PHÒNG TRỪ CỎ DẠI BẰNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Lược sử phát triển của hóa chất bảo vệ thực vật (Trang 91 - 96)

CHệễNG II ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

VIII. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI BẰNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC

8.1 Lợi ích của việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học

Phương pháp hóa học có một số ưu điểm sau:

* Có thể dùng trên diện rộng đạt kết quả nhanh chóng

* Ít vất vả hơn làm cỏ tay

* Có thể sử dụng vào những thời điểm mà các biện pháp khác khó thể thực hiện được.

* Có tính chuyên biệt

* Có thể hỗn hợp nhiều thuốc có thể diệt một lúc nhiều loại cỏ

* Giảm xói mòn đất đai

* Có thể có lợi về mặt kinh tế

* Diệt được cỏ trên những loại hoa màu trồng dày 8.2 Bất lợi của việc dùng thuốc diệt cỏ

* Đòi hỏi sự thành thạo trong việc sử dụng thuốc

* Đòi hỏi phải có các dụng cụ chuyên dùng

* Có thể gây ra thiệt hại cho cây trồng trong khu vực xử lý và vùng lân cận

* Đôi lúc không diệt được cỏ dại

* Có thể gây ra ô nhiễm môi trường, gây hại cho các loài sinh vật

* Có thể tạo ra tính kháng thuốc ở cỏ dại

* Lệ thuộc vào nguồn thuốc ngoại nhập

* Có thể làm bộc phát các loại cỏ vốn trước đây ít quan trọng hơn

* Nông dân nghèo không đủ tiền để mua thuốc diệt cỏ

* Khi trồng cây xen canh dùng thuốc diệt cỏ sẽ gặp nhiều khó khăn.

8.3 Xác định thuốc diệt cỏ Có thể xác định thuốc diệt cỏ qua:

* Công thức hóa học

* Tên thông thường

* Cấu trúc hóa học Vớ duù:

1) - Công thức hóa học: 3(3,4-dichlorophenyl)-1,1-dimethyl urea - Tên thông thường: Diuron

- Tên thương mại: Diurex, Karmex, Telvar - Cấu trúc hóa học:

2) - Công thức hoá học: N-(Phosphonomethyl) glycine - Tên thông thường: glyphosate

- Tên thương mại: Round-up - Cấu trúc hóa học:

8.4 Phân loại thuốc diệt cỏ

Có nhiều cách phân loại thuốc diệt cỏ, sau đây là những cách thông dụng nhaát:

1. Phân loại theo thời gian sử dụng

* Đối với cỏ: trước nẩy mầm hoặc sau nẩy mầm

* Đối với cây trồng: trước trồng hoặc sau trồng 2. Phân loại dựa theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc

Phân loại này có tính tương đối tùy theo liều lượng sử dụng và trạng thái sinh trưởng của cây trồng

3. Phân loại dựa theo tác dụng trên lá hoặc tác dụng trong đất

* Một số thuốc diệt cỏ chỉ nằm trong một nhóm

* Một số thuốc khác lại nằm trong cả hai nhóm 4. Phân loại dựa theo tiếp xúc hoặc lưu chuyển 5. Phân loại dựa theo cách tác dụng

- Thuốc tác động vào những quá trình sinh lý của cây trồng, một số đã được xác định, một số vẫn còn chưa biết được rõ. Vài tác động điển hình của thuốc là:

- Tác động đến sự phân bào - Đều hòa sinh trưởng - Ức chế quang tổng hợp

- Ức chế chồi thân và rễ cây con đang nẩy mầm - Ức chế sự hình thành diệp lục tố

- Ức chế tổng hợp và biến dưỡng protein - Gia tăng tính thẩm thấu của tế bào 6. Phân loại dựa theo nhóm hóa học

- Nhóm triazines

- Nhóm các chất thế của urê - Nhóm các hợp chất của phenoxy - Nhóm dinitroanilines

- Nhóm carbamate - Nhóm dinitrophenol - Nhóm bipyridylium

7. Phân loại theo cách sử dụng: Theo cách sử dụng, các thuốc diệt cỏ có thể được phân bố theo sơ đồ sau:

Tieáp xuùc (bromoxynil) Phun trên lá

Chuyeồn vũ (2,4-D)

Chọn lọc

Chuyển vào cây (atrazine)

Phun vào đất

Khoõng di chuyeồn(trifluralin) Thuốc diệt cỏ

Tieáp xuùc (paraquat) Phun trên lá

Chuyeồn vũ (glyphosate) Không chọn lọc

Xoâng hôi (netham sodium)

Phun vào đất

Lưu bã (sodium borate) 8.5 Những đặc điểm về sự chọn lọc thuốc diệt cỏ

Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ chỉ phá vỡ các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây trồng. Sự chọn lọc có tính chất tương đối, thường phải chỉ rõ ra điều kiện và liều lượng sử dụng.

