Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào ảnh hưởng đến cơ chế chi NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH SÊKON (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN QUA KBNN TỈNH SÊKONG

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào ảnh hưởng đến cơ chế chi NSNN qua KBNN

2.1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

Đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung có rất nhiều yếu tố và chúng đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý chi NSNN qua KBNN trong đó có những đặc điểm nổi bật như sau:

- Đặc điểm về vị trí, địa hình

CHDCND Lào là một nước nằm ở Đông Nam Châu á nằm sâu ở bán đảo Đông Dương, ở một vị trí địa lý bất lợi về giao lưu quốc tế bởi vì Lào là nước duy nhất không có biển, có đường biên giới chung với các nước láng riềng chẳng hạn như là: Việt Nam dài 2069Km, Trung Quốc 505Km, Thái Lan 1.835 Km, Campuchia 435Km, và Mianma 236Km, Lào có diện tích là 236.800 KmP2P và dân số có khoảng 6,186 triệu người (2009/2010), mật độ dân số trung bình là 26 người trên 1 KmP2P. Khoảng 80% diện tích lãnh thổ của CHDCND Lào là núi cao và cao nguyên, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 diện tích lãnh thổ, nằm hoàn toàn về phía tây nơi tập trung tới 70 % dân số cả nước. Đồng bằng ở CHDCND Lào không liền dài mà bị chia cắt do xen kẽ với núi đồi cho nên việc giao lưu hàng hoá và đi lại giữa các vùng cũng rất khó khăn, sản phẩm ở những nơi thừa rất khó chuyển đến những nơi thiếu, thậm chí Lào không có biển, vậy việc trao đổi buôn bán với nước ngoài phải thông qua các cảng biển của Việt Nam như là: Đà Nẵng, Cửa Lò…và Thái Lan là Khong Tay, sau này là Campuchia (XiHaNúcVinh…). Nhưng cảng rất xa cước phí vận tải lại cao, do đó giá hàng nhập khẩu rất cao, giá hàng xuất khẩu lại rẻ. Điều đó đã cản trở việc phát triển loại hàng nông sản xuất khẩu, nhất là những loại giá trị thấp.

Lào nằm giữa các nước có nền kinh tế phát triển hơn như là Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Do đó trong tương lai nếu hoàn thiện mạng lưới giao

31

thông vận tải thì Lào có khả năng trởthành nơi giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các nước trong khu vực này, nhất là phát triển ngành thương nghiệp quá cảnh …

- Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên

Do nằm trong vị trí như đã nói ở trên, cho nên CHDCND Lào có nhiều đặc tính của vùng nhiệt đới, là một môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại sinh vật nhiệt đới. Đất nước Lào là đất nước của màu xanh với núi rừng trùng điệp chiếm 72% diện tích, phần lớn nằm ở phía Bắc và phía Đông.

Về đất đai, hiện có trên 4 triệu ha là đất nông nghiệp,trong đó một nửa dành cho trồng trọt và một nửa còn lại là dành cho chăn nuôi gia súc. Tài nguyên rừng và đất đai rất phong phú tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế sau này.

CHDCND Lào có nguồn tài nguyên nước khá lớn. Có hàng nghìn Km các dòng sông nhánh từ các dãy núi ở phía bắc và tây dải Trường Sơn với nhiều thác ghềnh đổ xuống dòng Mê Kông. Trữ lượng nước lớn khoảng 400 tỷ mP3Ptrên một năm và nguồn thuỷ điện có thể đạt 18 triệu Kw. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp thuỷ điện, ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Về nguồn tài nguyên khoáng sản, qua đánh giá của các nhà địa chất thì có trữ lượng khá lớn và chất lượng tương đối tốt, có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên vật liệu cho nền kinh tế quốc dân, một số khoáng sản đang được khai thác như: vàng, bạc, than đá, thiếc, ngọc bích… có loại đang thăm dò như: dầu mỏ, thạch cao… Hiện nay các nhà địa chất đang tìm, phát hiện khoáng sản tài nguyên quý có khả năng khai thác lớn. Song tình trạng khai thác nguồn tài nguyên một cách tự phát, bừa bãi, hiện tượng đốt rừng làm nương ở một số tỉnh miền núi còn phổ biến. Hơn nữa các doanh nghiệp NN và doanh nghiệp tư nhân ở một số vùng tỉnh còn khai thác các loại gỗ quý, lâm sản, khoáng sản, săn bắn thú rừng hiếm quý còn bừa bãi và đang trở thành một mối đe doạ nguy hiểm của con người.

- Đặc điểm về trình độ phát triển.

