Đào Tạo nghỀ cho học Sinh Sau TốT nghiỆP

Một phần của tài liệu Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Giang Lớp 9.Pdf (Trang 110 - 120)

Bài học này giúp em:

– Xác định được hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc giang.

– Tham vấn được ý kiến người thân, thầy cô về con đường học tập sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.

– Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau khi hoàn thành chương trình Trung học cơ sở.

Em hãy cho biết các hình: 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 mô tả những ngành, nghề nào? Em có biết trường nào ở Bắc giang đào tạo những nghề đó?”

hình 15.1

hình 15.3

hình 15.2

hình 15.4

i hệ thỐng các cƠ SỞ giáo dục nghề nghiệP trên đỊA Bàn tỉnh BẮc giAng

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm 05 trường cao đẳng (Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang, Cao đẳng miền núi Bắc Giang, Cao Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, Cao đẳng Biên phòng); 06 trường trung cấp (Trung cấp

Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Trung cấp nghề Giao thông vận tải Bắc Giang, Trung cấp nghề số 1 Bắc Giang, Trung cấp nghề Xương Giang, Trung cấp ASEAN);

07 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 08 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã (GDNN–GDTX) và 09 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân bố trên tất cả địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, bảo đảm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập, đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề chất lượng cao cho người lao động.

Một số trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm GDNN–GDTX các huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên – Ngoại ngữ, Tin học tỉnh thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu người học đó là vừa học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông vừa học trung cấp nghề. Một số ngành, nghề đào tạo như: cơ điện tử, điện dân dụng, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kĩ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, may thời trang – thiết kế thời trang, chăm sóc sắc đẹp, thương mại điện tử, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật, Quản lí và kinh doanh du lịch, kĩ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, hướng dẫn du lịch,... Học sinh sau khi tốt nghiệp trung cấp nếu có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định có thể tiếp tục học lên Cao đẳng chính quy mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu.

Thời gian đào tạo liên thông theo niên chế giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng từ 01 (một) đến 02 (hai) năm học tuỳ theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo. Thời gian đào tạo liên thông theo phương thức tích luỹ môđun hoặc tín chỉ giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là thời gian để người học tích luỹ đủ số lượng môđun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo.

hình 15.5. học sinh trường cao đẳng công nghệ Việt – hàn Bắc giang thực hành

nghề công nghệ ô tô

hình 15.6. học sinh Trung tâm gDnn–gDTX huyện Lạng giang thực hành nghề may thời trang

1 Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 09/6/2021 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu trong thời kì mới.

hình 15.7. học sinh Trung tâm gDnn–gDTX

huyện Tân yên thực hành nghề công nghệ ô tô hình 15.8. học sinh trường cao đẳng nghề miền núi yên Thế thực hành nghề công nghệ thông tin

Địa phương em có những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nào? cơ sở đó đào tạo những nhóm nghề nào? Theo em những nghề nghiệp nào được đào tạo phù hợp với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở ở Bắc giang?

ii tƯ vẤn hƯỚng nghiệP cho hỌc Sinh LỚP 9 trên đỊA Bàn tỉnh BẮc giAng

Hằng năm, các trường trung học cơ sở phối hợp với trung tâm GDNN–GDTX các huyện, thị xã, thành phố và các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho phụ huynh, học sinh lớp 9 về các kĩ năng, vị trí công việc, cơ hội nghề nghiệp đồng thời các trường cũng tổ chức tham quan thực tế tại doanh nghiệp để học sinh tìm hiểu môi trường làm việc qua việc quan sát trực tiếp các dây chuyền làm việc của doanh nghiệp và tìm hiểu các tiêu chí tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

hình 15.9. Tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tại trường Trung học cơ sở ngọc Thiện

(huyện Tân yên)

hình 15.10. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị trấn Vôi 1

(huyện Lạng giang)

Trong các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở giáo viên đã cung cấp cho học sinh đặc điểm tính cách phù hợp với những nhóm ngành nghề cơ bản trong xã hội, xác định một số nguyên tắc để học sinh tránh sai lầm khi lựa chọn việc học nghề sau tốt nghiệp Trung học cơ sở.

