Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Đống Đa là quận có mật độ dân số cao nhất thành phố, với hơn 410 nghìn người dân trên tổng diện tích 9,95 km2. Địa bàn quận có hơn 14 nghìn cơ quan, doanh nghiệp; 20 trường cao đẳng, đại học; 18 bệnh viện; nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia… Hạ tầng cơ sở của quận lại đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của thành phố với 70 tuyến phố chính, trong đó có đường vành đai 1, vành đai 2 và trục đường xuyên tâm Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng. Số lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất lớn…[1].
Vì vậy, việc bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông là nhiệm vụ rất khó khăn.
Hằng ngày, không chỉ trục đường Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng là "điểm nóng" giao thông mà tại hầu hết các tuyến đường trên địa bàn quận, việc đi lại đều căng thẳng. Các tuyến phố Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Trường Chinh, Xã Đàn, Thái Thịnh… mỗi giờ cao điểm sáng, chiều đều diễn ra tình trạng ùn ứ giao thông. Ngay như phố nhỏ Hồ Đắc Di cũng không tránh khỏi bức xúc giao thông khi phải "gánh" lượng lớn người và phương tiện. Đường Trường Chinh, đoạn từ Tôn Thất Tùng tới Ngã Tư Sở là nút "cổ chai" hầu như giờ nào trong ngày cũng tắc nghẽn, do lượng phương tiện đã quá tải gấp rất nhiều lần so với năng lực đáp ứng của hạ tầng… Đó là chưa kể nhu cầu về hạ tầng xã hội cũng đang đặt ra
những đòi hỏi bức thiết. Với mật độ dân cư ngày càng đông đúc, tỷ lệ mỗi phường có một trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở không đáp ứng được nhu cầu, dẫn tới quá tải số lượng học sinh trong một lớp, số lớp trong một trường. Quỹ đất dành cho vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng càng eo hẹp…
Vì vậy, việc cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị là nhiệm vụ rất quan trọng, đặt ra yêu cầu bức thiết cần quan tâm đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người dân ổn định đời sống khi NNTHĐ, đặc biệt những dự án trọng điểm trên địa bàn chủ yếu chạy qua khu dân cư nên việc THĐ ở là vấn đề chủ yếu. Đồng chí Lê Tiến Nhật, Bí thư Quận ủy Đống Đa cho biết: Quận đang đẩy mạnh công tác THĐ để GPMB 25 dự án, trong đó tập trung vào 18 dự án trọng điểm gồm: Tuyến đường vành đai 2 (đoạn ngã tư Vọng - ngã tư Sở), Nhà văn hóa quận, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (khu vực ga ngầm S10, S11), dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, dự án THĐ do Văn phòng Trung ương quản lý (Khu đất Việt An - phường Trung Liệt), dự án di dời hộ dân ra khỏi khuôn viên Đình Thổ Quan, Đình Trung Tự… Một số dự án nếu được thành phố sớm bố trí vốn, quận sẽ phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông thành phố Hà Nội, khẩn trương triển khai, như: Mở rộng đường Lương Định Của ra đường Trường Chinh;
cải tạo chỉnh trang phố Hồ Đắc Di và nút Tây Sơn - Hồ Đắc Di; cải tạo nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (phía bên số chẵn phố Chùa Bộc); tuyến đường từ nút Bộ Tư lệnh Thông tin ra phố Tôn Đức Thắng (thuộc tuyến đường Ga Hà Nội - Tôn Đức Thắng - Hào Nam - Núi Trúc). Quận còn đề xuất điều chỉnh quy hoạch mở tuyến đường nối từ phố Yên Lãng nối qua Trung tâm Chiếu phim quốc gia ra phố Láng Hạ, nhằm tăng diện tích giao thông, giảm ùn tắc từ phố Thái Hà ra Láng Hạ.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
* Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện, đối tượng bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước THĐ ở
Trong nửa nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua trên địa bàn Quận Đồng Đa, Hà Nội công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC khi NNTHĐ ở đã thực hiện nghiêm túc các
trường hợp bồi thường đều đáp ứng đúng yêu cầu về điều kiện, đối tượng bồi thường theo quy định tại điều 75, điều 100 của Luật Đất đai năm 2013. Với khối lượng 58 dự án và hạng mục GPMB, các đối tượng chủ yếu được bồi thường là hộ gia đình, cá nhân. Một số khác là tổ chức. Không có đối tượng nào có yếu tố nước ngoài. Lí do là các dự án trên địa bàn Quận chủ yếu là dự án giao thông trọng điểm đi qua khu dân cư, nổi bật như các dự án: Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Mương: L1A Linh Quang - Xã Đàn, L2A, T5A1, T5B1, cống Chẹm - sông Lừ, Phương Mai, IF Thái Hà,....xây dựng Trụ sở BHXH Quận, Dự án khớp nối hầm Kim Liên, Dự án Vành đai II nút giao Cầu Giấy; Vành đai II (NTS - NTV), Ga S10, S11, Hồ Linh Quang và giải quyết một số tồn tại các dự án trọng điểm của Quận như: Nhà Văn hóa Quận, khu đất Việt An, xây dựng trường THCS Phương Mai,...
