CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTMCP Á CHÂU THÔNG
2.1. Tổng quan về NHTMCP Á Châu
2.2.5. Khả năng thanh khoản
Biểu đồ 2.9: Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của ACB và NHKS 2008-2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và các NHKS Trong giai đoạn 2008-2011 tỷ trọng tổng dư nợ cho vay khách hàng trên nguồn vốn huy động của ACB luôn được duy trì ở mức thấp dưới 50% trong khi các NH cùng nhóm có tỷ lệ này rất cao, tuy nhiên một điều đáng lưu ý là tỷ trọng tài sản thanh khoản trong cơ cấu tài sản của ACB cũng tương đối thấp trung bình khoảng 30% tổng tài sản, bằng khoảng 33% nghĩa vụ nợ phải trả, và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây [Phụ lục 2.2], vậy tiền từ nguồn vốn huy động đã đi đâu? Các con số này có thể được giải thích, trong giai đoạn 2008 đến đầu 2012 khi NHNN chưa có qui định kiểm soát hoạt động cho vay và đi vay, mua và bán chứng khoáng, gửi và nhận tiền gửi giữa các TCTD, thì ACB đã sử dụng một phần nguồn vốn của mình để kinh doanh trên thị trường liên NH, điều này có thể minh chứng bằng số liệu Bảng 2.6 về chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cung cấp cho từng thị trường: có thể thấy được nguồn vốn dồi dào từ thị trường 1 được ACB sử dụng bù đắp cho nhu cầu kinh doanh trên thị trường liên NH.
2008 2009 2010 2011 2012
ACB 038% 046% 048% 044% 065%
TB NHKS 050% 057% 053% 055% 056%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Bảng 2.6: Chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cung cấp cho từng thị trường của ACB giai đoạn 2008-2012
2008 2009 2010 2011 2012
Thị trường 1 46.368.697 51.645.800 58.692.354 91.103.870 44.101.241 Thị trường 2 -15.987.155 -25.978.172 -5.451.519 -46.227.662 -7.921.145
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB Hoạt động kinh doanh tiền trên thị trường liên NH trong giai đoạn này đã mang lại cho ACB nguồn thu lãi không nhỏ, bởi trong thời kì này nhu cầu thanh khoản của các NH yếu hơn đã đẩy lãi suất liên NH lên mức khá cao và có thời điểm vọt lên 30% cho kì hạn 1 tháng, tuy nhiên hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, góp phần gia tăng nợ xấu và bất ổn lãi suất trên thị trường, bởi vì với lãi suất đi vay cao trên thị trường liên NH, để bù đắp chi phí này các NH đi vay phải nâng lãi suất cho vay đối với khách hàng của mình, khi khách hàng xảy ra rủi ro không trả được nợ, tới lượt NH đi vay cũng không thể hoàn trả khoản nợ đi vay trên thị trường liên NH, và cuối cùng NH cho vay cũng bị ảnh hưởng bở nợ xấu từ khoản mục này,… Chính vì lý do đó, thông tư số 21/2012/TT- NHNN được ban hành ngày 18/6/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2012, quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau, trừ trường hợp tiền gửi phục vụ mục đích thanh toán. Do đó năm 2012 tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng trên nguồn vốn huy động ACB tăng lên 64,58%, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với BID, STB, CTG.
Nhìn chung các chỉ số thanh khoản của ACB được duy trì ở mức hợp lý so với các NH cùng nhóm [phụ lục 2.4], tuy nhiên các chỉ số về tài sản thanh khoản trong năm 2012 giảm và dự nợ chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động, cho thấy chiến lược ACB trong giai đoạn thanh khoản toàn hệ thống NH không còn căng thẳng như trước, việc đi vay trên thị trường liên NH là không khó đối với một NH lớn có uy tín trong ngành như ACB, do vậy ACB đã chủ động giảm tài sản thanh khoản, chuyển sang quản trị thanh khoản bằng nguồn vốn, để có thể gia tăng thu nhập trong tương lại.
Biểu đồ 2.10: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và dư nợ ACB 2008-2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB Giai đoạn 2008-2011 nguồn vốn ACB tăng trưởng rất đều nằm trong khoảng từ 30- 40%, trong khi đó dự nợ tín dụng biến động mạnh: tăng trưởng nóng trong năm 2009 và 2011 với tốc độ lần lượt là 61,12% và 52,02%. Việc các khoản cho vay tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động trong năm 2009-2011, tạo ra sự chênh lệch giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nhu cầu thanh khoản xuất hiện buộc NH phải sử dụng nguồn vốn với chi phí cao và thường không ổn định trên thị trường 2 hoặc bán chứng khoán, tài sản thanh khoản khác, do đó làm giảm khả năng sinh lời của NH. Ngược lại 2008 và đặc biệt năm 2012 mặc dù cả nguồn vốn và sử dụng vốn đều tăng trưởng âm nhưng tăng trưởng nguồn vốn huy động cao hơn dư nợ cho thấy ACB đang bế tắc trong việc tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động, phù hợp với diễn biến nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2011 tới nay: nợ xấu tăng cao, NH cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng, lãi suất còn ở mức cao so với khả năng vay vốn của khách hàng, nên tín dụng tăng trưởng rất chậm. Do vậy nhiệm vụ trong năm tới, ngoài việc tăng nguồn vốn huy động đảm bảo nhu cầu thanh khoản, ACB cần tích cực tìm giải pháp khơi thông nguồn tín dụng, tháo gỡ khó khăn đầu ra cho nguồn vốn huy động, để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho NH.
Kết luận: Thanh khoản của ACB khá ổn định trong những năm gần đây, các chỉ số thanh khoản được duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo ứng phó trước các biến động trong hoạt động NH.
2008 2009 2010 2011 2012 Huy động vốn 022% 036% 040% 031% -030%
Sử dụng vốn 000% 062% 022% 052% -033%
-40%
-20%
0%
20%
40%
60%
80%