1. đặc điểm các nhóm tính cách

Theo lí thuyết mật mã Holland, mỗi người có đặc điểm phù hợp với các nhóm tính cách. Với mỗi nhóm tính cách sẽ phù hợp với nhóm ngành nghề tương ứng (bảng 15.1):

Bảng 15.1. các ngành nghề tương ứng với các nhóm tính cách

Bảng 15.2. nhóm ngành, nghề phù hợp với các nhóm tính cách1 Nhóm

tính cách Nhóm ngành, nghề phù hợp với nhóm tính cách

Nhóm nghiên cứu

1. Kĩ thuật và công nghệ: Kiến trúc sư cảnh quan; Kĩ thuật viên chế tạo robot; Kĩ thuật viên công nghệ môi trường; Kĩ sư phần cứng máy tính; Kĩ sư hàng không vũ trụ; Kĩ sư vật liệu; Kĩ sư công nghiệp; Kĩ sư dầu khí.

2. Khoa học tự nhiên và công nghệ: Nhà sinh học phân tử và tế bào; Chuyên gia về khoa học thực phẩm; Nhà thuỷ văn học; Nhà động vật học và môi trường tự nhiên; Nhà dịch tễ học; Nhà khoa học địa chất.

3. Công nghệ y học: Kĩ thuật viên phòng thí nghiệm và xét nghiệm y tế; Chuyên viên xét nghiệm chất lỏng và tế bào vi mô; Dược sĩ; Kĩ thuật viên phòng thí nghiệm nha khoa; Chuyên gia dinh dưỡng;

Người ướp xác (chôn cất, hoả táng); Bác sĩ khám nghiệm tử thi.

4. Chẩn đoán y khoa và điều trị: Bác sĩ, y sĩ, y tá: da liễu, châm cứu, tâm thần,…; Bác sĩ thú y; Chuyên gia vật lí trị liệu; Nhà nghiên cứu các bệnh về ngôn ngữ;…

5. Khoa học xã hội: Nhà khảo cổ học; Nhà khoa học chính trị;

Chuyên viên phân tích nghiên cứu thị trường;…

Nhóm nghệ thuật

1. Nghệ thuật ứng dụng – thị giác: Biên tập viên, nhà thiết kế.

2. Nghệ thuật sáng tạo và trình diễn: Biên đạo, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhạc công.

3. Nghệ thuật ứng dụng – viết và nói: Biên tập viên; Blogger;

Người viết quảng cáo; Nhà phê bình sách/kịch; Phóng viên, Phát thanh viên; Thông dịch viên và Biên dịch viên.

Nhóm quản lí

1. Dịch vụ liên quan đến nhân sự: Quản trị nhân sự; Chuyên viên nhân sự; Chuyên viên quan hệ lao động.

2. Marketing và bán hàng.

3. Quản lí các lĩnh vực.

4. Quy định và bảo vệ: Điều tra viên/ Thám tử tư; Quản lí an ninh;

Nhân viên kiểm tra thuế; Người thu hoá đơn tiền dịch vụ; Bảo vệ.

Nhóm kĩ thuật

1. Vận hành, vận chuyển và liên quan: Phi công; Tài xế.

2. Nông nghiệp, lâm nghiệp và liên quan: Kĩ thuật viên lâm nghiệp và bảo tồn; Chuyên viên lâm nghiệp; Ngư dân; Nhân viên kiểm soát loài vật gây hại.

1 Mô hình Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Bản dịch của Phoenix Ho 2018 (Tác giả ACT, 2009). Bản quyền bản dịch thuộc về Hướng nghiệp Sông An, được cấp phép theo Bản quyền Tài sản trí tuệ 4.0.

