Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
Thứ nhất, cần có một đạo luật riêng quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ: thực tiễn cho thấy hoạt động THĐ là phạm trù thuộc của Luật đất đai;
song, để giải quyết những hậu quả pháp lý từ việc THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế thì vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật này. Mặt khác, dưới góc độ khoa học, nếu THĐ là một quyết định hành chính thuần túy với phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh, quyền uy, phục tùng, thì quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ít nhiều thể hiện yếu tố dân sự gắn với các yêu cầu về bồi thường tương xứng nhằm tái lập cuộc sống; nếu có di chuyển chỗ ở thì phải bảo đảm "bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ".
Bản thân thuật ngữ "bồi thường" đã ít nhiều thể hiện yếu tố dân sự - yếu tố của bình đẳng và thỏa thuận. Thiết nghĩ, cần có một đạo luật riêng quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ. Trong đạo luật này có nguyên tắc, cơ chế xác định bồi thường đối với đất, đối với tài sản gắn liền với đất, nguyên tắc hỗ trợ, thực hiện TĐC. Đặc biệt, trong đạo luật này có xác định rõ quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định khi THĐ. Trong đó, các quyền được biết thông tin về đất bị thu hồi, quyền được góp ý kiến, quyền được xem khu TĐC, quyền khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí quyền được tham gia vào công tác định giá đất công bằng, đúng với thực tế cũng sẽ được ghi nhận.
Thứ hai: Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, riêng biệt về mức bồi thường và hỗ trợ theo hướng tăng mức hỗ trợ để dảm bảo người dân có thể học nghề mới, tìm kiếm được việc làm mới: vấn đề hoàn thiện các quy định về hỗ trợ theo hướng tập trung, thống nhất và hiệu quả. Nếu bồi thường là phần cơ bản, có nội dung tương xứng với thiệt hại thì hỗ trợ là phần thêm vào, mang tính mở. Hiện nay, trong rất nhiều các dự án, chủ thể bồi thường có xu hướng dùng chính sách hỗ trợ để
"điều tiết" mức bồi thường để cho các dự án không quá chênh lệch nhau cũng như làm sao để tổng số tiền mà người dân nhận có thể giúp họ tái lập được cuộc sống.
hoặc áp dụng có biên bản làm việc thống nhất mức hỗ trợ theo quy định tuy nhiên còn rât thấp và không đủ để người dân có thể tìm kiếm việc làm mới, học nghề mới.
Trước tình hình đó ủy, việc thực hiện hỗ trợ cần phải có những hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan trung ương để có sự thống nhất trong quá trình áp dụng, bảo đảm công bằng giữa các hộ dân trong cùng một dự án và giữa các dự án với nhau.
Thứ ba: Pháp luật cần quy định cụ thể và liệt kê các khoản hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất ở. Pháp luật nên quy định liệt kê các khoản hỗ trợ được nhiều địa phương lựa chọn áp dụng như hỗ trợ cho gia đình chính sách, hỗ trợ hộ nghèo, thưởng di dời vào hướng dẫn hỗ trợ khác để các địa phương áp dụng đồng loạt. Ngoài ra Trung ương và địa phương cần xem xét bổ sung một số khoản hộ trợ khác như: Hỗ trợ thuê nhà cho người phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ về học phí (có thể miễn học phí cho con em người bị THĐ mà phải di chuyển chỗ ở trong 03 năm), y tế (được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí trong 01 năm), hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. Nếu có thêm các hỗ trợ như đã nêu thì sẽ đảm bảo cho người bị THĐ có được cuộc sống được đảm bảo hơn.
Thứ tư, quy định cụ thể về việc lập và thực hiện khu TĐC một cách chi tiết.
Vấn đề thực tiễn hóa các nguyên tắc về TĐC. Để thực hiện được điều này, cần có những quy định cụ thể về việc lập và thực hiện khu TĐC một cách chi tiết. Một là, khái niệm về "khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ" phải được hướng dẫn chi tiết như: điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường sá, điện, nước… và điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, trạm xá, công viên, nhà sinh hoạt văn hóa… Thứ hai, nguyên tắc lập và thực hiện các dự án TĐC bắt buộc phải tiến hành trước khi THĐ kèm với những hướng dẫn chi tiết cụ thể cùng với các chế tài thực hiện. Người dân chỉ có thể quyết định họ có sống trong khu TĐC tập trung hay định cư ở một nơi khác một khi họ được nhận nền TĐC với các thông số cụ thể, diện tích, vị trí, hướng đất… và được bảo đảm rằng, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội phục vụ cho khu TĐC đúng như thông báo ban đầu. Thứ ba, cần có những quy định chi tiết về việc phối hợp giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn trong các dự án "Nhà nước và chủ đầu tư cùng làm" mà một phần diện tích để lại cho chủ đầu tư kinh doanh, khai thác.
