CHệễNG II ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
I. THUỐC DIỆT NẤM VÀ VI KHUẨN
6.2 CÁC TDN HỮU CƠ
Nhiều loại TDN hữu cơ gồm cả những chất lưu huỳnh đã được dùng nhiều trong 50 năm vừa qua để thay thế dần các chất vô cơ ít chọn lọc. Phần lớn các thuốc hữu cơ này không tích lũy trong môi trường sau nhiều năm sử dụng.
Năm 1931 , Thiram là một chất lưu huỳnh hữu cơ được đưa vào sử dụng đầu tiên. Sau đó có nhiều chất khác được đưa vào sử dụng.
Vào khoảng năm 1943-1949 hai chất TDN thuộc về các nhóm mới là các dithiocarbanate và dicarboximide (zineb và captan). Hiện nay có hơn 250 TDN dùng cho đủ các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
Các TDN hữu cơ đời mới có những đặc tính rất tốt. Chúng rất hữu hiệu, dùng lượng ít hơn, tồn lâu hơn, và an toàn hơn cho cây hoa màu, động vật và môi
trường. Chúng an toàn hơn chất đồng 10 lần
Phần lớn chúng dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, bởi vậy ít khi tích lũy trong đất.
6.2.1 Các Dithiocarbamates
(EBDC=ethylenebis-dithiocarbamates)
Gồm các chất cổ điển như: thiram, mancozeb, maneb, ferbam, ziran và maneb (các chất này xuất hiện vào những năm 1930-1940). Các chất này được dùng phổ biến. Các tác động của các Dithiocarbamates là bị chuyển hóa thành các gốc isothiocyanate (- N=C=S), các gốc này sẽ bất hoạt hóa nhóm -SH trong các acid amine trong tế bào nấm bệnh. Vào năm 1989, cơ quan môi trường Mỹ (EPA) đề nghị cấm dùng các EBDC vì chúng có thể gây ra ung thư do chất ethylene thiourea (ETU), là một chất biến đổi từ EBDC. Sau khi nghiên cứu một lượng mẫu rất lớn, EPA báo cáo rẳng 80% sản phẩm thực phẩm không chứa dư lượng có thể phát hiện được và vẫn giử nguyên quyết định, các chất khác trong nhóm này đang được EPA dò xét kỹ là metiram, amobam, zineb.
6.2.2 Các Thiazoles
Các Thiazoles là những hợp chất chứa etridiazole. Vòng 5 của thiazoles tách ra nhanh chóng ở điều kiện đất để thành lập chất có hoạt tích diệt nấm _N=C=S hoặc dithiocarbamates, tùy vào cấu trúc của phân tử gốc. Etridiazoles được dùng làm thuốc diệt nấm đất. Cách tác động là ức chế sự hô hấp và hủy hoại tương thể. Tricyclazole là một TDN lưu dẫn dùng trên ruộng lúa khắp thế giới. Tricyclazoles ức chế sự tổng hợp melamin.
6.2.3 Triazines
Triazines là nhóm có nhiều chất diệt cỏ. Chỉ có một thuốc diệt nấm duy nhất là Anilazine ra đời năm 1955 dùng để trị đốm lá khoai tây và cà chua cũng như các bệnh của cỏ thảm. Nay không còn nữa.
6.2.4 Các chất thơm mang nhóm thế Gồm các dẫn xuất đơn giản của benzene.
Hexachlorobenzene ra đời năm 1945 được dùng để xử lý hạt và xử lý đất để trị các nấm sống trong đất. Pentachlorobenzen (PCP) không còn dùng trong nông nghiệp nữa nhưng vẫn còn dùng trong ngành bảo quản gỗ.
PCNB là chất dùng rộng rải để xử lý hạt và phun trên lá. Thuốc cũng được phun mô đất để diệt các nấm gây bệnh chết rạp cây con.
Chlorothalonil ra đời nămm 1964 là TDN phổ rộng phun lá có tác dụng bảo vệ.
Chloroneb ra đời năm 1965, được dùng nhiều cho các bệnh trên bông vải và cỏ. Nay không còn sản xuất nữa.
Dicloran (DCNA) dùng để diệt nấm Botrytis, Monilinia, Phizopus Sclerotinia và Sclerotium.
Các chất thơm có tác động phức tạp: thường là chất ức chế nấm, chúng làm giảm sự tăng trưởng và phóng bào tử của nấm, có thể là kết hợp với các nhóm -NH2 hoặc -SH của các hợp chất cần thuốc cho quá trình biến dưỡng.
6.2.5 Các Sulfenimides
Có 3 chất TDN phổ biến thuộc nhóm này:
Captan ra đời năm 1949 và chất được dùng nhiều nhất.
Folpet ra đời năm 1962 . Captafol ra đời năm 1961.
Chúng được dùng nhiều ở dạng bột hoặc chất lỏng phun lên lá cây ăn trái, rau cải và cây kiểng. Chúng còn được dùng để xử lý hạt, bảo vệ tàn lá khỏi bị bệnh sương mai, và nhiều bệnh khác.
