Chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu mô hình camels, phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTMCP Á CHÂU THÔNG

2.1. Tổng quan về NHTMCP Á Châu

2.2.2. Chất lượng tài sản

Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB ngày càng chú trọng phát triển dịch vụ NH, tài sản của NH vì thế ngày càng trở nên đa dạng, song tín dụng vẫn là thế mạnh và là nguồn tạo ra thu nhập chính cho NH. Do đó chất lượng tín dụng là vấn đề cần được quan tâm đối với ACB.

Nợ quá hạn:

Biểu đồ 2.4 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ACB ở mức thấp có xu hướng giảm dần 2008-2010, chỉ từ 0,5%-2% tổng dư nợ và nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình nhóm

NHKS 4%-8%, tuy nhiên sang năm 2011 đặc biệt là 2012 tỷ lệ nợ quá hạn ACB tăng trở lại và tăng cao lên mức 6,94% (2012). Nguyên nhân là do trong những năm gần đây hoạt động tính dụng của các NH, trong đó có ACB tăng trưởng rất cao (thể hiện qua chỉ số tổng dư nợ so với tổng tài sản của nhóm NH khảo sát qua các năm ở mức bình quân trên 50%, trong khi đó ACB giai đoạn 2008-2010 chỉ khoảng 40% [phụ lục 2.1]) cùng với đó là vấn đề đánh giá chất lượng, giám sát khoản vay trở nên lỏng lẻo; và một nguyên nhân nữa đến từ yếu tố khách quan của nền kinh tế Việt Nam và thế giới làm cho hoạt động kinh doanh của nhiều khách hàng tốt trở nên khó khăn dẫn tới khoản nợ trở nên quá hạn.

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn ACB và nhóm NHKS giai đoạn 2008-2012 Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMVN Một điểm cũng cần lưu ý thêm là trong cơ cấu nhóm nợ của ACB thì tỷ lệ nợ nhóm 2-nợ cần chú ý trong năm 2012 tăng lên rất cao chiếm 4,44% tổng dư nợ trong khi các năm trước được kiểm soát ở mức dưới 0,5%. Chỉ cần một biến động khoản nợ này trở nên quá hạn hơn 90 ngày thì sẽ bị chuyển sang nợ xấu, làm tăng tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của NH ACB, NH phải trích lập thêm dự phòng TTTD, hình ảnh NH trong mắt nhà đầu tư và NHNN trở nên xấu đi, và có thể bị NHNN kiểm soát, hạn chế tăng trưởng tín dụng tác động đến kết quả hoạt động trong tương lai của NH.

2008 2009 2010 2011 2012

ACB 002% 001% 001% 001% 007%

TB NHKS 008% 006% 005% 006% 007%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhóm nợ ACB năm 2011- 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB Nợ xấu:

Năm 2012, bên cạnh vấn đề tái cấu trúc hệ thống NH, thì vấn đề nợ xấu được quan tâm hơn cả, không chỉ là gánh nặng của riêng NHTM mà là mối quan tâm của chính phủ, NHNN bởi nợ xấu đã trở thành cục máu đông ngăn cản nguồn vốn lưu thông vào nền kinh tế.

Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ xấu ACB và nhóm NHKS giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMVN, SBV Xem xét tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2008-2010 Biểu đồ 2.6 cho thấy ACB đã kiểm soát rất tốt chất lượng tín dụng, nợ xấu dưới 1% thấp hơn nhiều so với nhóm NHKS, hơn nữa năm 2009 và 2010 ACB là NH duy nhất trong nhóm NHTMCP hàng đầu Việt Nam duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 0.5%. Đạt được kết quả này phải kể đến công tác quản lý chất lượng tín dụng cấp cơ sở, chinh nhánh-phòng giao dịch cũng như ở

2008 2009 2010 2011 2012

ACB 001% 000% 000% 001% 003%

TB NHKS 003% 001% 001% 001% 002%

TB ngành 004% 002% 002% 003% 009%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

quy mô toàn hệ thống được kiểm soát chặc chẽ, lựa chọn mô hình xếp hạn tín dụng phù hợp, chú trọng công tác kiểm tra sau khi cấp tín dụng, phân tán rủi ro tín dụng vào nhiều ngành trong nền kinh tế, hướng nguồn vốn đến lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến, thương mại, dịch vụ cá nhân và công cộng, hạn chế bất động sản và chứng khoán, chấp nhận lợi nhuận và rủi ro ở mức phù hợp,… bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố khách quan là nỗ lực phục hồi của nền kinh tế trong nước và thế giới sau khủng hoảng, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.