Để có thể tác động đến cỏ dại, thuốc cần phải:

* Tiếp xúc với cỏ

* Thấm sâu vào các bộ phận cỏ

* Di chuyển đến vị trí tác động bên trong cây

* Gây độc đến các bộ phận quan trọng của cỏ dại

Có thể phân tích chi tiết các yêu cầu đối với thuốc diệt cỏ kể trên như sau:

1. Sự tiếp xúc của thuốc với cỏ tùy vào cách sử dụng thuốc diệt cỏ

- Có thể dùng vật che chắn và phun thẳng vào cỏ để thuốc khỏi vương vào cây trồng trong trường hợp dùng một loại thuốc độc đối với cây troàng.

- Độ sâu phân bố rễ khác nhau giữa cây trồng và cỏ dại giúp cho việc diệt cỏ bằng các loại thuốc có tính chất tồn lưu giới hạn trên lớp đất mặt được dễ dàng hơn. Thuốc này không ngấm sâu vào đất do đó không bị rễ cây trồng ở tầng bên dưới hút vào.

- Lập thời khóa biểu dùng thuốc: có loại thuốc được dùng để phun vào cỏ trước khi hạt cây trồng nẩy mầm. Có thuốc lại được phun vào thời kỳ ngủ của cây trồng để tránh thiệt hại. Trong quá trình phát triển có những giai đoạn cây trồng đề kháng với thuốc, vì vậy cần sắp xếp lịch phun thuốc trùng với thời kỳ này để tạo ra sự chọn lọc.

2. Hình thái và đặc điểm phân loại của cỏ ảnh hưởng đến sự chọn lọc của thuốc diệt cỏ

- Vị trí, kích thước, hình dạng của lá ảnh hưởng đến sự lưu giữ thuốc do đó ảnh hưởng đến khả năng thấm sâu vào trong cây của thuốc.

Những lá phẳng và rộng giữ lại nhiều thuốc diệt cỏ hơn là lá hẹp mọc thaúng.

3. Đặc điểm bề mặt lá ảnh hưởng đến sự chọn lọc

- Độ dày của biểu bì và số lượng lông trên mặt lá hoặc độ gấp nếp của bề mặt lá ảnh hưởng đến sự thâm nhập của thuốc vào trong cây.

- Lá có bề mặt gấp nếp nhiều hoặc có lớp sáp dày hoặc rất nhiều lông sẽ làm giảm mức tiếp xúc giữa thuốc và mặt lá, do đó thuốc thấm vào caây ít hôn.

4. Vị trí của đỉnh sinh trưởng ảnh hưởng đến sự chọn lọc

- Điểm tăng trưởng (mô đỉnh sinh trưởng) nằm trên mặt đất có thể dễ bị hại hơn so với vị trí trong đất.

- Các loại cỏ đa niên thường có các bộ phận đỉnh sinh trưởng, thân rễ, củ nằm dưới mặt đất do vậy được bảo vệ tốt hơn các loại cỏ hàng niên có đỉnh sinh trưởng khí sinh.

- Các mô đỉnh sinh trưởng ở các loại cây lá rộng dễ bị tiếp xúc với thuốc diệt cỏ hơn là các cây lá hẹp. Tầng phát sinh libe mộc và các chồi ngủ trên thân của các loài lá rộng dễ mẫn cảm với thuốc diệt cỏ.

5. Sự chuyển động của thuốc bên trong cây ảnh hưởng đến sự chọn lọc - Một số thuốc diệt cỏ chỉ dẫn đi được trong mô libe hay mô mộc - Một số ít các loại thuốc khác có thể di chuyển trong cả hai loại mô - Sự chuyển động của thuốc trong cây quy định sự khác biệt giữa cây nhạy cảm và cây chống chịu, chúng ta không thể can thiệp gì vào quá trình này

- Phun thuốc vào đúng vị trí (lá hoặc rễ) cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng diệt cỏ của thuốc

6. Độc tính và tính chọn lọc của thuốc

- Trong một số trường hợp, phân tử thuốc diệt cỏ bị biến đổi thành dạng không độc (bất hoạt hóa) trong một cây có tính kháng. Các cây mẫn cảm không có đặc tính này.

