VẬN CHUYỂN, TỒN TRỮ VÀ THẢI BỎ THUỐC SÁT TRUỉNG

Một phần của tài liệu Lược sử phát triển của hóa chất bảo vệ thực vật (Trang 109 - 112)

CHệễNG II ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

IV. VẬN CHUYỂN, TỒN TRỮ VÀ THẢI BỎ THUỐC SÁT TRUỉNG

4.1 Vận chuyển

Thuốc dạng lỏng chứa trong chai thủy tinh cần phải được vận chuyển hết sức cẩn thận để tránh bể vỡ. Bên ngoài các bao thuốc loại này phải ghi chữ (Dễ Bể) và làm một dấu hiệu đầu lâu và hai xương bắt chéo. Các loại thuốc dễ gây cháy cũng cần được ghi rõ bên ngoài.

Thuốc phải được để riêng ra khỏi các loại hàng hóa khác, phải dùng rơm hoặc vật liệu chống xóc nào khác để đệm các kiện thuốc, thao tác nhẹ nhàng. Xe chở thuốc sát trùng phải có buồng lái riêng cho tài xế, không được chở thuốc chung với hành khách.

Một số quy tắc cần thiết đối với các phương tiện vận chuyển thuốc bị tai nạn như sau:

- Tắt máy ngay để tránh cháy - Không cho phép hút thuốc lá

- Mọi người phải di chuyển ra khỏi vị trí, đứng trên gió để tránh hít phải thuốc hoặc hơi nóng nếu bị cháy. Nếu cần giúp người bị hôn mê thì , chỉ một số người tối thiểu được tham gia vào.

- Khi không thấy nguy cơ cháy, nổ hoặc bốc hơi quá mức có thể cẩn thận tìm cách ngăn chặn không cho thuốc đổ tràn vào các vực nước.

Nếu đổ quá nhiều, phải gọi ngay người có chuyên môn giải độc hoặc chính quyền địa phương. Ngăn chặn dân địa phương tò mò đi vào khu vực. Nếu thuốc bị đổ là thuốc diệt cỏ, phải tìm cách ngăn ngừa để thuốc khỏi gây hại cho cây trồng khu vực lân cận.

4.2 Tồn trữ

Tồn trữ thuốc phải đạt được hai mục tiêu: giữ được lâu dài hoạt tính của thuốc và an toàn cho con người và môi trường xung quanh. Cần lưu ý các điểm sau:

1. Thuốc cần được lưu trữ ở chổ khô và mát bởi vì tia nắng trực tiếp sẽ phân hủy và giảm hiệu lực của thuốc thậm chí có thể gây hỏa hoạn.

2. Khu vực tồn trữ phải thoáng khí để công nhân vào khỏi bị ngộ độc.

Cần lắp quạt hút gió trên trần.

3. Nên sắp xếp các loại thuốc theo độ độc. Các loại rất độc nên sắp trong cùng để giảm bớt ảnh hưởng đối với người vào làm việc thường xuyeân.

4. Đặt kế hoạch chuyển vận thuốc vào ra thật hơp lý sao cho công nhân hiện diện với thời gian tối thiểu trong khu vực kho vựa.

5. Cửa kho thuốc phải khoá thường xuyên và cấm trẻ em lai vãng 6. Kho vựa phải xa cách khu vực nhà ở. Trường hợp các đại lý bán lẻ thì cần phải có khoảng cách an toàn giữa nơi chứa thuốc và nơi sinh hoạt.

7. Kho vựa phải có các phương tiện phòng bị thuốc đổ ra ngoài và chữa lửa. Tối thiểu phải có: chổi, vôi, đất, xuổng, thùng chứa rỗng, bình chữa lửa. Nên có bờ bao thấp chung quanh kho chứa để tránh thuốc đổ chảy ra xa. Nước rửa kho vựa phải thoát ra có chỗ.

