BẮc giang TỪ năM 1918 ĐẾn cách Mạng Tháng TáM năM 1945

Một phần của tài liệu Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Giang Lớp 9.Pdf (Trang 27 - 34)

LỊCH SỬ

Chủ đề 2

Nguyễn Khắc Nhu, sau đó là Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài lãnh đạo.

Phong trào đấu tranh cách mạng theo xu hướng mới tại Bắc Giang tiếp tục chuyển biến khi tầng lớp trí thức tiểu tư sản tiếp cận với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Một số đồng chí đã được giới thiệu sang học ở trường huấn luyện chính trị Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. Kết thúc khoá học, khi về nước, họ trở thành những hạt nhân nòng cốt của phong trào cách mạng vô sản ở các địa phương.

Khuynh hướng đấu tranh dân chủ tư sản ở Bắc giang diễn ra như thế nào?

2. Khuynh hướng đấu tranh vô sản

Tháng 1/1928, chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phố Thùng Đấu (Phủ Lạng Thương) được thành lập. Chi hội Thùng Đấu đã mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày cho các hội viên. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kì quyết định thành lập Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh – Bắc Giang do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư.

Đồng chí ngô gia Tự sinh ngày 03/12/1908 tại làng Tam Sơn, tổng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc ninh.

năm 1926, đồng chí gia nhập tổ chức hội Việt nam cách mạng Thanh niên, được tổ chức tín nhiệm cử sang Quảng châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện do lãnh tụ nguyễn ái Quốc trực tiếp phụ trách. ngay sau khi kết thúc khoá huấn luyện, đồng chí được phân công về Bắc ninh, Bắc giang nhằm tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng.

Đến giữa năm 1928, đồng chí được tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh hội và uỷ viên Kì bộ hội Việt nam cách mạng Thanh niên Bắc Kì. Dưới sự lãnh đạo của ngô gia Tự, phong trào cách mạng ở tỉnh Bắc ninh, Bắc giang diễn ra rộng khắp, có nhiều hình thức tập hợp quần chúng đấu tranh

chống thực dân và phong kiến. hình 6.2. Tượng đài đồng chí ngô gia Tự ở thành phố Bắc giang

Thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”, Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên các tỉnh Bắc Giang – Bắc Ninh đã cử các hội viên tham gia vào phong trào vô sản hoá từ năm 1928. Điều đó đã có tác dụng không nhỏ góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Bắc Giang.

nêu những nét chính về phong trào cách mạng Bắc giang từ năm 1918 đến trước khi Đảng bộ tỉnh Bắc giang ra đời.

ii BẮc giAng từ năM 1929 đẾn năM 1945

1. quá trình ra đời của đảng bộ Bắc giang

Cuối năm 1926, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc), trong đó, tỉnh Bắc Giang có các đồng chí Nguyễn Hữu Căn và Nguyễn Trọng Ngọc theo học. Kết thúc khoá học, hai đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được phân công về Bắc Giang xây dựng cơ sở hội. Sau quá trình hoạt động, nhiều thanh niên ưu tú của quê hương Bắc Giang đã được giác ngộ theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Ngày 04/8/1929, những đảng viên của chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Bắc Giang cùng hơn 20 hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong tỉnh họp tại Hồng Vân Sơn (Núi Lim), huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã quyết định thành lập Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Giang – Bắc Ninh.

Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Bắc Giang bị địch khủng bố khốc liệt.

Trong hai năm 1930–1931, phong trào cách mạng hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh bị tổn thất nặng. Hầu hết các cơ sở cách mạng bị phá vỡ, hầu hết đảng viên của Đảng bộ bị bắt. Phong trào cách mạng Bắc Ninh, Bắc Giang tạm thời lắng xuống.

Trình bày quá trình ra đời của Đảng bộ Bắc giang.

2. các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong cuộc vận động giải phóng dân tộc tại Bắc giang

Đầu năm 1936, tình hình thế giới và trong nước chuyển biến nhanh chóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của tỉnh Bắc Giang sau một thời gian lắng xuống, nay bắt đầu phục hồi. Từ cuối năm 1936, các đảng viên cộng sản của tỉnh Bắc Giang từ các nhà tù đế quốc lần lượt trở về được tập hợp lại ở Phủ Lạng Thương. Phong trào cách mạng ở Bắc Giang được phục hồi và phát triển.

Tháng 4/1939, chi bộ Phủ Lạng Thương tổ chức mít tinh nhằm lên án bọn phản động thuộc địa, giảm thuế, tự do lập hội,… Cùng thời gian trên, truyền đơn, áp phích được rải và dán ở chợ Buộm, chợ Đồn, làng Thanh Rã (phủ Lục Nam), Phủ Lạng Thương, làng Hoàng Liên, ấp Ba Huyện (Hiệp Hoà),… đòi giảm thuế, chống bọn cường hào áp bức, bóc lột,…

Tháng 8/1940, Xứ uỷ Bắc Kỳ cử đồng chí Trần Quốc Hoàn, xứ uỷ viên và một số đồng chí cán bộ về tăng cường cho phong trào cách mạng Bắc Giang. Ban cán sự tỉnh Bắc Giang được thành lập do đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Trưởng ban.

Trần Quốc hoàn tên thật là nguyễn Trọng cảnh, sinh ngày 23/01/1916, quê ở xóm 3, xã nam Trung, huyện nam Đàn, tỉnh nghệ an. Tháng 3/1934, ông gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Sau đó, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ hà nội, Bí thư các

Liên khu uỷ Khu ii, Khu X. hình 6.3. Đồng chí Trần Quốc hoàn (1916–1986)

Tháng 9/1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, lực lượng quân Pháp ở đó thua chạy. Nhân dân châu Bắc Sơn (Lạng Sơn), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Thực hiện chủ trương của Trung ương, Ban cán sự tỉnh Bắc Giang đã phát động phong trào ủng hộ du kích Bắc Sơn.