- Chúng ta khó can thiệp được vào tính chọn lọc sinh lý hoặc sinh hóa.

- Những điều kiện bất lợi cho cây có thể làm biến đổi các quá trình kể trên, bởi vậy không nên phun thuốc diệt cỏ khi những điều kiện môi trường không thuận lợi.

- Sự tương tác giữa một số thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng có thể thay đổi tính chọn lọc ở cây trồng và gây ngộ độc cho cây.

Ví dụ: Propanil dùng diệt cỏ lúa, nếu trước và sau khi phun Propanil 10 ngày mà phun một loại thuốc sát trùng gốc lân hữu cơ hoặc carbamat thì cây lúa không thể bất hoạt hóa Propanil và bị ngộ độc.

- Phần lớn các loại cây trồng kinh tế đều có những dòng mang tính mẫn cảm đối với thuốc diệt cỏ ở một mức độ nào đó.

7. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự chọn lọc của thuốc diệt cỏ a. Nhiệt độ:

- Trong một phạm vi giới hạn nào đó, sự hấp thu, sự chuyển vị và các quá trình sinh lý, sinh hóa tăng lên theo sự tăng nhiệt độ.

- Khi sự chọn lọc tùy thuộc vào sự hấp thu hoặc chuyển vị phân biệt theo điều kiện nhiệt độ, sự chọn lọc này có thể bị thay đổi khi nhiệt độ quá biến động. Ví dụ: thuốc Linuron có thể dùng cho lúa mì vùng ôn đới nhưng lại độc đối với lúa mì vùng nhiệt đới.

- Khi dùng propanil cho lúa ở điều kiện nhiệt độ lớn hơn 38 độ C, lúa có thể bị thiệt hại.

b. Ẩm độ tương đối:

Ẩm độ có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc diệt cỏ thông qua sự mở các khí khổng ở lá và độ trương của lá.

- Khi ẩm độ tương đối cao, các khổng mở ra và tế bào lá trương phồng lên tạo nên những khe hở nhỏ trên biểu bì làm thuốc diệt cỏ dễ xâm nhập vào bên trong lá. Trong một số trường hợp cây hấp thu thuốc diệt cỏ nhanh hơn là mức bất hoạt hóa thuốc của nó, do vậy làm giảm tính chọn lọc.

- Sự bốc hơi của thuốc diệt cỏ từ mặt lá giảm dần trong điều kiện ẩm độ tương đối tăng dần do đó làm tăng thời gian tiếp xúc để thuốc thấm vào trong cây.

- Ẩm độ tương đối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của biểu bì. Ở điều kiện ẩm độ tương đối thấp, cây có biểu bì dày hơn so với điều kiện ẩm độ cao.

c. Ẩm độ đất

Độ ẩm đất có thể ảnh hưởng đến sự chọn lọc do nó quyết định mức hòa tan của thuốc trong dung dịch đất và độ di chuyển xuống sâu của thuốc.

- Độ ẩm đất cao làm tăng lượng thuốc diệt cỏ trong dung dịch và tăng sự hấp thu thuốc của cây.

- Độ ẩm quá cao có thể làm rửa trôi thuốc diệt cỏ vào vùng rễ cây và gây độc cho cây

- Sự rửa trôi mau lẹ hơn đối với các thuốc có độ hòa tan cao hoặc chỉ số rửa trôi cao.

d. Các chất trải

Chất trải là những hóa chất có tác dụng làm thay đổi mối quan hệ giữa các bề mặt của hai loại chất lỏng hoặc là một chất lỏng và một chất rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho chất lỏng đạt được những tính chất sau : tính tạo huyền phù, phân tán, thấm ướt, tính trải đều, tính dính và tính xâm nhập vào cây.

Chất trải có thể làm tăng sự lưu giữ và thấm sâu của thuốc diệt cỏ vào caây.

Khi dùng chất trải cho các loại thuốc diệt cỏ phun lên lá vào những thời điểm không thích hợp có thể làm mất tính chọn lọc của cây.

Một phần của tài liệu Lược sử phát triển của hóa chất bảo vệ thực vật (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)