phillipines 93,6 143
5 Indonesia 232 74
6 Việt Nam 89 5
Từ những con số trên, có thể nhận thấy rằng việc phát triển khoa học công nghệ bằng nội lực cũng đang là một vấn đề cấp thiết. Trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 về phát triển khoa học và công nghệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự nhiên nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Chú trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự phát triển của khoa học và công nghệ.” Thực hiện Nghị quyết đó, trong 5 năm thuộc nhiệm kỳ khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương ngân sách Nhà nước dành cho khoa học công nghệ đã tăng dần, đến cuối nhiệm kỳ đạt được đủ 2% tổng ngân sách Nhà nước (tương đương 0,5 - 0,6% GDP) với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm khoảng 16,5%/năm. Nguồn kinh phí này phân bổ theo tỷ lệ: khoảng 51,5% cân đối cho các bộ, ngành và 35% cho các địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tổ chức KHCN trực thuộc và thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp bộ và cấp tỉnh, thành phố; khoảng 13,5% cân đối
thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước (bao gồm các chương trình, đề tài, dự án) và cấp cho Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia...
Đồng thời với việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ nhằm đổi mới cơ chế hoạt động và hệ thống tổ chức khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện một số chủ trương nhằm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: tổ chức Chương trình nghiên cứu cơ bản về Khoa học tự nhiên, thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED tài trợ khá cao theo cơ chế “khoán sản phẩm” cho các đề tài nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cho các nhà khoa học chủ chốt của các đề tài đó có thu nhập cao hơn mức lương chính nhiều lần, mở ra thêm cơ chế cấp kinh phí cao cho các đề tài “Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng” bổ sung cho cơ chế của NAFOSTED nhằm thúc đẩy việc phát triển công nghệ cao trên cơ sở trình độ quốc tế về khoa học cơ bản.
2.5.2Đánh giá chính sách 2.5.2.1. Uu điểm
Trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ: nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế trong nước tăng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tăng. Tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp năm 2009 của cả nước đạt mức 2,7 tỷ USD, chiếm 21,3% tỷ trọng máy móc, thiết bị, dụng cụ nhập khẩu. Trong đó, khối ngành công nghiệp nhẹ đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 717,3 triệu USD, chiếm 26,6% tỷ trọng nhập khẩu số các ngành công nghiệp. Theo sau là khối công nghiệp nặng với các ngành như hóa chất, đóng tàu, cơ khí đạt mức 699,66 triệu USD, chiếm 25,9% tỷ trọng nhập khẩu của toàn ngành công nghiệp.
Trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ: những sản phẩm công nghệ cao như carbon nano,pin nhiên liệu … đã dần xuất hiện trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đang dần gia tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự thông thoáng về cơ chế cũng như nguồn kinh phí hỗ trợ tương đối lớn từ chính phủ, hoạt động khoa học- công nghệ của địa phương nói riêng và cả nước nói chung đã từng bước được đẩy mạnh.
Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 1 năm thực hiện việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, tỷ lệ dự án được nghiệm thu tăng từ mức 29% năm 2010 lên 34.18% năm
2011. Tỷ lệ đặt hàng nghiên cứu dự án trong năm đầu tiên thực hiện ở mức 21%, nhiều công trình nghiên cứu đã nhanh chóng được áp dụng vào thực tế đời sống, sản xuất.
2.5.2.1.Hạn chế
Nghiên cứu hiện trạng về chính sách và hoạt động nhập công nghệ cho thấy hệ thống chính sách nhập công nghệ hiện hành vẫn còn bất cập.
Thứ nhất, thiếu định hướng ưu tiên cụ thể và cơ chế hỗ trợ phù hợp (hình thức và mức độ) nhằm hướng việc nhập công nghệ của doanh nghiệp vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của quốc gia.
Các doanh nghiệp nhà nước ít quan tâm đến đổi mới, nhập công nghệ do có vị thế độc quyền, không chịu sức ép cạnh tranh và có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của nhà nước. Ngay cả các doanh nghiệp ngành công nghệ cũng ít mặn mà trong việc tìm kiếm các công nghệ mới. Theo Bộ công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Ngành dệt may có đến 45% thiết bị cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế.
Thứ hai, chính sách nhập công nghệ chưa được coi là bộ phận hợp thành quan trọng của chính sách công nghệ quốc gia nên các biện pháp khuyến khích nhập công nghệ chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước để làm chủ công nghệ nhập và phát triển tạo ra công nghệ mới.
Thứ ba, thiếu chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN (môi giới, đánh giá, định giá, đàm phán hợp đồng, tư vấn CGCN…) nhằm đáp ứng nhu cầu nhập công nghệ của doanh nghiệp.
Trình độ thẩm định công nghệ của phía Việt nam còn nhiều bất cập dẫn dến tình trạng nâng giá công nghệ quá mức, gây ra thiệt hại trước mắt và lâu dài, gây ô nhiễm môi trường và để cho bên nước ngoài đưa trót lọt nhiều công nghệ không phù hợp với yêu cầu tiếp nhận công nghệ của Việt Nam
CHƯƠNG 3