CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KIÊN
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011 – 6 THÁNG 2014
4.2.3 Vốn huy động phân theo loại tiền tệ
Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nội tệ và cả ngoại tệ, tuy nhiên, vốn huy động bằng nội tệ chiếm ưu thế hơn so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Nguyên nhân là do vốn ngoại tệ gửi vào chi nhánh chủ yếu từ số ít các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán xuất nhập – khẩu và một số ít người dân tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào ngoại tệ. Vì vậy, mà lượng khách hàng gửi ngoại tệ vào chi nhánh còn rất hạn chế. Nhưng đây là nguồn vốn khá quan trọng, góp phần ổn định tỷ giá, tạo tính thanh khoản trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường. Loại vốn huy động khác nhau sẽ chịu tác động khác nhau của các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH. Dưới đây là bảng 4.4 thể hiện tình hình vốn huy động phân theo loại tiền tệ của chi nhánh giai đoạn 2011 – 6/2014:
Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành phân theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 – 6/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu năm 2014
Chênh lệch 2012 – 2011
Chênh lệch 2013 – 2012
Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ VND 219.690 243.545 261.219 188.795 201.958 23.855 10,90 17.674 7,26 13.163 6,97 VHĐ ngoại tệ 38.787 31.368 55.902 31.925 42.064 (7.419) (19,00) 24.534 78,21 10.139 31,76 Tổng VHĐ 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,35 23.302 10,56 Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang
* Số liệu đã quy đổi ra VN
+ Nội tệ
Qua bảng 4.4, ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm hơn 85%
tổng vốn huy động của NH. Năm 2011, nguồn vốn này là 219.690 triệu đồng, năm này là năm khó khăn của nền kinh tế với nhiều diễn biến bất thường của thị trường vàng, giá USD liên tục tăng, nhưng nhờ thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên cộng thêm nhiều chương trình khuyến mãi và chăm sóc KH nên chi nhánh đã thu hút một lượng KH đến gửi tiền. Sang năm 2012 nguồn vồn huy động từ nội tệ tăng 23.85% đạt 243.545 triệu đồng, đến năm 2013 nguồn vốn này đạt 261.219 triệu đồng. Mặc dù tình hình kinh tế của tỉnh gặp khá nhiều khó khăn, sản lượng, năng suất của các cây lương thực chính của huyện giảm do tình hình thời tiết xấu, ngập úng và sâu bệnh, dịch bệnh heo tai xanh và cúm gia cầm gây thiệt hại đến ngành chăn nuôi. Tuy nhiên các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, ngư dân đánh bắt thủy sản ngày một nhiều hơn, khai thác được sản lượng lớn, giá cả thủy sản thì cũng ổn định, thêm vào đó ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi và dịch vụ khách hàng, người dân vẫn tiếp tục gửi tiết kiệm.
Điểm qua tình hình 6 tháng đầu năm 2014, có thể thấy khá nhiều nét tương đồng với năm 2013. Giá trị vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, về mặt giá trị tiếp tục tăng mạnh thêm 13.163 triệu đồng, tăng 6,97%
so với 6 tháng đầu 2013. Mức tăng này là do tình hình kinh tế vẫn tương tự 2013, môi trường kinh doanh khá ổn định, không có quá nhiều biến động về các chỉ số cơ bản như lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng.
+ Ngoại tệ
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của NH. Năm 2011, nguồn vốn này là 38.787 triệu chiếm khoảng 15% tổng vốn huy động, do các doanh nghiệp xuất khẩu trong huyện có mở tài khoản tại NH, ngày càng nhiều có hợp đồng xuất khẩu hơn. Sang năm 2012, vốn huy động từ ngoại tệ giảm 7.419 triệu đồng (tương ứng giảm 19%) so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do chính sách nhằm ổn định tỷ giá của NHNN, thông tư số 14/2011/TT-NHNN áp dụng từ 2/6/2011 (giảm lãi suất huy động USD của cá nhân xuống 2%/năm, TCKT xuống 0,5%/năm), cũng như chênh lệch cao giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và nội tệ đã không còn thu hút KH gửi tiền ngoại tệ và xu hướng của người dân thường giữ ngoại tệ và vàng nên số lượng ngoại tệ đưa vào đầu tư còn thấp. Tỷ giá USD, chênh lệch
lãi suất giữa huy động vốn bằng VNĐ và NHNH siết chặt cho vay bằng USD là ba yếu tố có thể xem xét và giải thích cho sự sụt giảm của vốn huy động bằng ngoại tệ. Xét về tỷ giá, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2011 tỷ giá USD chỉ tăng 2,24%, năm 2012 giảm 0,96%, cho thấy sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam trong giai đoạn này là khá cao với khoảng 14% trong năm 2011 và 8% -9% trong năm 2012 trong khi lãi suất cho đồng USD có lúc chỉ dao động trên dưới 2%. Như vậy, khách hàng sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm giữ đồng nội tệ. Đến năm 2013, lượng vốn huy động từ ngoại tệ đạt 55.902 triệu đồng tăng 78,21% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm này lượng tiền gửi từ kiều bào sinh sống và làm việc tại nước ngoài tăng lên, thêm vào đó lượng, tình hình xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài cũng tăng lên nên lượng thu từ ngoại tệ tăng trong năm này.
Qua bảng trên ta có thể thấy: So với cùng kỳ 6 tháng đầu 2013 thì 6 tháng đầu 2014 có sự tăng trưởng vốn huy động rất khả quan cả về nguồn vốn bằng nội tệ lẫn ngoại tệ. Đồng thời bằng những cố gắng của đội ngũ cán bộ trong NH nhằm khắc phục tình trạng lượng vốn huy động ngoại tệ giảm. Vốn huy động từ ngoại tệ 6 tháng 2014 đạt 42.064 triệu đồng, tăng 31,76% so với cùng kỳ năm 2013.