Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG
2.3. Phân tích SWOT về bối cảnh truyền thông cho Festival trong giai đoạn
Ƣu điểm
- Hiện nay, thiếu các chương trình xã hội và mang tính sự kiện được tổ chức trong tỉnh nên chương trình Festival 2013 là một sự kiện mang tính qui mô xã hội và được hưởng ứng rộng rãi. Theo khảo sát, có 67/72 người (chiếm tỉ lệ 93, 05%) muốn Festival Tây Sơn – Bình Định đƣợc tổ chức lần nữa.
- Có kinh nghiệm tổ chức và làm truyền thông từ kì Festival trước với đội ngũ nhân lực nhiệt huyết, kinh nghiệm.
- Có sự nghiên cứu và hoạch định chiến lƣợc truyền thông bài bản hơn kì trước và phù hợp với tình hình hiện tại.
Nhƣợc điểm
- Mới chỉ tổ chức một lần và còn rất ít người biết đến, đặc biệt là những người ngoài tỉnh. (Có 28% người được hỏi không biết về Festival và 98,1 % trong số họ là những người ngoài tỉnh Bình Định. 78,3% những người không biết sinh sống và làm việc tại TP.HCM – TP năng động và nhiều thông tin nhất).
- Chƣa có sự quan tâm, đầu tƣ của UBND tỉnh và ban tổ chức Festival vào công tác truyền thông.
- Việc ứng dụng các công cụ truyền thông mới còn gặp nhiều hạn chế về kinh phí và nhân lực.
- Kinh phí cho công tác truyền thông còn rất thấp và đầu tƣ chƣa tập trung.
37 - Chƣa biết cách kể một câu chuyện thu hút truyền thông và đông đảo quần chúng dựa trên những tƣ liệu có sẵn về triều đại Tây Sơn và nền văn hóa võ thuật truyền thống đầy màu sắc của dân tộc.
- Chƣa có kinh nghiệm quản lý khủng hoảng truyền thông cho Festival.
Cơ hội
- Các công cụ truyền thông hiệu quả hơn, mới hơn (truyền thông trên internet, và các ứng dụng di động, sự phổ biến của truyền hình, truyền hình cáp).
- Công nghệ và kĩ thuật ngày càng tiến bộ (tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp, đƣa tin về Festival nhanh hơn, hiệu quả hơn).
- Được xem là một Festival ở tầm địa phương. Là cơ hội để quảng bá tích cực hơn nữa để Festival có thể trở thành một lễ hội mang tính chất khu vực, tiến tới cấp quốc gia.
- Các doanh nghiệp hiện nay đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của tài trợ xã hội và tham gia công tác tài trợ cho các chương trình lớn như Festival nếu có sự đảm bảo trong công tác quảng bá hình ảnh công ty.
- Festival Tây Sơn – Bình Định là một trong số ít các Festival có nét đặc trưng của địa phương, vinh danh võ thuật dân tộc.
Thách thức
- Có quá nhiều chương trình lễ hội được tổ chức mà hiệu quả chưa cao nên chương trình Festival Tây Sơn - Bình Định có thể bị chung hoàn cảnh nếu làm truyền thông không hiệu quả.
- Người dân hiện nay không còn nhiều hào hứng với các chương trình nghệ thuật, văn hóa truyền thống và bị lôi cuốn bởi các chương trình đậm tính giải trí, giật gân câu khách.
- Nguy cơ thâm hụt ngân sách tổ chức nếu không biết tiết kiệm trong ngân sách truyền thông.
38 - Thời điểm tổ chức Festival (tháng 8) trùng với nhiều sự kiện nổi bật
nên làm hạn chế mức độ phổ biến của chương trình.
- Ở xa các trung tâm truyền thông, hạn chế về việc tác nghiệp của phóng viên.
Từ những phân tích trên, để đạt đƣợc hiệu quả truyền thông tốt nhất cho kì Festival lần này. BTC cần có sự đầu tƣ, chuẩn bị và đào tạo đội ngũ nhân lực để phát huy những điểm mạnh, khắc phục dần những điểm yếu, biến thách thức thành cơ hội. Thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ :
- Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thực tuyên truyền/ thuê hẳn một công ty truyền thông và tổ chức tập huấn cán bộ về cách xây dựng nội dung thông tin quảng bá cho Festival sao cho thống nhất, hấp dẫn, sáng tạo.
- Huy động các doanh nghiệp tư nhân tài trợ cho chương trình giúp tiết kiệm chi phí với những lời mời chào quảng cáo và truyền thông hấp dẫn, hiệu quả.
- Xây dựng trung tâm tin tức để cung cấp tài liệu, danh sách những người cần liên lạc, để tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp cả trước, trong và sau festival. Trung tâm báo chí cũng là nơi trực tiếp phát ngôn và giải quyết các khủng hoảng phát sinh trong kì Festival Tây Sơn - Bình Định lần này.
- Đẩy mạnh truyền thông trên internet thông qua trang web riêng của lễ hội, thông qua các diễn đàn, các trang mạng xã hội và các trang chia sẻ tài nguyên.
- Tận dụng nguồn tình nguyện viên truyền thông là những người dân sống trên địa bàn Bình Định thông qua những buổi roadshow hoặc activation của các doanh nghiệp.
39 - Tập trung thiết kế bộ logo và hệ thống nhận diện mang tính thống nhất
và qui chuẩn cho Festival để sử dụng trong các hoạt động.
- Xây dựng chủ đề xuyên suốt chương trình, chủ đề phải thật gần gũi với người dân, thể hiện được những nét nổi bật của địa phương mà vẫn giữ đƣợc tinh thần dân tộc. Nội dung truyền thông phải kết hợp chặt chẽ với nội dung sự kiện đƣợc tổ chức.
- Có thể xây dựng chương trình giao lưu với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong nước hoặc người nước ngoài ( Thành Long, Chung Tử Đơn) với các võ sư trong nước để tạo luồn dư luận trái chiều, từ đó thu hút cho chương trình và nâng tầm võ thuật Việt.
Tóm lại, Chương 2 giới thiệu sơ lược về kì Festival Tây Sơn – Bình Định 2008; đƣa ra những đánh giá về hiệu quả dựa trên việc phân tích công tác hoạch định truyền thông. Bảng kế hoạch truyền thông năm 2008 thiếu hẳn các bước cơ bản trong qui trình hoạch định như phân tích đối tượng, kênh và nguồn... Ngoài ra, chương này cũng đánh giá hiệu quả truyền thông thông qua kết quả khảo sát trên 100 bảng hỏi ở hai khu vực là Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy Festival đƣợc tổ chức khá hay nhƣng mức độ lan truyền thông tin và tạo ấn tượng sâu sắc cho người dân còn thấp. Ở phần cuối, tôi đã đánh giá bối cảnh truyền thông cho chương trình (được tổ chức năm 2013) dựa trên mô hình SWOT. Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức truyền thông trong giai đoạn hiện nay để đưa ra những lưu ý.
Các lưu ý này là những công cụ hữu ích giúp hoạt động hoạch định trong chương 3 được hiệu quả cao nhất trong thực tế.
40