8. Phải có các dụng cụ sơ cứu: xà phòng, găng tay, mặt nạ thở, nước rửa...

9. Khi có hỏa hoạn phải báo động cho mọi người tránh khỏi khói độc và phải báo cho đội cứu hỏa biết trước có khói độc để họ chuẩn bị khaồu trang.

10. Duy trì mối liên lạc với ngành y tế, chữa lửa, cảnh sát.

11. Không được bày bán chung thuốc với các loại hàng hóa khác.

12. Thuốc diệt cỏ phải được để ra một khu riêng biệt vì tạp nhiễm thuốc diệt cỏ qua các thuốc khác có thể bất ngờ gây hại cho hoa màu.

4.3 Thải loại

Các vật chứa đựng thuốc sát trùng thường được đem sử dụng vào những mục đích khác và gây ra những tai họa bất ngờ đặc biệt cho trẻ em và gia súc.

4.3.1 Thải các vật chứa đựng thuốc

* Các loại thùng và giấy

Các loại thùng giấy đựng thuốc sát trùng cần phải đốt bỏ, không được dùng để nướng cá, thịt hoặc nấu ăn.

* Các loại chai lọ

Tránh dùng để đựng các thức khác, sau khi dùng nên đập vỡ và chôn tập trung. Cần phải trút sạch hết thuốc ra khỏi chai lọ bằng cách dựng đứng 30 giây trên bình phun thuốc. Xong súc lại ba lần với nước hoặc dung môi nào đó, đổ luôn vào bình phun.

Không bao giờ dùng các loại chai đựng nước giải khát, bia... để phân phối lẻ thuốc sát trùng. Cần phải khắc vĩnh viễn dấu đầu lâu và hai xương chéo lên các loại chai đựng thuốc, như vậy có thể bán chai lại cho nhà máy sản xuất và các ngành khác không thể tận dụng được loại chai này.

* Các loại nhựa

Đâm thủng, chặt nhỏ, đem chôn. Không nên đốt vì khói nhựa rất độc có khả năng gây ra ung thư.

* Các loại lon Đâm thủng và chôn.

4.3.2 Các dư thừa của thuốc sau khi dùng

Chỉ có những lò nung nhiệt độ cao mới có thể hủy thuốc sát trùng.

Tránh đốt bỏ thuốc dư theo kiểu thông thường vì thuốc có thể truyền đi xa nguy hiểm hơn cho sức khoẻ và nếu là thuốc diệt cỏ thì còn làm hư hỏng cây trồng ở nơi khác.

Không được đổ bỏ thuốc dư vào nguồn nước vì thuốc sẽ tiêu diệt thủy sinh mạnh hơn cách phun xịt bình thường rất nhiều. Nếu dư thuốc nên phun xịt trải rộng ra trên cánh đồng, cách này tuy có làm gia tăng thêm liều sử dụng trên cây nhưng ít gây nguy hiểm hơn cách đổ bỏ tập trung.

Chôn thuốc dư là cách tiện dụng nhưng phải chú ý các điểm sau: đất chôn không có tính thấm quá cao làm thuốc trôi xuống nước ngầm (đất sét tốt hơn cả), không ở vị trí dễ bị xói mòn. Điểm chôn phải cách xa khu vực chăn nuôi, giếng nước, giòng suối ít nhất 150m. Hố chôn phải đủ sâu để có thể đổ một lớp đất phủ dày tối thiểu 6 tấc.

Hố chôn được lót đáy với một lớp vôi rồi đến một lớp mạt cưa dày tối thiểu 3 cm. Thuốc dư được đổ lên trên một lớp vôi và mạt cưa nữa. Cứ thế tiếp tục cho đến khi đổ đất lấp. Vôi có tác dụng thúc đẩy sự phân hủy thuốc sát trùng và tăng cường hoạt động của các vi sinh vật phân giải thuốc. Hầu hết thuốc sát trùng bị phân giải trong môi trường kiềm. Mạt cưa để giảm bớt sự rửa trôi của thuốc.

Một phần của tài liệu Lược sử phát triển của hóa chất bảo vệ thực vật (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)