CHệễNG II ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
V. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC CỦA CHẤT ĐỘC
5.1 Sự liên quan giữa tính chất hóa học và tính độc của một chất độc:
* Tính độc phụ thuộc vào sự có mặt của gốc sinh ra độc trong phân tử của chất đó: Arsen, Hg, hoặc HCN
* Tính chất độc của một chất phụ thuộc vào hoạt tính hoá học của chất độc As2O3> As2O5
* Sự thay thế của một nhóm này bằng một nhóm khác, sự thêm vào hoặc bớt đi của một nhóm trong phân tử.
S
C2H5 S CH3O
P O NO2 ---> P O NO2
C2H5 CH3O
Ethyl Parathion Methyl Parathion
Độc cấp tính đường miệng Độc cấp tính đường mieọng
LD 50= 3,6 mg ai/ kg chuột cái LD50 = 24 mg ai/ kg chuột cái
S
CH3O Sumithion
P O NO2 Độc cấp tính đường mieọng
CH3O LD50 = 250 - 500 mg/kg
chuột cống
CH3 = 870mg/kg chuột nhắt
Phụ thuộc vào cấu trúc phân tử:
X X= 0 Thiolat
O ---> Trừ bạc lá
luùa.
P YCH3 Y=S
O X=S
---> Salithion
Y=O Trừ sâu
* Phụ thuộc vào loại chất đồng phân: Trong 8 đồng phân của 666 thì chỉ có gamma 666 có hiệu lực trừ sâu mạnh nhất.
* Phụ thuộc vào tốc độ hoà tan và kích thước của các phân tử. Kích thước càng nhỏ ----> càng dễ hoà tan và gây độc.
5. 2 Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật và tính độc của chất độc:
a) Tính mẫn cảm và tính chống chịu của sinh vật đối với tác động của thuốc . Trong thực tế, đối với các sinh vật khác nhau thì phản ứng với các chất độc cũng khác nhau do đó dẫn đến khái niệm về tính mẫn cảm và chống chịu của sinh vật đối với tác động của chất độc.
- Có nhiều loại thuốc tác động tới một loài sinh vật này nhưng không có tác động hoặc tác động kém tới loài khác, ví dụ thuốc trừ sâu phần lớn không tác động tới bệnh và cỏ dại.
- Đối với cùng một loài sinh vật thì tính mẫn cảm đối với cùng một loại chất độc cũng khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển.
* Trứng và nhộng có tính chống chịu cao.
Ấu trùng có sức chịu đựng tăng dần theo tuổi do:
- da dày lên
- lượng lipid trong cơ thể tăng lên
* Trong những thời gian đình dục, qua đông tính chống chịu càng tăng
- Tính chống chịu thay đổi trong ngày tùy trạng thái sinh lý: càng hoạt động càng mẫn cảm
- Tính chống chịu khác biệt theo giới tính
- Cùng một loài, cùng một lứa tuổi, khi bị đói hoặc ăn thức ăn không thích hợp thì cá thể sẽ trở nên mẫn cảm hơn.
Nguyeân nhaân gaây ra tính choáng chòu:
- Phản ứng tự bảo vệ:
* Tránh ăn
* Thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
* Đóng lỗ thở
- Cấu tạo về hình thái và giải phẫu sinh lý của cơ thể sinh vật:
* Độ dày và cấu trúc của biểu bì
* Hình thể lá (rộng, hẹp), độ nghiêng của lá, độ láng của lá, lá có sáp hoặc không, rễ cây ăn sâu hoặc cạn.
- Thành phần và hoạt tính của các men.
b. Hiện tượng quen thuốc của dịch hại:
Tính quen thuốc của dịch hại (tính chống chịu chuyên biệt) tính miễn dịch được ghi nhận ở nhiều sinh vật gây hại sau một quá trình sử dụng cùng một loại thuốc liên tục trong nhiều năm ở tại cùng một địa phương để phòng trừ một loại sâu hại nào đó.
Một loại dịch hại đươc xác nhận là đã quen với một loại thuốc khi:
- Tại vùng đó đã dùng một loại thuốc liên tục trong nhiều năm để phòng trừ sinh vật gây hại.
- Cá thể sinh vật ở vùng thường xuyên dùng một loại thuốc thì có sức chống chịu với loại thuốc này cao hơn từ 5 -10 lần hoặc hơn nữa so với cá thể cùng loại ở địa phương chưa dùng thuốc. Dù phun thuốc ở thời điểm thích hợp nhất, cá thể quen thuốc cũng có tính chống chịu rất cao đối với loại thuốc đó.
- Tính quen thuốc được di truyền qua thế hệ sau.
- Có sự khác biệt về khả năng và tốc độ thể hiện tính chống chịu ở các loài khác nhau đối với các loại thuốc.
- Mức độ chống chịu có tính nhảy vọt theo thế hệ.
- Có hiện tượng chống chịu bắt chéo.
Các biện pháp thông dụng để chống quen thuốc là:
- Tránh dùng thuốc khi không cần thiết.
- Dùng luân phiên các loại thuốc - Kết hợp với thuốc vi sinh vật
- Sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
5.3 Ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh tới tính độc:
Như đã được đề cập ở phần 1.6, các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến cả lý hoá tính của chất độc lẫn trạng thái sinh vật, bao gồm:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm không khí và đất.
- Lượng mưa
- Ảnh hưởng của loại đất và hoạt động của vi sinh vật đất.
- Ánh sáng