Đặc biệt cần quan tâm tới quy định về tiêu chuẩn chất lượng nhà TĐC, quy định chấn chỉnh mua bán suất TĐC để đẩy giá nhà TĐC lên cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở.
Thứ năm, xây dựng cơ chế định giá đất, phù hợp với thực tế để làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ khi NNTHĐ ở. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế định giá đất, phù hợp với thực tế để làm căn cứ tính thuế, phí, cho thuê, bồi thường. Tổ chức thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai. Công khai giá trị bất động sản trong hệ thống tính thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
Luật đất đai năm 2013 đã quy định về hội đồng định giá đất, căn cứ vào giá đất tại thời điểm thu hồi để tính giá đất bồi thường hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở. Tuy nhiên, thời điểm ra quyết định bồi thường với thời điểm bồi thường, hỗ trợ bị kéo dài, có dự án kéo dài tới nhiều năm. Như vậy, nếu bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá tại thời điểm ra quyết định THĐ thì sẽ thiệt thòi rất nhiều cho người dân. Tương tự như vậy, theo quy định việc xác định giá đất đối với đất thu hồi để TĐC xác định tương xứng với thiệt hại đã thu hồi. Nhưng lại xác định mức bồi thường theo giá đất thu hồi. Trong khi đó giá nhà ở tại nơi TĐC không phụ thuộc vào giá nơi có đất ở bị thu hồi mà phụ thuộc trực tiếp vào giá đất tại nơi TĐC. Nếu xác định được như vậy mới đảm bảo thực tế tài sản nhận tương xứng với tài sản mà người dân bị thu hồi.
Thứ sáu, cần xây dựng một hệ thống thông tin công khai, toàn diện về tất cả các hoạt động liên quan đến công tác THĐ ở, các hoạt động bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi người dân bị NNTHĐ ở. Hiện nay trong thủ tục THĐ có thủ tục thông báo THĐ, tuy nhiên không quy định rõ các nội dung cụ thể cho người bị THĐ biết. Điều này sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho người bị THĐ. Để khắc phục vấn đề này,
pháp luật cần quy định; Các thông tin về dự án, quy hoạch dự án, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC cần được thông tin đồng loạt, đồng bộ và thống nhất trên một trang thông tin điện tử, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng nắm bắt thông tin, nhanh chóng phản hồi, đóng góp ý kiến để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, cũng như thuận tiện trong việc thực hiện khiếu nại, tố các các hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở. Nếu như xây dựng được một hệ thống thông tin đầy đủ, toàn diện và công khai như vậy, việc giảm thiếu sự bất đồng, các mâu thuẫn giữa người dân với nhà nước và chủ đầu tư trong hoạt động THĐ ở là đương nhiên có hiệu quả.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác GPMB tới toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ GPMB và các tầng lớp nhân dân, trong đó, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền vận động, sử dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, phát huy sức mạnh của các cơ quan thông tin đại chúng, ưu thế vận động trực tiếp của ủy ban mặt trận tố quốc và các đoàn thể chính trị xã hội để tuyên truyền về công tác bồi thường GPMB khi NNTHĐ ở, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động và đối thoại trực tiếp với người dân địa phương; Thực hiện hiệu quả các nguyên tắc cơ bản trong các quy trình GPMB đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, TĐC: UBND cấp tỉnh, cấp huyện tập trung chỉ đạo các sở, phòng, ban, ngành liên quan và chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án; điều tra khảo sát, lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC đảm bảo đúng trình tự, quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết những kiến nghị, phản ánh của người dân trong diện bị THĐ ở tránh gây bức xúc trong dư luận nhân dân, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trự, TĐC khi NNTHĐ ở, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác này: Quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính sau khi thực hiện THĐ ở như: Xin phép xây dựng, chỉnh lý biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất,...để nhân dân sớm ổn định đời sống và tinh thần.
Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù. THĐ đã là vất đề hết sức nhạy cảm, do đó, các hoạt động bồi thường, hỗ trợ, TĐC cũng có sức ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự vận hành, duy trì và quản lý xã hội tại chính nơi tiến hành THĐ. Việc tác động trực tiếp đến tài sản, đời sống và tinh thần người dân đã gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề, do vậy, người dân cần được đảm bảo việc đền bù, hỗ trợ cho họ được diễn ra một cách công bằng, minh bạch, điều này dẫn đnj]ến yêu cầu về việc những các bộ, cá nhân, tổ chức tiến hành bồi thường, hỗ trợ, TĐC phải đủ khả năng xác định được các thiệt hại người dân phải chịu, tính được đúng mức giá trị bồi thường, hỗ trợ người dân đương nhiên được hưởng và quan trọng nhất là đủ khả năng thực hiện các thủ tục, quy trình về bồi thường, hỗ trợ, TĐC mà có thể hải hòa được quyền và lợi ích của cả Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.
Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị THĐ. Bởi trên thực tế, người dân không chỉ quan tâm đến giá trị tài sản được bồi thường mà còn chú ý đến mức độ bồi thường chung bình mà người dân xung quanh đạt được, để từ đó đưa ra đánh gia về mức độ tương xứng bù đắp quyền và lợi ích của mình. Do vậy sự thống nhất trong tác chính sách bồi thường, hỗ trợ, tại định cư trên toàn bộ địa bàn các địa phương.
Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch TĐC: chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu TĐC. Khi người dân bị THĐ ở, đương nhiên đồng nghĩa với việc các hoạt động, thói quen sinh hoạt cũng như tập quán địa phương cũng không được tiến hành thường xuyên, ổn định như trước thời điểm THĐ. Do đó, việc quan tâm đến đời sống dân sinh của nhóm người dân này là vô cùng cần thiết, bởi hoạt động này sớm giúp người dân lấy lại cân bằng, ổn định lại đời sống và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội, các vấn về đề an ninh chính trị.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhằm kịp thời đề xuất với UBND cấp Tỉnh/Thành phố bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách còn bất cập, không phù hợp với thực tiễn; phát huy dân chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người dân; biểu dương khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở.
Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấptỉnh/ huyện trong lĩnh vực THĐ, bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở, đồng thời tăng cường giám sát, chất vấn tại kỳ họp. Trong thực hiện chức năng giám sát, cần có sự phổi hợp chặt chẽ với ủy ban Mặt trận tổ quốc và các thành viên, giữa hoạt động giám sát với tiếp xúc cử tri... nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giám sát việc thực hiện các chủ trương cùa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở.
3.2.3. Một số giải pháp đảm bảo công tác thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội trong thời gian tới
- Về tổ chức bộ máy thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở: thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy thực hiện công tác bồi thường, Cải cách hành chính, trên tình thần quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác GPMB. Đồng thời, xem xét bổ
sung nhân lực; cơ chế chính sách, điều kiện làm việc cho lực lượng làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC để tiếp tục triển khai thực hiện các dự án mới được giao theo kế hoạch.
- Thực hiện công khai, minh bạch và đẩy mạnh tính dân chủ. Toàn bộ các cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC phải được công khai ngay từ khi bắt đầu triển khai bồi thường GPMB thực hiện dự án; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả về quy hoạch, về dự án và chính sách đất đai, bồi thường GPMB, làm tốt công tác vận động khi thực hiện GPMB.
Quá trình bồi thường khi NNTHĐ đất ở phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật; tăng cường đối thoại với người bị THĐ, giải quyết đơn thư, khiếu nại, kiến nghị ngay từ cơ sở.
- Tăng cường sự phối hợp trong hệ thống chính trị: Đề nghị Hội đồng nhân dân quận và phường tăng cường sự giám sát công tác bồi thường GPMB đảm bảo đúng trình tự, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của nhân dân; Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị tham gia vào công tác bồi thường GPMB trên địa bàn.
- Đề nghị UBND thành phố xem xét cho UBND quận Đống Đa được thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất như các quận, huyện khác, để thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB, THĐ theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn Quận có nhiều dự án trọng điểm của Thành phố đang tập trung thực hiện.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn trên cơ sở đặt ra những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở Bên cạnh những kết quả từ thực trạng pháp luật bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở đã đạt được, công tác thực thi pháp luật bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở thực tế còn tồn tại rất nhiều những khó khăn, bất cập, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ ở là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước với người dân được Nhà nước trao quyền sử dụng đất ở. Do