III. Lựa chọn thị trường mục tiêu
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Mục tiêu của Shopee: Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử.
- Nguồn lực chính : hệ thống quản lý thông tin , phần mềm quản lý , công nghệ , nhân lực ( nhân viên , thành viên kênh bán hàng , khách hàng , đội ngũ quản trị ) , tài chính.
2.2 Đánh giá các đoạn thị trường
* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường
Theo báo cáo tài chính quý II/2022 của công ty mẹ Sea Group, doanh thu và tốc độ tăng trưởng của Shopee trong quý II đã thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Cụ thể, công ty đạt mức doanh thu 2,1 tỷ USD trong kỳ, chiếm 2/3 tổng doanh thu của Sea Group. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục 20,6 %. Trước đó quý I/2022, Shopee ghi nhận khoản lỗ khoảng 810 triệu USD từ chi phí logistics và marketing, và phải đến nửa cuối năm 2022, sàn TMĐT này mới bắt đầu chuyển lỗ thành lãi.Trước năm 2019, tỷ suất lợi nhuận gộp của Shopee vẫn âm, chỉ tăng nhẹ ở mức 0,6% trong quý IV/2019, đồng thời ghi nhận tổng khoản lỗ là 1 tỷ USD trong năm. Khoản lỗ kéo dài và tỷ suất lợi nhuận gộp ít ỏi của Shopee hoàn toàn trái ngược với tỷ suất lợi nhuận gộp ấn
tượng 81% của một sàn TMĐT giá rẻ khác tại châu Á là Pinduoduo trong quý IV/2019. Bằng cách tăng phí hoa hồng và phí quảng cáo, doanh thu của Shopee đã tăng đáng kể, đạt 1,1 tỷ USD vào quý IV/2022, giúp công ty lần đầu có lãi sau 6 năm thành lập. Quý IV/2022 cũng là lần đầu tiên mà công ty mẹ Shopee là Sea Group có lãi.
* Sự hấp dẫn về mặt cơ cấu
- Phân tích đối thủ cạnh tranh của shopee trong ngành
Một số đối thủ lớn đang cạnh tranh trực tiếp với Shopee có thể kể đến như Tiki, Lazada, đặc biệt là TikTok Shop một sàn TMĐT mới ra nhập không lâu nhưng với lợi thế giao thoa giữa nội dung giải trí và yếu tố thương mại, TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee, đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng và 117 triệu sản phẩm bán ra trong quý II/2023. Tuy nhiên, quản lý nội dung trên nền tảng chủ TikTok lại đang gặp vấn đề. Đặc biệt là việc đăng tải, phát tán nội dung xấu độc trên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới này. Theo thống kê của Metric, so với quý II/2022, quý II/2023 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán khi mức giảm đã đạt 18%, tương đương 76.030 nhà bán dừng hoạt động trên sàn. Điều này cho thấy các nhà bán nhỏ lẻ và không chuyên nghiệp dần rút khỏi thị trường, lợi nhuận sẽ đổ về những nhà bán thực sự chuyên nghiệp và có đầu tư cho việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
- Quyền thương lượng từ khách hàng
Khi các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, quyền thương lượng của khách hàng ngày càng tăng. Hiện tại đã và đang có rất nhiều thương hiệu tham gia vào các sàn thương mại điện tử để kinh doanh, buôn bán. Điều này có nghĩa là quyền thương lượng của khách hàng trong ngành là rất cao. Khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn những kênh phân phối khác để mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không cần đến Shopee. Chính vì vậy, những yếu tố như giá bán, hình ảnh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… đều là những yếu tố hết sức cần thiết để tăng khả năng thương lượng của một khách hàng.
Để củng cố niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình, Shopee đã và đang áp dụng nhiều chính sách dành cho khách khi mua hàng trên sàn của mình. Một trong số đó có thể kể đến như: Đa dạng hóa hình thức thanh toán, chính sách bảo vệ người mua và người bám, rút ngắn thời gian giao hàng…
- Quyền thương lượng từ nhà cung cấp
Điều quan trọng trong sự thành công của các sàn thương mại điện tử chính là các nhà cung cấp. Các sàn thương mại điện tử phải đua nhau lôi kéo được nhiều nhà cung cấp tới sàn thương mại của mình để đa dạng mặt hàng nhưng cũng cần đảm bảo chất lượng. Để cạnh tranh với các đối thủ khác, Shopee đã đặt trải nghiệm người dùng lên trên hàng đầu, bao gồm: sự thân thiện của ứng dụng, quy trình mua bán đơn giản và quy trình thanh toán nhanh hơn.
- Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế
Thay vì mua sắm trên Shopee, khách hàng có thể mua trên Tiki, Lazada, TikTok Shop hay mua trực tiếp trên website của sản phẩm đó. Sản phẩm thay thế của Shopee được hiểu đơn giản là khách hàng có thể đến mua trực tiếp tại cửa hàng.
Hiện tại, Shopee đang giao quyền cho người bán rất lớn khi để họ có thể tự chủ động trong khâu hoàn thành đơn cho khách hàng mà không cần phải thông qua website, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt những chương trình như giảm giá vận chuyển, voucher hàng tháng vào những ngày đặc biệt… Tất cả đều kích thích khách hàng muốn đăng ký bán hàng trên nền tảng này.
2.3. Cách Shopee tiếp cận được ở thị trường Việt Nam
* Chiến lược Marketing không phân biệt
Shopee kinh doanh đa dạng các mặt hàng tiêu dùng với khối lượng đầu sản phẩm khổng lồ và chỉ tiêu doanh số cao cho mỗi mặt hàng. Đạt được điều đó, thành cơng của Shopee nhờ vào kinh nghiệm quản lý chặt chẽ, với hệ thống quản lý điều hành tiên tiến.
* Chiến lược Marketing không phân biệt
- Chương trình khuyến mãi giá tốt mỗi ngày Flash sale, với mức giảm hơn 50%
tùy mặt hàng.
– Các chương trình khuyến mãi theo các dịp đặc biệt như sale cố định hàng tháng 5/5,6/6, lễ 8/3; sinh nhật Shopee, Black Friday, v.v… với từng mặt hàng, giá trị đơn hàng cụ thể.
– Chương trình giá ưu đãi dành cho thành viên với nhiều quà tặng, ưu đãi giá và chương trình CSKH đặc biệt
* Chiến lược tập trung
Shopee cho ra đời Shopee Mall là nơi mà các thương hiệu và nhà bán hàng lớn bán hàng chính hãng tại Shopee. Thông thường, truy cập vào website Shopee, người dùng sẽ tìm được rất nhiều mặt hàng ở nhiều phân khúc giá khác nhau từ mặt hàng giá rẻ đến hàng cũ, bán bởi nhiều người. Do đó, Shopee Mall ra đời mục đích tạo ra khu vực riêng cho hàng chính hãng. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn mua những thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Sony, Unilever, L’ORÉAL,… có gắn Shopee Mall thì hoàn toàn an tâm là hàng chính hãng và không phải lo về chất lượng sản phẩm.