Thu nhập và lợi nhuận

Một phần của tài liệu mô hình camels, phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTMCP Á CHÂU THÔNG

2.1. Tổng quan về NHTMCP Á Châu

2.2.4. Thu nhập và lợi nhuận

ACB là một trong những NH nằm trong tốp các NHTMCP hàng đầu Việt Nam có kết quả kinh doanh tốt trong những năm gần đây, điều này được minh chứng bằng các chỉ số thu nhập và lợi nhuận trong giai đoạn 2008-2012, cụ thể ROA, ROE trung bình đạt lần lượt 1,38%, 22,58%. Đây là một thành công lớn của ACB khi mà trung bình các NHKS chỉ đạt 1,18% đối với ROA và 14,96% ROE. Phân tích các chỉ số thu nhập và lợi nhuận hằng năm sẽ cho ta thấy rõ được vì sao ACB có thể đạt được thành quả đáng khích lệ như vậy.

Phân tích ROA theo công thức (1.5) cho ta thấy thu nhập từ lãi là nguồn tạo ra thu nhập lớn nhất cho NH, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ACB dao động từ 2%-3% và có xu hướng tăng dần (Bảng 2.2), điều này cho thấy chính sách đúng đắn của ACB trong việc không ngừng nâng cao nguồn thu nhập truyền thống và cơ bản của NH trong thời gian

Bảng 2.2 Các chỉ số thu nhập và lợi nhuận của ACB và NHKS 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012 TB ACB (1) ROA 2,32% 1,61% 1,25% 1,32% 0,41% 1,38%

(2) ROE 31,53% 24,63% 21,74% 27,49% 7,51% 22,58%

(3) NIM 3,46% 2,56% 2,73% 3,42% 3,79% 3,19%

TB NHKS 1,13% 1,45% 1,27% 1,17% 0,86% 1,18%

12,35% 17,22% 16,98% 16,16% 12,08% 14,96%

2,97% 2,98% 3,09% 3,69% 3,24% 3,20%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Năm 2009 rất đáng chú ý khi mà thu nhập từ lãi của ACB giảm thì thu nhập ngoài lãi lại tăng lên đáng kể từ mức -0,08% năm 2008 lên mức 0,24% năm 2009 và cũng là năm hiếm hoi thu nhập ngoài lãi đã bù đắp được hết chi phí hoạt động của NH góp phần giữ được ROA cao cho NH. Trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi, ngoài trừ thu nhập ổn định từ hoạt động dịch vụ, các nguồn khác như mua bán chứng khoáng, kinh doanh ngoại hối và vàng,… thường rất bất ổn, có năm mang lại lợi nhuận cao như 2009, 2010, nhưng cũng có năm làm thiệt hại nghiêm trọng cho thu nhập của ACB như 2 năm gần đây, 2011 và 2012 tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân lần lượt là -0.87%, -2,27%. Vì vậy để giai tăng thu nhập ngoài lãi, làm chỗ dựa vững chắc cho hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập lãi, thì ACB cần tập trung phát triển hoạt động dịch vụ, hiện đang là thế mạnh của một NH uy tín, có qui mô và chất lượng hàng đầu Việt Nam như ACB, phù hợp với tôn chỉ, sứ mệnh của ACB; đồng thời thực hiện việc kinh doanh vàng, ngoại hối, chứng khoáng,… có phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ thị trường tiền tệ, các hợp đồng phái sinh,… để kênh này trở thành nguồn mang lại thu nhập ổn định cho NH.

Một điểm cần lưu ý nữa trong thành phần của ROA là tỷ lệ dự phòng TTTD trên tổng tài sản đang ngày càng tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ACB, năm 2008 dự phòng TTTD chỉ chiếm 0.09% tổng tài sản bình quân thì năm 2012 tỷ lệ này đã là 0,21%. Bên cạnh việc phải trích từ lợi nhuận hằng năm cho khoản mục dự phòng thì tỷ lệ này tăng lên phản ánh chất lượng tín dụng ngày càng trở nên xấu đi và rất có thể thu nhập trong tương lai của NH từ nguồn thu nhập lãi sẽ không còn được cao như trước.