Sang năm 2011 lãi suất bắt đầu tăng cao những tháng đầu năm, bởi cuộc chay đua lãi suất huy động đáp ứng thanh khoản của các NH yếu, lãi suất cho vay cũng vì thế tăng cao, hơn nữa thị trường bất động sản đóng băng, cộng thêm khủng hoảng nợ công ở Châu Âu kéo theo nền kinh tế thế giới bắt đầu trở lại cuộc khủng hoảng và ngày càng trầm trọng hơn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở nên khó khăn, và tình trạng này kéo dài sang năm 2012. Mặc dù NHNN đã từng bước đưa lãi suất giảm xuống để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát nhưng với giá cả đầu vào, chi phí sản suất kinh doanh tăng cao, đầu ra bị hạn chế, hàng tồn kho liên tục tăng,… đã góp phần làm suy yếu sự tồn tại của các doanh nghiệp.

Tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khách hàng cá nhân sa sút đã làm cho nợ xấu NH tăng cao và với tốc độ nhanh, theo thống kê của ACB nợ xấu năm 2011 là 970 tỷ đồng bằng 0,94% tổng dư nợ, tăng lên 231% so với năm 2010, năm 2012 con số này còn đáng sợ hơn, 2.571 tỷ đồng là con số nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu vì thế tăng lên mức 2,5% tăng 165% so với 2011và lần đầu tiên tỷ lệ nợ xấu ACB vượt mức trung bình nhóm NHKS. Diễn biến nợ xấu của ACB trở nên nghiêm trọng trong năm 2012, ngoài yếu tố khách quan chung của nền kinh tế, còn đến từ nguyên nhân rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các nhân viên NH. Sau một thời gian tín dụng tăng trưởng cao, hoạt động cho vay trở nên dễ dàng, công tác thẩm định trước cho vay bị lơ là, kiểm tra sau mang tính hình thức, tài sản đảm bảo bị thổi phồng để đáp ứng các khoản vay,… nhiều cán bộ NH tiếp tay cho các khoản vay sai mục đích, một số lãnh đạo NH vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ đạo đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, vi phạm các qui định của Nhà nước, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng gây tổn thất cho NH: có thể kể đến

Tài sản sinh lời:

Ngày nay nhiều NH đang tìm cách hạn chế tỷ trọng tài sản không sinh lời trong cơ cấu tài sản để có thể tập trung tối đa nguồn lực cho hoạt động kinh doanh sinh lời, có thể thấy trong giai đoạn 2008-2012 tỷ lệ tài sản sinh lời của ACB luôn thấp hơn các NH trong nhóm, điều này đồng nghĩa với việc Hội đồng quản trị và nhân viên ACB phải làm việc tích cực hơn, nỗ lực hơn để có thể tạo ra mức lợi nhuận cạnh tranh với các NH khác.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ tài sản sinh lời ACB và nhóm NHKS giai đoạn 2008-2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Tuy nhiên tỷ lệ tài sản sinh lời cao không đồng nghĩa với mức thu nhập được tao ra cao, năm 2010 tỷ lệ tài sản sinh lời ACB là 84,16% hay như năm 2012 tỷ lệ này là 84,83% nhưng ROA của NH chỉ là 1,25% và 0,41%, trong khi đó năm 2011 với kết quả kinh doanh ấn tượng ROA là 1,32% thì tỷ lệ tài sản sinh lời ACB chỉ có 76,01%. Tập trung nhiều tài sản vào các khoản mục sinh lời, nhưng nếu phân bố không hợp lý vào các khoản mục rủi ro, dễ mang lại kết quả xấu cho NH khi nền kinh Việt Nam còn nhiều rủi ro và biến động, bên cạnh đó tài sản không sinh lời như tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định,… cũng góp phần duy trì hoạt động lành mạnh, nâng cao hình ảnh cho NH. Do vậy duy trì một tỷ lệ tài sản sinh lời hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho ACB.

Kết luận: Chất lượng tài sản ACB đang đi xuống trong năm 2012, nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao, đòi hỏi ACB phải thay đổi chính sách phù hợp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Bên cạnh việc tăng cường công tác thẩm định, lựa chọn khác hàng tốt, giám sát các khoản vay sau khi giải ngân, … ACB nên chia sẻ khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, hỗ trợ và tìm ra giải pháp để vực dậy hoạt động kinh doanh vốn có trước đây: như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho các món vay cũ,...

2008 2009 2010 2011 2012

ACB 082% 079% 084% 076% 085%

TB NHKS 085% 087% 090% 088% 088%

65%

70%

75%

80%

85%

90%

95%

Một phần của tài liệu mô hình camels, phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)