CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 6 THÁNG 2014
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhưng ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó để tăng lợi nhuận thì cần tăng thu nhập và quản lý hiệu quả chi phí để nâng cao chât lượng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành – Tỉnh Kiên Giang có nhiều biến động. NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế khả năng tái lạm phát, quản lý chặt trần lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ doanh nghiệp, hộ sản xuất và đẩy mạnh cho vay ưu đãi. Nền kinh tế thị trường cũng có những thay đổi và dần hồi phục. Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn, song do bám sát chỉ đạo của cấp trên, đề ra những biện pháp có hiệu quả, cùng nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên NH, đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt sau những nỗ lực hoạt động.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm
2013 6T.2013 6T.2014
Chênh lệch 2012 – 2011
Chênh lệch 2013 – 2012
Chênh lệch 6T.2014/
6T.2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1.Thu nhập 97.688 100.720 106.744 56.438 59.847 3.032 3,10 6.024 5,98 3.409 6,04
Thu từ lãi 93.595 95.807 101.637 53.494 56.829 2.212 2,36 5.830 6,09 3.335 6,23
Thu ngoài lãi 4.093 4.913 5.107 2.944 3.018 820 20,03 194 3,95 74 2,51
2. Chi phí 84.810 86.142 88.902 48.677 50.899 1.332 1,57 2.760 3,20 2.222 4,56
Chi phí lãi 71.546 72.785 74.193 40.952 42.981 1.239 1,73 1.408 1,93 2.029 4,95
Chi phí ngoài lãi 13.264 13.357 14.709 7.725 7.918 93 0,70 1.352 10,10 193 2,49
Lợi nhuận 12.878 14.578 17.842 7.761 8.948 1.700 13,20 3.264 22,40 1.187 15,29
3.2.1 Phân tích thu nhập
Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng trưởng qua các năm, trong đó nguồn thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao chiếm hơn 90% và là nhân tố quyết định sự gia tăng của tổng thu nhập. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ và không ổn định. Cụ thể năm 2011 là 97.688 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 100.720 triệu đồng, sang năm 2013 đạt 106.744 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập của NH đạt 59.847 triệu tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn thu từ hoạt động tín dụng bao gồm nguồn thu từ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng là 93.595 triệu đồng, sang năm 2013 tăng lên, đạt 101.637 triệu, đến 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập lãi đạt 56.829 triệu đồng tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tăng là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bên cạnh đó còn có các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đang dần phát triển, ngoài ra với sự khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh từ lãnh đạo tỉnh, nên nhu cầu vốn trong năm 2011 tăng lên cao, làm cho thu nhập tăng lên. Riêng năm 2012, sự dè dặt trong việc cấp tín dụng và siết chặt hơn trong việc thẩm định khách hàng do vấn đề nợ xấu khiến cho thu nhập ngành ngân hàng có tăng nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh Châu Thành là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dư âm của cơn sốt từ vòng lẩn quẩn của con cá tra, tôm sú, một trong các thế mạnh của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng, và cũng là một vấn đề nổi cộm nhiều năm nay. Người dân vay vốn để nuôi cá tra và tôm sú với đầu ra là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thế nhưng khi thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ và châu Âu có vấn đề thì doanh nghiệp lẫn người dân điều lao đao.
Cụ thể là những lần áp thuế cá tra, cá ba sa phi-lê, những vụ kiện bán phá giá.
Doanh nghiệp không xuất khẩu được sẽ thu hẹp sản xuất, người dân vay tiền nuôi cá mà không thể bán, hoặc có bán được thì giá bán lại thấp hơn giá thành đến 4%, thậm chí là 8%, như vậy thì lấy đâu ra tiền để trả lãi, trả gốc, vậy thì ngân hàng làm gì có thu nhập. Trong 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập của ngân hàng đã ở mức 59.874 triệu đồng, tăng 3.409 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có khởi sắc. Sự tăng trưởng của nguồn thu này có thể được giải thích qua quy mô tín dụng của ngân hàng được mở rộng, công tác thẩm định
khách hàng được hoàn thiện hơn, và cán bộ tín dụng cũng tích cực hơn trong công tác quản lý, thu hồi nợ gốc và lãi.
Ngoài thu từ hoạt động tín dụng, ngân hàng còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối và các khoản thu nhập khác mà chủ yếu là hoạt động thanh toán để tăng nguồn thu cho ngân hàng. Ta thấy rằng nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm. Tuy rằng nguồn thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu của ngân hàng, nhưng với sự tăng trưởng qua từng năm cho ta thấy được ngân hàng đang dần hoàn thiện mình để trở thành một ngân hàng đa năng. Cụ thể nguồn thu ngoài lãi năm 2011 là 4.903 triệu đồng, nguồn thu này tăng đạt 95.807 triệu đồng vào năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 20,03%. Sang năm 2013, nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng đạt 5.107 triệu đồng. Đến 6 tháng năm 2014 nguồn thu này đạt 3.018 triệu tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong địa bàn huyện Châu Thành ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, chủ yếu là kinh doanh lĩnh vực nông, thủy sản khô, đông lạnh, vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng có nhu cầu tăng dần, mà ngân hàng NN&PTNN huyện Châu Thành được thành lập từ rất lâu nên chính uy tín của ngân hàng đã được KH lựa chọn. Ta nhận thấy thu nhập của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập, ngân hàng cần đa dạng hóa các nguồn thu trong quá trình hoạt động các năm sắp tới.