Nhóm

tính cách Nhóm ngành, nghề phù hợp với nhóm tính cách

3. Khoa học máy tính và công nghệ thông tin: Chuyên gia hỗ trợ khách hàng về máy tính; Chuyên gia hỗ trợ mạng; Lập trình viên máy tính; Chuyên viên phân tích hệ thống máy tính.

4. Xây dựng và bảo trì: Thợ điện; Thợ mộc; Thợ xây; Thanh tra xây dựng; Nhân viên cài đặt hệ thống bảo mật và chữa cháy.

5. Thủ công và liên quan: Thợ sửa chữa nhạc cụ; Thợ kim hoàn;

Thợ may; Thợ làm bánh; Người bán thịt; Đầu bếp.

6. Chế tạo và quy trình sản xuất: Công nhân vật liệu cháy nổ, phá huỷ; Thợ hàn, cắt nhiệt; Nhân viên đóng gói, vận hành, thu gom tại các nhà máy, xí nghiệp; Nhân viên vận hành in ấn, xuất bản.

7. Cơ khí và điện: Kĩ sư, kĩ thuật viên các nghề liên quan đến ô tô, điện tử, điện lạnh, năng lượng.

Nhóm nghiệp vụ

1. Truyền thông và hồ sơ.

2. Giao dịch tài chính: Thẩm định, kiểm toán, kế toán các lĩnh vực như bất động sản, bán hàng,…

3. Phân phối và điều phối: Nhân viên chuyển phát nhanh;

Nhân viên bưu điện; Nhân viên hành chính tại cơ sở vận chuyển;

Thủ kho.

Nhóm xã hội

1. Chăm sóc sức khoẻ: Chuyên gia tư vấn sức khoẻ, huấn luyện vên thể dục thể thao.

2. Giáo dục: Giáo viên, quản lí các cấp giáo dục: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

3. Dịch vụ cộng đồng: Chuyên gia tâm lí học lâm sàng; Chuyên viên tham vấn hướng nghiệp (S); Cố vấn tín dụng; Nhà điều hành hoạt động tôn giáo và giáo dục; Trợ lí pháp lí;…

4. Dịch vụ cá nhân: Chuyên gia chăm sóc da; Chuyên viên trang điểm; Hướng dẫn viên du lịch; Nghệ nhân pha chế các thức uống từ cà phê/ cacao và một số đồ uống khác (Barista); Nhà tạo mẫu tóc và chuyên viên thẩm mĩ; Tiếp viên hàng không.

Bản thân em thuộc nhóm nào trong những nhóm tính cách trên? Với nhóm tính cách đó em chọn nghề nào? Tại sao?

2. Một số nguyên tắc khi chọn nghề

1 2

4 5 3

chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực, hứng thú của bản thân.

Không nên chọn nghề mà bản thân không có điều kiện đáp ứng (năng lực, tính cách, hứng thú,…).

Không chọn nghề mà xã hội không có nhu cầu.

chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

chỉ chọn khi đã có hiểu biết đầy đủ về nghề (điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức,…).

Sơ đồ 15.1. Một số nguyên tắc khi chọn nghề

ngày 10/12/2021 hội đồng nhân dân tỉnh Bắc giang ban hành nghị quyết số 61/2021/

nQ-hĐnD quy định một số chính sách về hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc giang, cụ thể: học sinh, sinh viên tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tiếp tục học trình độ Trung cấp, cao đẳng là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người không có người nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 nghị định số 20/2021/nĐ-cP ngày 15/3/2021 của chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với mức hỗ trợ là 400 000 đồng/1 học sinh, sinh viên/1 tháng. học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học trình độ Trung cấp: mức hỗ trợ 200 000 đồng/1 học sinh/1 tháng.

Luyện tẬP, vẬn dụng

1. Em thường mắc những sai lầm nào dưới đây khi lựa chọn nghề?

a) Dành ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp.

b) Tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học.

c) Chọn nghề được xã hội trọng vọng.

d) Chọn nghề vì lí do kinh tế.

e) Chọn nghề theo trào lưu.

f) Dựa vào duy nhất năng lực học tập.

