Phát triển năng lực công nghệ quốc gia

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU XUẤT KHẨU ĐẾN 2020 VÀ

3.2. Giải pháp cụ thể

3.3.5. Phát triển năng lực công nghệ quốc gia

Để đạt được những mục tiêu cải thiện được cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, Việt Nam cần gia tăng chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển, triển khai các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia để tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành định hướng xuất khẩu. Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ.

Trong đó, tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng. Bên cạnh đó, chuyển cơ chế cấp phát tài chính để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sang cơ chế quỹ. Triển khai nhanh chóng và đồng bộ hệ thống các quỹ khoa học và công nghệ sang cơ chế quỹ quốc gia, Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ theo đặt hàng của Chính phủ, các Bộ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức khác.

Các cơ quan nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau việc tổ chức nghiên cứu và triển khai sản xuất các mặt hàng công nghệ mới, gia tăng hàm lượng công nghệ của các mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, tạo nhiều sản phẩm mới có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Xây dựng tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm ít nhất một tổ chức khoa học và công nghệ mạnh gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng, liên kết chặt chẽ với các trường đại học để đào tạo nhân lực, thực hiện nhiệm vụ khoa học Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế. Phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chủ yếu từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

Nhà nước cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong hoạt động xuất nhập khẩu, giúp đào tạo nguồn nhân lực cần thiết, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nước ngoài.

Cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, nhà nước cũng cần giúp các doanh nghiệp quảng bá những sản phẩm đó ra thị trường thế giới thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Bên cạnh những thông tin về tình hình thị trường nói chung, các cơ quan hỗ trợ của nhà nước cần cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cập nhật về công nghệ và sản phẩm công nghệ mới - công nghệ cao trên thị trường thế giới.

LỜI KẾT

Việt Nam với vị thế là nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng và phát triển thuộc nhóm cao trên thế giới, định hướng trở thành nước có nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được thành tựu đó, Việt Nam đang từng bước chuyển mình bắt đầu từ đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước. Các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là một trong những chính sách trong điểm nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu trong nền kinh tế. Cụ thể nước ta xuất khẩu thô còn nhiều, giá trị gia tăng không cao. Do đó, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là vấn đề quan trọng với định hướng tăng xuất khẩu theo chiều rộng và chiều sâu; xuất khẩu theo hướng tăng dần hàng công nghiệp, chế biến, nông, lâm, thủy sản, giảm dần tỷ lệ xuất khẩu hàng thô, giảm dần nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, rà soát thêm những nhóm hàng mới, có hàm lượng công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng cao; tiếp tục đa dạng hóa thị trường. Vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu thông qua các giải pháp ổn định chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tạo môi trường kinh doanh xuất khẩu thuận lợi. Với những phương hướng và giải pháp như trên, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra được những kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w