Bảng 2.3: Thành phần ROA của ACB giai đoạn 2008-2012

2008 2009 2010 2011 2012 TB

ROA 2,32% 1,61% 1,25% 1,32% 0,41% 1,38%

Thu nhập lãi (+) 2,86% 2,05% 2,23% 2,72% 3,01% 2,57%

Thu nhập ngoài lãi (+) -0,08% 0,24% -0,45% -0,87% -2,27% -0,69%

Dự phòng TTTD (-) 0,09% 0,21% 0,12% 0,12% 0,21% 0,15%

Thuế TNDN (-) 0,37% 0,47% 0,41% 0,41% 0,12% 0,35%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Với tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản thấp, ACB đã tạo ra được một tỷ lệ thu nhập trên VCSH bình quân rất cao so với các NH trong nhóm, ROE trung bình trong giai đoạn 2008-2012 đạt 22,6%. Mặc dù ACB đã có kế hoạch tăng vốn thường xuyên nhưng tốc độ tăng trưởng tài sản trong những năm gần đây cao hơn rất nhiều so với VCSH, làm cho số nhân vốn ngày càng cao, năm 2008 chỉ số này là 13,6x đến năm 2011 tăng lên mức 20,83x, năm 2012 khi tổng tài sản giảm 37% thì số nhân VCSH mới giảm xuống 18,53x, so với trung bình ngành tỷ lệ này còn rất cao, góp phần khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu NH. Chính vì có ROE cao như vậy nên cổ phiếu ACB luôn được các nhà đầu tư đáng giá cao, và trở thành cổ phiếu chiến lược trong rổ tài sản của họ.

Phân tích thành phần ROE của ACB ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của NH trong những năm gần đây khá ổn định quanh mức 10%, thấp hơn một ít so với trung bình các NH cùng nhóm, điều này có thể được giải thích do ACB nắm giữ tỷ lệ tài sản sinh lời thấp hơn các NH trong nhóm như đã được phân tích ở chất lượng tài sản của ACB.

Hiệu quả sử dụng tài sản của ACB có mối quan hệ với tỷ lệ tài sản sinh lời và tình hình nợ xấu: năm 2009 tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản giảm từ 82,27% xuống 78,96%

làm cho chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản giảm mạnh còn 8,74%, năm 2010 tổng tài sản sinh lời chiếm 84,16% tổng tài sản thì chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên 10,01%, năm 2012 mặc dù tài sản sinh lời chiếm gần 85% nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng lên cao 2,5%

Bảng 2.4: Phân tích ROE của ACB và NHKS giai đoạn 2008-2012

ACB 2008 2009 2010 2011 2012 TB

ROE 31,5% 24,6% 21,7% 27,5% 7,5% 22,6%

Số nhân VCSH 13,60 15,29 17,36 20,83 18,53 17,12 Hiệu quả sử dụng tài sản 13,8% 8,7% 10,0% 11,2% 10,4% 10,8%

Tỷ lệ khả năng sinh lời 16,8% 18,4% 12,5% 11,8% 3,9% 12,7%

TB NHKS

14,2% 19,0% 19,0% 18,7% 13,8% 16,9%

11,85 12,36 13,31 13,59 13,25 12,87 12,4% 10,6% 11,7% 13,4% 10,3% 11,6%

10,6% 15,7% 12,9% 10,5% 10,2% 12%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Một điểm thay đổi cần được quan tâm trong cơ cấu ROE của ACB là tỷ lệ khả năng sinh lời có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2009-2012, nếu như năm 2009 tỷ lệ sinh lời của ACB là 18,4% cao hơn rất nhiều so với trung bình nhóm NHKS 15,7% thì sang năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn chưa đến 4% thấp hơn trung bình nhóm NHKS 10,2%. Kết quả này cho thấy thực trạng chi phí đang ngày càng tăng lên tác động đến thu nhập của ACB. Phân tách các thành phần chi phí, có thể thấy được chi phi dự phòng TTTD đang tăng lên, năm 2008 chi phí này chỉ chiếm 0,8% tổng chi phí, đến năm 2012 là 2,1%. Chi phí hoạt động là khoản mục chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí của ACB. Việc mở rộng quy mô hoạt động, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng nhân viên không ngừng tăng lên trong những năm gần đây đã mang thu nhập cao hơn cho ACB nhưng chi phí cũng vì thế tăng lên đáng kể, tốc độ tăng trưởng hằng năm của chi phí hoạt động khá cao, giai đoạn 2008-2012 trung bình khoảng 28,4%, do vậy ACB cần phải kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả hơn nữa. Hoạt động dịch vụ là một nguồn mang lại thu nhập ổn định trong thời gian gần đây cho các NH, tuy nhiên với áp lực cạnh tranh ngày càng cao ở thị phần dịch vụ giữa các NH trong thời gian qua đã làm cho chi phí của hoạt động này của ACB tăng cao, năm 2012 tỷ lệ chi phí trên thu nhập từ hoạt động dịch