32

Nhiều thế kỷ qua, nền kinh tế Lào được tồn tại bởi nền kinh tế tự nhiên, nhưng trong mấy chục năm qua và gần đây đã xuất hiện kinh tế nửa tự nhiên và một phần trong vùng đồng bằng dọc theo Sông Mê Kông, vùng biên giới của đất nước đang phát triển theo kinh tế thị trường, song kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên là vẫn phổ biến. Các trọng điểm sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các vùng đồng bằng dọc theo Sông Mê Kông, năng xuất thấp chưa đủ để sản xuất chế biến và xuất khẩu. Công nghiệp, chủ yếu chỉ có một số ngành như thuỷ điện và khai thác chế biến gỗ. Công nghiệp chế biến còn lạc hậu về kỹ thuật công nghệ và vẫn là công nghiệp nhỏ bé, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ mất cân đối, phát triển vùng nông thôn diễn ra chậm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có sự chuyển biến nhiều, kết cấu hạ tầng của Lào chưa phát triển mạnh chỉ mới xâydựng xong quốc lộ 13 và một số cầu các tuyến đường liên tỉnh thì chưa đủ vốn để củng cố nâng cấp.

Nguồn vốn trong nước rất hạn chế, năng lực sản xuất thấp kéo theo tích luỹ thấp mà 90% tổng sản phẩm xã hội của mỗi năm là đưa vào tiêu dùng. Do đó sự phát triển và tăng trưởng kinh tế phải nhờ vào nguồn vốn từ nước ngoài dưới nhiều hình thức như: viện trợ, cho vay… những nguồn vốn này cũng rất hạn chế.

Hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hoá phát triển không đồng đều trong toàn quốc, thị trường tiền tệ và lao động mới hình thành và phát triển với tốc độ chậm, bị bó hẹp ở những thành phố và không ổn định, lạm phát tăng gây biến động lớn về kinh tế - xã hội.

- Đặc điểm về dân số và lao động

CHDCND Lào là nước rất đa dạng về tộc người. Với dân số 6,186 người (năm 2009/2010) có 49 tộc người có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau;

có 3 khối dân cư hợp thành cộng đồng quốc gia dân tộc Lào: khối các dân tộc Lào Lùm (vùng thấp) chiếm khoảng 55% dân số cả nước, trong đó người Lào chiếm đa số họ sống bằng nghề trồng lúa và chăn nuôi, giữ vai trò lịch sử như một dân tộc trụ cột trong việc liên kết các khối Lào khác, khối dân tộc Lào thơng (vùng trung du) chiếm khoảng 30% dân số, họ sống bằng phá rừng làm

33

nương; khối các dân tộc Lào Sung (vùng cao) chiếm khoảng 15% dân số họ sống bằng làm rẫy và chăn nuôi, nhưng nói về kinh tế xã hội giữa 3 khối dân cư lớn này không đồng đều.

Ở Lào nông dân chiếm hơn 90% dân số và sản phẩm nông nghiệp chiếm hơn 60% của GDP, sức lao động chưa được khai thác và sử dụng một cách thích đáng vào sản xuất. Những năm gần đây, tuy số lao động trong ngành công nghiệp và thương mại đã bắt đầu có sự thay đổi lớn nhưng về mặt chất lượng trình độ văn hoá kỹ thuật tay nghề còn nhiều hạn chế. Công tác giáo dục đào tạo chưa thành chiến lược và quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước, năng lực quản lý kinh doanh còn non yếu. Tất cả những điều đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại.

- Đặc điểm về tâm lý xã hội

Nhân dân các bộ tộc Lào đã có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Nhưng lịch sử chính thức của Lào được ghi thành văn bản thì mới bắt đầu vào thế kỳ XIV sau khi nước Lào được thống nhất dưới triều đại vua Pha Ngùm với tên gọi Vương quốc Lạn Xạng, với 68 tộc người cơ sở tâm lý xã hội phổ biến là dựa trên đạo Phật đã phát triển, tồn tại và được nhân dân Lào kính trọng trong suốt hơn 900 năm. Trong những thời gian đó, Phật giáo đã thấm sâu vào tư tưởng tình cảm và ý thức của nhân dân Lào để tạo nên một nền văn hóa dân tộc Lào thống nhất, vừa mang sắc thái bình yên của người Lào. Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của người Lào, từ nếp sống trong gia đình đến sự ứng xử xã hội và hoạt động kinh tế. Triết lý đạo Phật khuyên con người nên sống bình thường, đơn giản, không nên tham lam, cần cù và dựa vào bản thân mình và tạo cho đời sau tốt hơn. Đức tính vốn có đó của dân Lào rất phù hợp và mang tính nhân văn, nhưng cũng chính đặc điểm này ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế hàng hoá, thị trường. Tâm lý tự thoả mãn trong xản xuất và tiêu dùng ảnh hưởng đến tăng trưởng; nhiều nguồn lực, tài nguyên chậm được khai thác …

34

Nói tóm lại những đặc điểm đã nêu trên đều là những nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinhtế - xã hội của Lào nói chung và đối với việc đổi mới quản lý chi NSNN nói riêng. Cùng với sự nỗ lực thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, duy trì sự ổn định về chính trị và kinh tế do Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra, việc cải cách đổi mới quản lý chi NSNN ở Lào sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp củng cố về chính trị và kinh tế - xã hội đất nước Lào có bao nhiêu nguồn tài nguyên phong phú và quý giá. Sự giàu có ấy cùng với sự đoàn kết thương yêu nhau, tinh thần lao động cần cù dũng cảm và sáng tạo của nhân dân các bộ tộc Lào, là đều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng đất nước Lào phồn vinh và xã hội chủ nghĩa.