các dự án GPMB tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử: Chùa Thanh Nhàn, Đình Trung Tự...Tập trung triển khai thực hiện các dự án mới như: Vành Đai I (đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ), Vành đai II (đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng), xây dựng tuyến đường Lương Đình Của ra đường Trường Chinh...
Tất cả các dự án khi thực hiện thu hồi các trường hợp thu hồi đều chủ yếu đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật đất đai hiện hành về bồi thường về đất hoặc tiền để phục vụ GPMB.
* Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về phương thức bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước THĐ ở
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về phương thức bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở trên địa bàn Quận Đống Đa, Hà Nội cho thấy cả hai phương thức đều được áp dụng đó là bồi thường về đất và bồi thường bằng tiền.
Tuy vậy, thực tế tác giả luận văn nghiên cứu thấy rằng tiến độ bồi thường còn chậm kể cả trường hợp bằng đất hoặc bằng tiền. Ví dụ
Dự án đường Vành đai II (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng): Tổng số phương án GPMB: 523 phương án (497 hộ gia đình, 26 cơ quan). Đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được: 362 phương án (còn 161 phương án chưa nhận tiền). Tiến độ thực hiện: phấn đấu hoàn thành công tác GPMB quý I/2018.
Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội): Tổng số phương án GPMB: 95 phương án (84 hộ gia đình, 11 cơ quan).
Đã phê duyệt: 95/95 phương án.Đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được: 47 phương án (còn 48 phương án chưa nhận tiền). Tiến độ thực hiện: phấn đấu hoàn thành công tác GPMB trong năm 2018.
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Linh Quang Tổng số: 208 phương án. Đã phê duyệt: 130/208 phương án (Còn 78 phương án chưa phê duyệt).
Đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ và TĐC: 120/208 phương án (còn 88 phương án chưa nhận tiền). Dự kiến trong tháng 12/2017: Hoàn thành phê duyệt cho 78 phương án còn lại.
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Kim Liên lớn: Tổng số phương án GPMB: 12 phương án (08 hộ gia đình, 04 cơ quan). Đã phê duyệt: 12/12 phương án. Đã chi trả tiền tiền bồi thường, hỗ trợ được: 08 phương án (còn 04 phương án chưa nhận tiền). Tiến độ thực hiện: phấn đấu hoàn thành công tác GPMB trong Quý I/2018 [1].
Như vậy những dự án trên đã được thống kê báo cáo cuối năm 2017, tiến độ dự kiến hoàn thành đều là cuối năm 2017 hoặc quý 1 năm 2018, tuy vậy các trường hợp bị THĐ có bồi thường bằng phương thức nhận tiền nhưng việc thực hiện còn chậm trễ. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.
Về phương án hỗ trợ, quận đã thực hiện hỗ trợ di dời chỗ ở cho các đối tượng bị THĐ ở. Vấn đề TĐC cũng được song song thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh vấn đề bồi thường, hỗ trợ về tài sản khi thực hiện còn gặp nhiều hạn chế như sau:
Việc kiểm đếm tài sản bị thiệt hại cũng chưa được thực hiện đầy đủ nhanh chóng và đúng với giá trị thực tế của các loại tài sản. Trên thực tế, các tài sản được cho là có chịu thiệt hại từ việc NNTHĐ thường không được liệt kê đầy đủ và toàn bộ trong các biên bản kiểm kê tài sản. Một phần do người dân không xác định được giá trị các tài sản bị thiệt hại, một phần khác do hoạt động kiểm kê tài sản được các
cán bộ, cá nhân tiến hành một cách qua loa, nhanh chóng, bỏ sót nhiều tài sản giá trị của người dân để giảm mức đền thù thiệt hại xuống. Bên cạnh đó, còn chưa tính đến việc người tiến hành kiểm kê tài sản thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện đúng quy trình, thủ tục kểm kê, một số tài sản do thời gian kiểm kê bị kéo dài, giá trị tài sản bị thiệt hại và giảm sút đáng kể và không thể xác định được mức giá trị được bồi thường, do đó không được liệt kê vào danh sách tài sản bị thiệt hại, được đến bù hoặc đền bù ở mức rất thấp.
