4.1.3.1. Thử nghiệm tính độc của các chủng vi khuẩn R. solanacearum trên giống lạc Thiên Ngọc và giống vừng V6
Tính độc của các chủng vi khuẩn đ phân lập và làm thuần đ−ợc kiểm tra bằng khả năng gây bệnh đối với giống lạc Thiên Ngọc và giống vừng V6. Các chủng vi khuẩn độc được cấy trên môi trường KB để thu sinh khối tế bào và lây nhiễm nhân tạo bằng ph−ơng pháp cắm tăm. Kết quả thu đ−ợc nh− sau:
+ §èi víi c©y võng:
Kết quả có 4 chủng thể hiện tính độc làm chết héo 30% ữ 100% số cây vừng thí nghiệm trong điều kiện nhà kính. Trong đó có chủng VT3 gây chết 100% cây vừng sau 7 ngày, đây là chủng thể hiện tính độc cao nhất. Ba chủng còn lại là VD1, SBR, DK là những chủng gây chết 30%- 50% số cây sau 15- 18 ngày. Trong số này có chủng DK gây chết 50% số cây sau 15 ngày, 2 chủng SBR và VD1 gây chết 30% số cây sau 18 ngày.
+ Đối với cây lạc:
Chủng HL1 thể hiện tính độc cao nhất, gây chết 100% cây lạc sau 7 ngày lây nhiễm, chủng HL2 làm chết héo 70% cây lạc sau 10 ngày theo dõi thí nghiệm.
Các chỉ số về thời gian gây chết và tỷ lệ cây chết là biểu thị cho mức độ thể hiện tính độc của các chủng vi khuẩn. Thời gian gây chết cây càng ngắn thì tính độc của chủng càng mạnh và ng−ợc lại. Các điều kiện nh− tuổi cây, dinh d−ỡng và điều kiện chăm sóc, nhiệt độ, độ ẩm môi tr−ờng và l−ợng vi khuẩn gây bệnh bổ sung vào cây là nh− nhau cho mọi chủng vi khuẩn.
Cây lạc và cây vừng chết héo xanh do lây nhiễm có quá trình biểu hiện triệu chứng rất điển hình, không giống với biểu hiện héo xanh trong điều kiện trồng ngoài đồng ruộng, nơi chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố ngoại cảnh không thể khống chế đ−ợc.
Sau 2-3 ngày nhiễm bởi vi khuẩn có độc tính mạnh trong điều kiện nhiệt độ 28-33oC và độ ẩm cao (65-80%) có thể quan sát thấy những lá non ở ngọn cây cà chua ủ bệnh bắt đầu héo, rủ xuống. Hiện t−ợng này cũng sẽ xuất hiện ở những lá bên cạnh và lan xuống phía d−ới gốc cây vào những ngày tiếp theo. Kết quả là toàn bộ bộ lá của cây bị héo, thân cây rủ xuống và chết khi còn xanh.
4.1.3.2. Phân nhóm vi khuẩn gây bệnh héo xanh R. solanacearum thành các thứ sinh học (biovar)
Để hiểu sâu hơn về đặc tr−ng của quần thể vi khuẩn gây bệnh héo xanh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, việc xác định thứ sinh học - biovar (khả
năng sử dụng các nguồn đ−ờng và r−ợu của vi khuẩn) theo ph−ơng pháp chuẩn mực của Hayward và He của các chủng thể hiện tính độc là rất cần thiết. Các biovar khác nhau có phạm vi ký chủ khác nhau.
Kết quả theo dõi sự biến đổi mầu của môi trường có bổ sung nguồn cacbon khác nhau gây ra bởi các chủng vi khuẩn đ−ợc minh hoạ ở ảnh 6 và trình bày trên bảng 4.2
Bảng 4.2. Khả năng chuyển hoá các nguồn cacbon của các chủng vi khuẩn R. solanacearum phân lập thể hiện tính độc
Đường đôi Rượu 6C
STT Chủng vi khuÈn
Thứ sinh
học L ML C S M D
1 VT3 2 + (3) + (3) + (3) - - -
2 SBR 3 + (7) + (7) +(10) + (8) + (7) + (8)
3 DK ? - +(12) +(10) - +(9) -
4 HL1 4 - - - + (4) + (5) + (5)
Chó thÝch : + : Có phản ứng
- : Không có phản ứng
? : Ch−a khẳng định
L: Lactoza, ML: Maltoza, C: Cellobioza, SB: Sorbitol, M: Manitol,D:Dulcitol.
Con số trong (): Số ngày làm biến đổi hoàn toàn mầu của môi trường sau khi nhiÔm khuÈn
VT3
ảnh 4.5. Sự chuyển hoá nguồn cacbon của các chủng thể hiện độc tính Thí nghiệm xác định biovar của các chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh
đ−ợc tiến hành trên 4 chủng vi khuẩn điển hình, kết quả thu đ−ợc nh− sau: với 3 chủng vi khuẩn gây bệnh trên vừng và 1 chủng gây bệnh trên lạc thì chủng
VT3, SBR, HL1 làm biến đổi màu của môi trường “Thứ sinh học” khi bổ sung các nguồn C. Điều này cũng có nghĩa là chúng có khả năng ôxi hoá hoặc sử dụng các nguồn C này tạo ra axít hữu cơ làm giảm pH môi tr−ờng và cuối cùng là làm biến đổi mầu của môi trường có chất chỉ thị màu bromphenol xanh (pH môi tr−ờng chuyển từ trung tính, pH =7,0 - ứng với màu xanh ôliu - sang môi tr−ờng axít, pH <6 - ứng với màu vàng chanh. Qua khả năng sử dụng nguồn C cho thấy VT3 thuộc biovar 2, HL1 thuộc biovar 4, SBR thuộc biovar 3, còn chủng DK ch−a xác định đ−ợc biovar cụ thể. Đồng thời dựa vào tính độc của chúng đ chọn 2 chủng VT3 và HL1 làm 2 chủng vi khuẩn gây bệnh nghiên cứu điển hình trong suốt quá trình thí nghiệm.