2. Hãy phân tích một số hạn chế của bản thân khi lựa chọn một nghề để học và cách khắc phục những hạn chế đó.

Hạn chế Cách khắc phục

Không tìm hiểu nghề nghiệp ?

Tuân thủ theo sự sắp đặt của bố, mẹ ?

... ?

3. Hãy xây dựng kế hoạch của bản thân sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở theo mô hình dưới đây:

Nguồn ảnh

Nguồn ảnh Trang/Hình

Ảnh bìa lớp 9 Vũ Mạnh Cường

CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ KINH TẾ

Việt Hưng Hình 1.1

Thu Trang Hình 1.2

CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ

Baobacgiang.vn Hình 6.1

Tác giả chụp Hình 6.2; 6.4

Wikipedia Hình 6.3

Tài liệu giảng dạy lịch sử huyện Hiệp Hoà Hình 6.6

Thông tấn xã Việt Nam Hình 7.1

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 1 (tác giả

chụp lại) Hình 7.3; 7.4; 7.5

Bacgiang.gov.vn Hình 8.1; 8.4; 8.5

Bandovietnamtreotuong.com Hình 8.2

Dulichluavang.com Hình 8.3

CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN

Phúc Thạnh Hình 9.1

Baobacgiang.com.vn Hình 9.2; Hình 10.1; Hình 11.1.

MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI BẮC GIANG

dulich.bacgiang.gov.vn Hình 12.1; 12.2 trang 75

ipcbacgiang.com Hình 12.3 trang 75

baobacgiang.vn Hình 12.4 trang 75

vanhoanghethuat.vn Hình 12.5 trang 77

Tạp trí Mỹ thuật Bắc Giang – Hội NHNT Bắc Giang Hình 12.6 trang 78

tayyentu.bacgiang.gov.vn Hình 12.7 trang 79

Họa sĩ Trương Quang Hải Hình 12.8 trang 83

baobacgiang.vn Hình 12.9 trang 84

Nguồn ảnh Trang/Hình Nhà điêu khắc Vũ Công Trí Hình 12.10 trang 84

Tạp trí Mỹ thuật Bắc Giang – Hội NHNT Bắc Giang Hình 12.11; Hình 12.12; Hình 12.13; Hình 12.14; Hình 12.15; Hình 12.16 trang 85 CHỦ ĐỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐỊA PHƯƠNG

Tác giả thiết kế Hình 13.2; 13.3; 13.5; 13.8;

Trang 86, 87, 89, 91, https://lucngan.bacgiang.gov.vn Hình 13.1/ Trang 84

https://baobacgiang.vn Hình 13.4; 13.14/ Trang 88, 95 https://yendung.bacgiang.gov.vn Hình 13.17/ Trang 96

https://danviet.mediacdn.vn Hình 13.16/ Trang 95

https://bacgiang.gov.vn Hình 13.6; 13.7; 13.15/ Trang 90, 96 https://ldld.bacgiang.gov.vn Hình 13.10; 13.11/ Trang 93

https://mttq.bacgiang.gov.vn Hình 13.9/ Trang 92 https://hlhpn.bacgiang.gov.vn Hình 13.13/ Trang 94 https://vwu.vn/web/guest Hình 13.12/ Trang 94 https://langgiang.bacgiang.gov.vn Hình 13.18/ Trang 96

CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THCS Doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quang Châu Hình 14.1

Các cơ sở iáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Giang Hình 15.1; Hình 15.2; Hình 15.3; Hình 15.4;

Trường Cao đẳng Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang Hình 15.5;

Trung tâm GDNN–GDTX huyện Lạng Giang Hình 15.6 Trung tâm GDNN–GDTX huyện Tân Yên a Hình 15.7 Trường Cao đẳng nghề miền núi Yên Thế Hình 15.8

Trường Cao đẳng Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang Hình 15.9; hình 15.10

Hướng nghiệp Sông An Tr.114. Ảnh minh hoạ nội dung bài tập

Một phần của tài liệu Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Giang Lớp 9.Pdf (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)