Các chính sách hỗ trợ, TĐC đất ở khi thực hiện trên thực tế cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn sau đây: Vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong công tác TĐC, tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC hoặc thiếu nguồn vốn dành cho việc xây dựng các khu TĐC. Chất lượng các khu TĐC chưa bảo đảm, đặc biệt đối với các nhà ở TĐC là chung cư. Đây là một vấn đề nhức nhối đáng báo động đối với công tác quản lý việc xây dựng các khu TĐC không chỉ ở quận Đống Đa TP. Hà Nội mà trên cả nước ta hiện nay. Ngoài ra, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân TĐC vừa khó khăn đối với người dân, vừa là bài toán khó đối với các cấp chính quyền nhằm ổn định cuộc sống cho người dân sau TĐC. Đáng lưu ý, tình trạng mua bán suất TĐC còn diễn ra khá phổ biến, nhất là các khu bố trí TĐC bằng nhà ở thì tình trạng mua bán suất TĐC đáng báo động. Tiến độ lập hồ sơ, thẩm định phương án và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC còn chậm so với yêu cầu. Điều này gây nên bức xúc trong dư luận quần chúng. Việc lập hồ sơ bồi thường, GPMB của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC ở một số dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị ở quận Đống Đa TP. Hà Nội còn chậm, không đầy đủ, làm đối phó cho qua. Một số trường hợp việc xác định nguồn gốc sử dụng đất không chính xác nên không có cơ sở để thẩm định. Những hậu quả xã hội sau THĐ, bồi thường, hỗ trợ, TĐC như việc làm, sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích, lối sống văn hóa... còn nhiều bất cập, hạn chế, khác xa so với kế hoạch ban đầu.
Thời gian triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ thường kéo dài, có dự án kéo dài hơn 10 năm, thậm chí 15 năm gây khó khăn trong việc ổn định đời sống và
việc làm của các hộ dân có nhà ở trong khu vực dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Trong khi đó, các quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, chính sách bồi thường sau có lợi hơn trước, dẫn đến thắc mắc, so bì giữa các đối tượng bị THĐ, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, tố cáo gay gắt. Một số nơi thu hồi tràn lan đất nông nghiệp để chạy theo phong trào phát triển các khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả;
hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với cuộc sống của người dân.
Thực tế công tác TĐC, tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC hoặc thiếu nguồn vốn dành cho việc xây dựng các khu TĐC. Chất lượng các khu TĐC chưa bảo đảm, đặc biệt đối với các nhà ở TĐC là chung cư. Tỉ lệ lấp đầy các chung cư còn thấp, nhà xây xong không có người ở, xây thô không hoàn thiện hoặc đất chia lô để đấy, không triển khai xây dựng. Điển hình như các dự án dọc đại lộ Thăng Long, Đường 32 (Hà Nội); …, rất nhiều trường hợp hộ gia đình khi chuyển về nơi TĐC không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi chính quyền địa phương, chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến đời sống của họ… Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở trong công tác thu hồi, chống người thi hành công vụ, khiếu kiện đất đai kéo dài làm phức tạp tình hình chính trị địa phương.
* Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giá đất ở để bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở
Trên cơ sở quy định của pháp luật, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số: 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành bảng giá đất ở trên toàn thành phố. Trong đó bảng 5 quy định bảng giá đất ở áp dụng cho địa bàn Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội như sau:
Về cơ bản việc ban hành bảng giá đất đã mang lại nhiều điểm tích cực cho công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người sử dụng đất khi NNTHĐ ở trên địa bàn Quận. Đảm bảo được công khai, minh bạch, công bằng trong công tác bồi thường đất, tránh được nhiều vấn đề tiêu cực từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, giá bồi thường cơ bản hiện thấp do chưa sát với giá thị trường, và có rất
nhiều đơn kiến nghị được áp dụng việc bồi thường về đất theo giá đất mới (của các dự án kéo dài trong nhiều năm). Về cơ chế nhà TĐC, hiện nay giá bán nhà còn cao so với giá đất được đền bù hỗ trợ (do giá căn hộ TĐC hiện được xác định giá bán theo từng tầng, hướng ban công căn hộ). Quỹ nhà TĐC được bố trí thường cách xa địa điểm phải THĐ, không được cùng nằm trên địa bàn quận nên gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ dân. Đồng thời một số quỹ nhà chưa hoàn thành việc bàn giao theo quy định dẫn tới chậm tiến độ thực hiện dự án. Việc bồi thường bằng tiền như đã nghiên cứu ở trên cho thấy còn chậm trễ. Một số dự án kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm do chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết dẫn đến khiếu kiện kéo dài, giải quyết mất nhiều thời gian, liên quan đến nhiều cơ quan (chẳng hạn như: dự án công viên hồ Ba Mẫu, dự án thoát nước Sông Lừ,...), nên tiến độ so với yêu cầu đề ra còn chậm. Dẫn đến người dân thiệt thòi về kinh tế trong công tác THĐ ở. Từ đó dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện còn kéo dài. Do vậy, pháp luật cần hoàn thiện vấn đề giá bồi thường khi NNTHĐ ở.
Cũng tương tự như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thời điểm định giá đất, tài sản gắn liền với đất để tính tiền bồi thường. Về giá đất tính tiền bồi thường tại Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định "giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất". Nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn không xác định rõ "thời điểm quyết định thu hồi đất" là thời điểm nào nên việc tiến hành khảo sát định giá đất bồi thường hiện nay chưa thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, giá công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi cũng không tiến hành khảo sát và định giá mà chỉ áp đơn giá được UBND cấp tỉnh quy định từ nhiều năm trước
Đa số các trường hợp tính giá bồi thường các tài sản bị thiệt hại của người dân có đất ở bị thu hồi thấp hơn giá thị trường, đặc biệt ở các khu vực đô thị khi THĐ phục vụ các dự án xây dựng đô thị mới, chỉnh trang đô thị. Giá trị đất và các tài sản trên đất bị thiệt hại do UBND thành phố Hà Nội công bố chỉ bằng khoảng 30-40% giá thị trường. Với mức giá này dẫn đến sự thiếu đồng tình, ủng hộ của
người dân bị THĐ ở. Đồng thời, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, làm chậm tiến độ bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Ngoài ra, có một thực tế đáng quan tâm là, giá bồi thường tài sản đối với các dự án 100% kinh phí của Nhà nước thường cao hơn các dự án có sự tham gia của nhà đầu tư.
* Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở
Theo ghi nhận của tác giả bài nghiên cứu, hiện chưa có quy định chi tiết về thành phần, cơ chế phối hợp làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB với các cơ quan, tổ chức hữu quan; mô hình hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất các quận còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn.
Cụ thể, Điều 68 Luật Đất đai quy định tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB, gồm: tổ chức dịch vụ công về đất đai (Trung tâm phát triển quỹ đất) và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Nhưng Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC thì lại không được quy định về thành phần, nguyên tắc làm việc và trách nhiệm cụ thể trong các văn bản của trung ương (chỉ được quy định trong văn bản của địa phương). Bên cạnh đó, qui chế phối hợp giữa 2 cơ quan, tổ chức này với nhau và với cơ quan quan khác như UBND, cơ quan tài nguyên và môi trường, chính quyền địa phương… chưa được quy định rõ ràng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phối hợp và trách nhiệm rõ ràng của các chủ thể khi tiến hành GPMB dự án cụ thể - trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ, TĐC đã và đang diễn ra trên địa bàn quận Đống Đa - thành phố Hà Nội cho thấy rõ vấn đề này trong thực tiễn điều hành hoạt động.
Trên thực tế, đến nay Thành phố Hà Nội thì có Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, còn các quận trực thuộc này chỉ có các chi nhánh trực thuộc trung tâm của Thành phố Hà Nội. Sự không độc lập về mô hình trong thực tế tại đơn vị quận nên quy trình thực hiện cũng có những khác biệt nhất định.
Trình tự THĐ hiện áp dụng chung cho tất cả các loại dự án, chưa có trình tự rút gọn đối với các dự án đặc thù. Hiện nay, các trường hợp THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đều áp