Giới thiệu Festival Tây Sơn – Bình Định 2008

Một phần của tài liệu Kế hoạch truyền thông festival tây sơn – bình định 2013 (Trang 30 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG

1.3. Vài nét về Bình Định và văn hóa võ thuật Bình Định

2.1.1. Giới thiệu Festival Tây Sơn – Bình Định 2008

Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 là hoạt động văn hoá tập trung thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật nhằm giới thiệu truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, bản sắc văn hoá Bình Định với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời giới thiệu về tiềm năng kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh Bình Định; thu hút các doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tƣ; qua đó thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ vào tỉnh.

Các hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 nhằm phát huy truyền thống lịch sử phong trào Tây Sơn, truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường của các tầng lớp nhân dân

21 trong tỉnh, huy động mọi tiềm năng, trí tuệ, lao động của mọi người dân, xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.

Từ mục đích, yêu cầu đã đƣợc xác định, Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 đã đƣợc tổ chức theo tiêu chí: đậm đà bản sắc dân tộc và hiện đại với quy mô lớn thể hiện trên các mặt sau:

+ Về cấp độ: Đây là một lễ hội của tỉnh nhƣng các nội dung và hình thức hoạt động mang tầm cỡ quốc gia (theo yêu cầu giao lưu, trao đổi văn hoá, hợp tác kinh tế trong và ngoài nước).

+ Về chủ đề:

- Tên gọi: “Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 ” - Chủ đề: Hội tụ và Phát triển

+ Về địa điểm tổ chức: Các hoạt động Festival đƣợc tổ chức tại thành phố Quy Nhơn là chính (chủ yếu tập trung từ khu Trung tâm Thương mại Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, khu vực Đầm Thị Nại, Tháp Đôi) và một số hoạt động lễ hội tại huyện Tây Sơn (Bảo tàng Quang Trung).

+ Về thời gian: Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 đƣợc tổ chức gắn với kỷ niệm 235 năm (1773 – 2008) nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ thành Quy Nhơn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.

- Các hoạt động hưởng ứng diễn ra trước khi khai mạc khoảng 30 ngày.

- Các hoạt động chính của Festival diễn ra trong 3 ngày: từ ngày 01/8/2008 đến ngày 03/8/2008 (tức là từ thứ Sáu đến Chủ nhật ngày 01 – 03/7 âm lịch năm Mậu Tý).

* Khai mạc lúc 20 giờ ngày 01/8/2008

* Bế mạc lúc 20 giờ ngày 03/8/2008

22 + Về hoạt động:

Các nhà tổ chức đã chú trọng xây dựng, thiết kế những mô hình hoạt động thực sự hấp dẫn trong cả hai dạng hoạt động chính và hưởng ứng; bảo đảm thu hút sự chú ý và tạo điều kiện cho khách tham quan dự đƣợc nhiều hoạt động diễn ra ở nhiều điểm bằng cách sắp xếp lịch hoạt động cụ thể, hợp lý; đặc biệt chú ý xây dựng kịch bản, nội dung, hình thức chương trình khai mạc, bế mạc Festival nhằm tạo đƣợc ấn tƣợng tốt, mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện.

2.1.1.2. Chương trình hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 A. Chương trình trọng tâm:

Ngày 1/8/2008

 Lễ dâng hương – dâng hoa tại Điện thờ Tây Sơn  Chương trình nghệ thuật tổng hợp Lễ Khai mạc  Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II

Tối ngày 02/8/2008

 Đêm hoa đăng trên Đầm Thị Nại Tối ngày 03/8/2008:

Chương trình nghệ thuật tổng hợp Lễ Bế mạc  Chung kết cuộc Thi Hoa hậu Những miền Đất võ B. Chương trình hưởng ứng: ( trước và trong festival) 1. Hoạt động thể thao:

Thi đấu Giải quyền Anh trẻ

Giải vô địch Võ cổ truyền toàn quốc

Khai mạc Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II 2. Hoạt động văn hoá:

Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc

23 Thi Hoa hậu Những miền Đất võ 2008

3. Hội làng nghề truyền thống và Ẩm thực 4. Liên hoan Sinh vật cảnh

5. Tổ chức các tour du lịch tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

6. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch biển 7. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật

9. Đêm “Thơ Hàn Mặc Tử – Xuân Diệu”

10. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Kế hoạch truyền thông festival tây sơn – bình định 2013 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)