Các nhân tố k hác

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH SÊKON (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ CHI NSNN VÀ VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước

1.3.6 Các nhân tố k hác

Ngoài các nhân tố trên còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước như định mức chi tiêu của ngân sách, sự phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lýchi ngân sách nhà nước, bên cạnh đó là sự phối hợp của các cấp các ngành trong việc thực hiện chỉ đạo và tham gia quản lý chi ngân sách nhà nước.

1.4. VAI TRÒ CỦA KBNN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN

Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, trong đó hệ thống kho bạc nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào dự toanNSNN được giao và yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chigửi KBNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo qui định của pháp luật và thực hiện chi NSNN khi có đủ các điều kiện quy định. Đồng thời các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự quản lý, kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Vậy, KBNN là trạm quản ly, kiểm tra, kiểm soát cuối cùng được NN gaio nhiệm vụ quản lý trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi NSNN theo đúng chương, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN; đồng thời, cung cấp đây đủ, kịp thời các thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành của cơquan tài chính và hành chính các cấp. Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi.

27

Khi nhận được lẹnh trả tiền của cơ quan tài chính hay đơn vị thụ hưởng kinh phí do NSNN cấp, thì nhiệm vụ của KBNN không chỉ có xuất, nhập công quỹ, mà còn có nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Do đó, KBNN phải quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo dúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của Nhà nước. Trong quá trình quản lý nếu phát hiên thấy đơn vị, tổ chức kinh tế hay cơ quan Nhà nước sử dụng kinh phí ngân sách cấp không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ Nhà nước, thì KBNN sẽ tự chối cấp phát, thanh toán.

Như vậy, trong quá trinh cấp phát, thành toán, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần, mà hoạt động tương đối độc lập và có sự tác động trờ lại đối với các cơ quan, đơn vị đó. Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng công quỹ quốc gia được chặt chẽ, đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa, xây dụng,… Vì vậy, không những hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời, góp phần quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.

Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa ban, từng cấp ngân sách và từng loại chi chủ yếu. Rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, cùng với cắc cơ quan hưu quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý thanh toán, chi trả, kiểm tra NSNN qua KBNN.

1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NSNN QUA KBNN CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ Ở CHDCND LÀO

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý chi ngân sách nhà nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tế của Lào như sau:

28

Một là, phải có một hệ thống các quy định đồng bộ về quản lý chi ngân sách nhà nước. Các quy định này phải được thể chế hoá bằng luật pháp, chế độ quản lý chi tiêu ngân sách do chính quyền trung ương thống nhất quy định chung về khung, chính quyền các địa phương được phép ban hành một số chế độ trong phạm vi do trung ương quy định. Trong quản lý chi ngân sách nhà nước, cần phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp và giao quyền độc lập tương đối cho họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao. Chính quyền trung ương chỉ can thiệp khi cần thiết hoặc đóng vai trò điều hoà, điều tiết để đảm bảo sự công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ trong quốc gia.

Hai là, dự toán ngân sách nhà nước cần được chuẩn bị kỹ và trong một thời gian dài (thường là 12 tháng). Dự toán ngân sách nhà nước phải được lập từ cơ sở và qua nhiều vòng thảo luận công khai, dân chủ giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như tại Quốc hội. Dự toán chi ngân sách nhà nước phải được lập và phê duyệt chi tiết đến từng mục chi theo nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

Trong lập và phê duyệt dự toán, cần gắn việc chi tiêu của từng năm với kế hoạch chi tiêu của các năm tiếp theo để đảm bảo tính liên hoàn và kế thừa có hiệu quả các khoản chi của các năm trước, đồng thời cần tập trung thảo luận kỹ về sự cần thiết, cũng như hiệu quả của các khoản chi mới phát sinh hoặc không thiết yếu để có sự cắt giảm cho phù hợp. Các khoản chi đã được quy định trong luật hoặc đã được cam kết từ trước cần được đảm bảo thực thi trong thực tế.

Ba là, trong chấp hành chi ngân sách, cần đảm bảo một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý chi, đặc biệt là trách nhiệm của người chuẩn chi với người cấp phát, thanh toán. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản chi phải được thanh toán, chi trả cho người trực tiếp được thụ hưởng thông qua tài khoản của họ mở tại ngân hàng.

Bốn là, coi trọng và đánh giá đúng mức vai trò của công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và chính

29

sách chi ngân sách nhà nước. Quan tâm đầu tư thích đáng cho lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác các số liệu cho việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác quản lý và tiết kiệm các chi phí chung của toàn xã hội.

30

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH SÊKON (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)