Từ năm 1941, địch liên tục mở nhiều cuộc khủng bố dữ dội, hầu hết các cơ sở của Đảng bị phá vỡ, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.

Trong những năm 1943−1944, cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng cách mạng được phát triển rộng, các đoàn thể cứu quốc được tổ chức chặt chẽ, phong trào vững chắc.

Từ cuối năm 1944, ở nhiều địa phương, chính quyền địch hoang mang, rệu rã, cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng cách mạng đã hoạt động nửa công khai.

Đêm 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Tối ngày 12/3/1945, một cuộc mít tinh tại làng Xuân Biều được tổ chức tại đình làng với sự tham gia của gần 70 tự vệ chiến đấu và trên 300 quần chúng tham dự. Đây là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cấp xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang.

Từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945, tại làng Liễu Ngạn, tổng Hoàng Vân (Hiệp Hoà), Trung ương Đảng họp Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kì để thảo luận công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

nhà ông ngô Văn Đông (Lý Đông) thuộc thôn Liễu ngạn, xã hoàng Vân, là một trong số các điểm di tích lịch sử cách mạng aTK ii huyện hiệp hoà. nơi đây đã diễn ra hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 15/4 đến 20/4/1945, do Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập. Đồng chí Trường chinh – Tổng Bí thư của Đảng

trực tiếp chủ trì hội nghị. hình 6.4. Văn bia tại nhà cụ ngô Văn Đông (xã hoàng Vân, huyện hiệp hoà)

Sau những sự kiện này, chính quyền địch từ cơ sở đến cấp tỉnh hoang mang cực độ, phong trào cách mạng lớn mạnh từng ngày, từng giờ; thời cơ giành chính quyền ở huyện, phủ, tỉnh đã tới.

hình 6.5. Sơ đồ các sự kiện chính của cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân tỉnh Bắc giang trong cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công sớm ở Bắc Giang là do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng bộ tỉnh, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Trung ương Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường và tinh thần đoàn kết một lòng quyết tâm giành độc lập tự do.

Trình bày các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

3. hoàn cảnh ra đời, hoạt động, vai trò của An toàn khu ii (AtK ii)

Bước sang năm 1943, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến mau lẹ, thuận lợi cho phong trào cách mạng phát triển, nhưng nguy cơ địch tiến hành khủng bố cũng tăng lên. Để bảo toàn lực lượng cách mạng, đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định tiến hành xây dựng An toàn khu thứ hai. Địa bàn xây dựng ATK II thuộc khu vực giáp ranh giữa 3 huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang); Phổ Yên, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên).

ngày 08/8/2012, Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 1041/QĐ-TTg công nhận 16 xã aTK ii thuộc huyện hiệp hoà, bao gồm: Mai Đình, hương Lâm, hoàng Vân, hợp Thịnh, hoàng Lương, hoàng an, Quang Minh, Mai Trung, Xuân cẩm, Đại Thành, hoà Sơn, hoàng Thanh, Thái Sơn, Đồng Tân, hùng Sơn và Thanh Vân.

Di tích aTK ii hiệp hoà gồm 8 địa điểm:

nhà ông ngô Văn Thấu (cụ Đồ Ba), nhà ông nguyễn Văn chế, nhà ông ngô Văn Đông (Lý Đông), Soi Đền, đình Vân Xuyên, đình chợ Vân, đình Xuân Biều và chùa y Sơn. Di tích đã được Thủ tướng chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2280/QĐ-TTg ngày 31/12/2020).

hình 6.6. Lược đồ hành chính huyện hiệp hoà

Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã lập Đội công tác đặc biệt do đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh làm Trưởng ban, có nhiệm vụ phát triển cơ sở quần chúng, giáo dục quần chúng đấu tranh kiên cường trước hành động khủng bố của địch, đề cao cảnh giác, bí mật, đảm bảo an toàn cho cán bộ và cơ quan của Đảng.

Bước vào năm 1944, tình hình chính trị trên thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến lớn. Từ giữa năm 1944, phong trào cách mạng ở tỉnh Bắc Giang và ở ATK II được phối hợp nhịp nhàng, gắn bó chặt chẽ và phát triển nhanh, vững chắc.

Đầu năm 1945, cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng phát triển sâu, rộng hơn, yêu cầu phát triển lực lượng tự vệ càng cấp thiết. Ngày 25/02/1945, tại đình làng Vân Xuyên, đội tự vệ đầu tiên của huyện Hiệp Hoà được thành lập với 11 đội viên.

ATK II của Trung ương Đảng ra đời, hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ là một trong những đóng góp cốt yếu tạo nên thành công của Cách mạng

tháng Tám năm 1945. Thành công của ATK II thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, sự hi sinh cao cả của các gia đình cơ sở, của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân địa phương. Việc xây dựng và tổ chức hoạt động của ATK II để lại nhiều bài học lớn, đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào thực tế các thời kì cách mạng sau.

nêu hoàn cảnh ra đời, hoạt động, vai trò của aTK ii.

Luyện tẬP, vẬn dụng

1. Nêu quá trình ra đời, vai trò của Đảng bộ Bắc Giang trong cuộc đấu tranh giành chính quyền năm 1945.

2. Phân tích ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Bắc Giang.

3. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Bắc Giang gắn liền với Cách mạng tháng Tám năm 1945. Xây dựng poster giới thiệu một di tích mà em ấn tượng nhất.

BẮC GIANG TỪ SAU

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1975

Một phần của tài liệu Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Giang Lớp 9.Pdf (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)