Các nhà sản xuất đã thôi không sản xuất captafol và folpet vì nghi ngờ tác động về lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người.
Nhiều hợp chất của nhóm _SCCl3 có tính độc đối với nấm. Độc tính nấm của các sulfenimides đối với nấm không có tính chọn lọc và có cơ chế tác động phức tạp. Có thể là do sự ức chế tổng hợp các acid amine và các men chứa -SH
6.2.6 Các TDN lưu dẫn: Alliet
Các loại TDN lưu dẫn mới thịnh hành trong thời gian gần đây. Hầu hết các TDN lưu dẫn có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, chặn đứng sự xâm nhiễm. Một số được cho vào đất, thấm qua rễ, dẫn lên cây và tác dụng từ từ.
TDN lưu dẫn có tác dụng tốt hơn TDN bảo vệ phun lên lá vì không cần phải phun phủ đều mặt tàn lá. Tuy vậy đối với các TDN phun lên lá vẫn có một số đặc điểm lan truyền rộng trên bề mặt tàn lá giúp tăng thêm sự bảo vệ.
TDN lưu dẫn tiêu diệt nấm bệnh tại gốc, ít gây ra ô nhiễm môi trường do phải phun nhieàu laàn.
6.2.6.1 Các TDN Oxathiin
Các TDN Oxathiin ra đời năm 1966 gồm có Carboxin và Oxycarboxin, khá thành công.
Dùng để xử lý hạt ngũ cốc chống bệnh nấm, kể cả nấm bệnh lưu trú trong phôi hạt.
Thuốc có hiệu lực đối với các nấm gây bệnh rỉ, bệnh than, nấm Rhizoctonia (Thanatephorus), các sinh vật thuộc nhóm nấm Basidiomycetes. Cách tác động là ức chế men succinic, một loại men quan trọng đối với sự hô hấp trong hệ thống ty thể.
6.2.6.2 Các TDN Benzimidazoles
Các TDN Benzimidazoles, tiêu biểu là Benomyl và Thiabendazole (TBZ), ra đời năm 1968 và được dùng rộng rãi. Benomyl là TDN phổ rộng gồm cả Sclerotinia, Botrytis và Rhizoctonia và các nấm gây bệnh phấn trắng.
Thiabendazol có phổ tác động rộng như Benomyl.
Imazalil sùng để xử lý hạt, trị các bệnh cây con và xử lý cam quít sau thu hoạch.
Chất Thioplanate-methyl ra đời năm 1969, vốn không phải là một benzimidazole, nhưng bị quá trình biến dưỡng của cây và nấm bệnh chuyển hóa thành benzimidazole.
Thioplanate-sue có tính độc tương tự như Benomyl.
Các chất kể trên đều dùng phun trên lá, xủ lý hạt, những trái và rễ, bám vào đất.
Cách tác động là gây biến dạng trên bào tử nảy mầm trong sự nhân tế bào, tăng trưởng, không qua sự cản trở tổng hợp các acid nhân.
Carbendazim ra đời năm 1973 và cũng có tác động diệt nấm rất tốt.
6.2.6.3 Các Pyrimidines
Các TDN lưu dẫn nhóm Pyrimidines ra đời từ những năm 1960, gồm có Dimethirimol, Ethirimol và Bupirimate. Thuốc diệt một số nấm phấn trắng rất hiệu quả.
Dimethirimol dùng tốt trên họ bàu bí. Ethirimol trên nhóm ngũ cốc và các cây khác, Bupirimate trên hoa kiểng nhà kính. Chất mới ra đời gần đây là Femarimol, có tác dụng lưu dẫn cả diệt trừ lẫn bảo vệ và chống các nấm phấn trắng, nấm gây bệnh ghẻ trên cây ăn trái và các bệnh cỏ.
Bảng 6.1 Một số các hợp chất đồng dùng làm thuốc diệt nấm
---
Tên Công thức hóa học Sử dụng
--- - Sulfate đồng CuSO4*5H2O Xử lý hạt và pha chế dung
dòch Bordeaux.
- Đồng ngậm nước Cu(OH)2 Xử lý hạt, phun tàn lá trị nhieàu beọnh naỏm
- Đồng oxyclorid 3Cu(OH)2*CuCl2 Nhiều loại
beọnh naỏm
- Đồng oxyclorid sulfate 3Cu(OH)2*CuCl2+ Nhiều loại bệnh nấm 3Cu(OH)2*CuSO4
- Đồng ammonium Phức hợp hóa chất Nhiều loại bệnh nấm carbonate (không rõ công thức)
(Copper-Count-N)
- Đồng oxid Cu2O Nhiều loại bệnh nấm
- Đồng sulfate kiềm CuSO4*Cu(OH)2*H2O Nhiều loại bệnh nấm
- Đồng carbonate kiềm Cu(OH)2*CuCO3 Nhiều loại
beọnh naỏm (Malachite)
- Đồng resinate (Citcop) Muối của các acid béo Trị bệnh vi khuẩn và nấm
và acid rosin trên nho, cam quít và rau cải
---