2.1.2 BỐI CẢNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH NƯỚC CHDCND LÀO SAU ĐỔI MỚI

Trước năm 1986, CHDCND Lào theo đuổi mô hình phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Nền KT mệnh lệnh đã nhanh chóng bộc lộ nhiều nhược điểm không thể khắc phục được. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV và nhất là từ hồi năm 1988 với chính sách mở cửa và công bố luật đầu tư nước ngoài (3-1988) nền KT Lào bắt đầu hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, hơn 10 năm thực hiện cơ chế mới, với sự nỗ lực lớn lao của toàn Đảng, toàn dân nền KT Lào bắt đầu phát triển và đã mở ra một thời kỳ mới với những chương trình đổi mới KT sâu rộng và toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống KT - XH. Nền KT Lào đã dần dần chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc chuyển đổi mô hình KT được thực hiện từng bước, phù hợp với tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và được cụ thể hoá trong Hiến pháp 1991 NN phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN, theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

35

Thực chất của việc theo đuổi mô hình KT thị trường định hướng XHCN theo đặc thù nước CHDCND Lào không phải là cái gì khác hơn, mà là một sự chuyển dịch từ một nền KT mệnh lệnh tập trung hoá cao độ sang một nền KT hỗn hợp, NN và thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình vận hành nền KT. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, đây vẫn là một mô hình KT còn khá mới mẻ, chưa được thực tế kiểm chứng, lại đặt trong sự vận động của áp lực toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. NN, từ chỗ là chủ thể quyết định và điều tiết toàn bộ hoạt động của nền KT theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chỉ giữ vai trò điều tiết, nền KT phát triển vận động theo mục tiêu mong muốn.

Mặc dù kinh tế NN vẫn giữ vị trí chủ đạo, NN bắt đầu cho phép và khuyến khích sự phát triển các thành phần KT khác. NN sử dụng cơ chế thị trường để điều chỉnh giá cả đảm bảo cân đối các quan hệ cung cầu trong quá trình vận hành của nền KT. Ngược lại, tác động của thị trường cũng làm cho vai trò của NN cũng cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. NN chủ trương giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc điều hành trực tiếp, can thiệp quá mức vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó NN tập trung vào công tác quản lý vĩ mô, xây dựng hành lang pháp lý và ổn định, sử dụng các công cụ chính sách tài chính tiền tệ để can thiệp vào các hoạt động KT nhằm điều tiết nền KT vận hành theo một quỹ đạo hợp lý nhằm tối đa hoá phúc lợi KT cho toàn xã hội, đảm bảo nền KT hoạt động hiệu quả, phân phối thu nhập công bằng, và nền KT phát triển ổn định bền vững.

2.1.3.ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÊKONG SêKong là một tỉnh nằm ở miền Nam của Lào có diện tích 7,665 kmP2P đ- ược chia làm 04 huyện, có dân số toàn tỉnh 92,624 người, mật độ dân số trung bình khoảng 12 ngươi / kmP2P. Có biên giới giáp với các tỉnh như : Phía bắc giáp với tỉnh tỉnh SaLa Văn, phía nam giáp với tỉnh Ăttapư, phía đôngdông giáp với việt nam và phía tây giáp với tỉnh Chăm Pa Sắc . SêKong có nhiều tài nguyên thiên nhiên có thể nói rất có lợi tế để phát triển về mọi mặt. Mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của

36

Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh SêKong phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh SêKong nói riêng và của cả nước nói chung. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh SêKong phát triển với quy mô ngày càng rộng, với nhiều ngành nghề khác nhau. Huy động được số vốn lớn trong dân cư. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp khá rộng, không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn mở rộng ra toàn quốc.

Mặc dù tỉnh SÊKONG là một tỉnh có dân số ít so với các tỉnh phía nam Lào nhưng với những tiềm năng, thế mạnh kể trên và sự quan tâm chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh nên lĩnh vực kinh tế đã thu được kết quả quan trọng, có nhiều khởi sắc.

Năm 2010 - 2011 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 239,10 tỷ kíp, đạt mức tăng trưởng 10,95%, trong đó tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 114,76 tỷ kíp chiếm 48 %, ngành công nghiệp là 38,26 tỷ kíp chiếm 16 % và ngành dịch vụ là 86, 08 tỷ kíp chiếm 36 %.

Năm 2011 - 2012 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 281,191 tỷ kíp, tăng 11,5 % . trong đó tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 130, 753 tỷ kíp chiếm 46,5%, ngành công nghiệp là 48,364 tỷ kíp chiếm 17,2 % và ngành dịch vụ là 102,072 chiếm 36,26%.

Năm 2012 - 2013 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 314,4 tỷ kíp, trong đó tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 141,3 tỷ kíp chiếm 44.94

%, ngành công nghiệp là 56.5 tỷ kíp chiếm 17,97 % và ngành dịch vụ là 116,6 chiếm 37,09 %.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh so với năm 2007 đã chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH SÊKON (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)