3.2.2 Phân tích chi phí
Ngoài việc đặt mục tiêu tăng thu nhập thì việc tiết kiệm các khoản chi phí là điều cần nhắc đến để lợi nhuận ngân hàng không ngừng tăng lên. Cùng với sự tăng lên trong thu nhập thì chi phí của ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Vào năm 2011, tổng chi phí là 84.810, năm 2012 là 86.142, đến 6 tháng năm 2014 là 50.899 tăng 4,56% so với cùng kì năm trước.
Chi phí lãi: chủ yếu là lãi cho vốn huy động và vốn điều chuyển từ cấp trên chiếm tỷ cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Nguyên nhân làm cho chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu vốn vay rất cao trong khi đó vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy ngân hàng đã xin điều chuyển vốn từ cấp trên, chi phí điều chuyển cao hơn chi phí huy động, điều này làm cho cho chi phí lãi rất cao. Đồng thời trong năm 2011, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì việc các ngân hàng cạnh tranh lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút thêm lượng khách hàng, trong thời gian đó lãi suất huy động khá cao khoảng
14%. Nhưng sang năm 2012 thì ngân hàng đã áp dụng trần lãi suất, đến khoản 6 tháng năm 2012 thì lãi suất huy động khoản 9%, chính vì vậy chi phí lãi tăng nhẹ trong năm 2012 và năm 2013. Cụ thể chi phí lãi của chi nhánh năm 2011 đạt 71.546 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 1.237 triệu đồng, và năm 2013 đạt 74.193 triệu, sang 6 tháng 2014 chi phí lãi đạt 42.981 triệu đồng tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước.
Chi phí ngoài lãi: Các khoản chi phí ngoài lãi của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm bao gồm các khoản chi phí cho hoạt động dịch vụ, chi kinh doanh ngoại tệ, chi trả tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động, khấu hao, phí bảo hiểm tiền gửi,… ngân hàng còn đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tìm đối tượng khách hàng, tặng thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc trong huy động vốn. Tuy khoản chi này qua 3 năm đều tăng nhưng có xu hướng tăng nhưng không cao, cụ thể năm 2012 là 13.357 triệu đồng tăng 0,7%, đến năm 2013 tăng 10,1% so với năm 2012. Sự gia tăng này chủ yếu là do lạm phát đã kéo chi phí hoạt động tăng cao thông qua chi phí lương và chi phí khuyến mãi, các chi phí khác. Đồng thời dưới sự cạnh tranh của các đối thủ và việc trần lãi suất huy động khiến lãi suất huy động giảm xuống nên để giữ được KH, chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi nhằm giữ chân và mở rộng nguồn KH.
3.2.3 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Với việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, nâng cao thu nhập đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm.
Trong tình hình kinh tế biến động, lãi suất giảm dần, hoạt động cạnh tranh gay gắt của các NH thương mại trên cùng địa bàn nhưng lợi nhuận của NH đã không ngừng tăng đều qua các năm. Trong năm 2012 và 2013, mặc dù sản xuất kinh doanh của huyện gặp chút khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng nhưng ngân hàng vẫn giữ được sự tăng trưởng so với kì trước. Toàn thể cán bộ ngân hàng đã tận dụng lợi thế là một ngân hàng hoạt động lâu năm, có uy tín và đề ra chính sách hợp lý đã làm cho lợi nhuận ngân hàng không ngừng tăng lên. Sau những biến cố như khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, thì sang năm 2011 với sự chủ động tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với KH cũ, nhu cầu vay vốn tăng mạnh và cùng với việc hạn chế tối đa các khoản chi phí không cần thiết đã làm lợi nhuận NH tăng lên nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể lợi nhuận năm 2011 là 12.878 triệu
đồng, năm 2012 là 14.578 triệu (tương ứng tăng 13,2%). Sang năm 2013 lợi nhuận của NH đạt 17.842 triệu đồng tăng 3.264 triệu, đến 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận đạt 8.948 triệu đồng, tăng 15,29% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là thành quả rất đáng khích lệ cho toàn thể cán bộ NHNN&PTNN huyện Châu Thành.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 là tương đối hiệu quả. Có được kết quả này là do sự nổ lực hết mình của toàn thể nhân viên chi nhánh, cùng với chính sách sáng suốt của các vị lãnh đạo ngân hàng đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, chi nhánh chưa có sự đa dạng trong khoản mục thu nhập. Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ lại chiếm tỷ trọng rất thấp chứng tỏ chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả trong khoản thu này. Vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh chú trọng hơn nữa khoản thu từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác. Để tăng tập trung đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động phi tín dụng bằng cách tăng cường bán chéo sản phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp vay vốn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình, tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp nhằm khai thác tối đa lợi thế trong dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, khoản mục chi phí của ngân hàng vẫn còn khá cao.