vụ đạt 23% cao hơn rất nhiều so với năm 2008 chỉ là 11%. Trong thời gian gần đây đặc biệt từ cuối 2011, và năm 2012 sự thay đổi chính sách của NHNN kéo theo lãi suất liên tục giảm đã ảnh hưởng đến cả chi phí lẫn thu nhập từ lãi của NH, tuy nhiên xét đến chi phí lãi thì có vẻ ACB đã kiểm soát tốt biến động này, chi phí lãi bằng khoảng 70% thu nhập lãi, đồng thời NIM của ACB cũng khá cao năm 2012 3,79% cũng là một minh chứng cho điều này. Năm 2012 chi phí tăng cao chiếm tới 96% là do những khoảng lỗ trong hoạt động kinh doanh vàng và việc trích lập dự phòng cho các khoản tín dụng đang xấu đi và cả chứng khoán đầu tư. Vàng là kênh huy động mang lại hiệu quả cao trong các năm trước 2011, khi mà lãi suất huy động bằng VND còn chênh lệch khá lớn so với USD và vàng, việc huy động vàng sau đó chuyển đổi thành VND cho vay đã tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho ACB trong giai đoạn đó, và với qui định kinh doanh vàng trong những năm gần đây, NHNN đã yêu cầu các TCTD tất toán các khoản huy động vàng trước đây, cân bằng trạng thái vàng,… buộc ACB phải mua vàng trên thị trường với giá cao, gây thua lỗ nghiêm hơn 1.800 tỷ trong năm 2012. Đây là rủi ro đến từ chính sách của NHNN, và là bài học lớn cho ACB.

Bảng 2.5: Thành phần ROE của ACB giai đoạn 2008-2012

2008 2009 2010 2011 2012 TB

ROE 31,5% 24,6% 21,7% 27,5% 7,5% 22,6%

Hiệu quả quản lý thuế 86,34% 77,56% 75,26% 76,33% 77,25% 78,55%

Hiệu quả kiểm soát chi phí 19,48% 23,77% 16,62% 15,48% 5,03% 16,07%

Hiệu quả sử dụng tài sản 13,79% 8,74% 10,01% 11,17% 10,43% 10,83%

Số nhân VCSH 13,60 15,29 17,36 20,83 18,53 17,12

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Phân tích ROE theo công thức (1.9) ta thấy được rõ hơn việc quản lý chi phí, trong đó có chi phí thuế, chi phí thuế phụ thuộc vào tình hình hoạt động của NH trong năm, Bảng 2.5 ta có thể thấy được tình hình quản trị thuế ở ACB rất ổn định, kiểm soát chi phí

trở nên xấu đi, nhưng hiệu quả quản lý thuế lại được cải thiện đáng kể, đây là một điểm đáng khích lệ trong hoạt động ACB năm 2012.

Kết luận: Với sự thay đổi trong chính sách điều hành của NHNN, đã làm cho các chỉ số thu nhập và lợi nhuận ACB năm 2012 trở nên xấu đi so với những năm trước, thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chủ lực của NH, hoạt động dịch vụ vẫn ổn định tuy nhiên áp lực cạnh tranh đã làm gia tăng chi phí, hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ và chứng khoáng tạo ra khoản lỗ lớn làm giảm thu nhập của NH, chi phí hoạt động và dự phòng TTTD tăng cao cũng góp phần làm thu nhập và lợi nhuận ACB giảm.

Một phần của tài liệu mô hình camels, phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)