Bài học này giúp em:
– nêu được những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền và các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
– Tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân Bắc giang; có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước trong công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
“Tết nguyên đán năm 1955, Bác hồ đã về thăm, chúc tết cán bộ, công nhân và các chuyên gia nước bạn Trung Quốc đang giúp nước ta xây dựng cầu Phủ Lạng Thương (nay là cầu sông Thương, thuộc thành phố Bắc giang). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để ngăn cản, chặn bước tiến quân của quân thù, chúng ta đã phá huỷ cầu Phủ Lạng Thương với mục đích là giữ Đông Bắc – Việt Bắc”1.
Em biết gì về sự kiện này? nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang có đóng góp như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền và các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
hình 7.1. chủ tịch hồ chí Minh thăm công trường xây dựng cầu Phủ Lạng Thương năm 1955
1 Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang (03/10/2023).
i Bảo vệ chính quyền cách MẠng và Kháng chiẾn chỐng PháP (1945–1954)
1. Bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới và chuẩn bị lực lượng kháng chiến (1945–1946)
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Bắc Giang gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Nạn đói chưa giải quyết xong lại bị lụt ở huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và hạn hán kéo dài ở các châu, phủ miền núi, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngân quỹ trống rỗng, nạn dốt và dịch bệnh còn tiếp diễn.
Đầu tháng 9/1945, hàng vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo qua Bắc Giang và đóng quân tại tỉnh với 2 000 tên dưới danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí quân đội Nhật. Bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, thổ phỉ và trộm cướp nổi lên chống phá chính quyền cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đoàn kết, bảo vệ thành quả cách mạng, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát động phong trào diệt giặc dốt, giặc đói, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang.
Ngày 06/01/1946, nhân dân Bắc Giang tham gia cuộc bầu cử Quốc hội với hơn 90% cử tri trong tỉnh tham gia. Ngày 05/7/1946, đã diễn ra cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh. Cử tri đã bầu được 22 đại biểu do mặt trận Việt Minh giới thiệu.
Để giải quyết nạn đói, chính quyền thực hiện việc giảm tô, hoãn nợ, xoá bỏ các thứ thuế vô lí, tịch thu ruộng đất của địa chủ để cấp cho nông dân.
Phong trào vận động thực hiện đời sống mới, xoá bỏ dần các hủ tục lạc hậu được nhân dân hăng hái tham gia. Các lớp bình dân học vụ được mở rộng khắp nơi, hệ thống trường học các cấp được khôi phục, xây dựng mới.
Tháng 5/1946, tỉnh Bắc Giang vinh dự được đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm.
Người đã thay mặt Chính phủ kêu gọi quân dân Bắc Giang tích cực tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng” và chuẩn bị sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
Ngày 19/7/1946, đơn vị Cảnh vệ Phủ Lạng Thương ra đời thay thế cho Vệ quốc quân làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và các cơ quan tỉnh. Cuối năm 1946, nhiều phủ, huyện đã xây dựng đội du kích tập trung thường trực chiến đấu.
Dựa vào những thông tin trên, em hãy nêu những khó khăn của tỉnh Bắc giang sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước những khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc giang đã có những biện pháp và đạt được kết quả như thế nào?
2. Bắc giang trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946–1954)
hình 7.2. Sơ đồ diễn biến những nét chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946–1954) của nhân dân Bắc giang
hình 7.3. Quân đội Việt nam tiếp quản thị xã Phủ Lạng Thương (tháng 8/1954)
Trình bày những nét chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946–1954) của nhân dân Bắc giang.
ii BẮc giAng trong Kháng chiẾn chỐng Mỹ, cứu nƯỚc (1954–1975)
1. Khôi phục, cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội (1954–1965)
a) Hoàn thành cải cách ruộng đất Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được thực hiện, nhân dân phấn khởi bắt tay vào công cuộc cải tạo và phát triển nông thôn theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Đến cuối năm 1957, Bắc Giang căn bản khai hoang phục hoá hết số ruộng đất bị hoang hoá. Các loại cây màu lương thực, cây công nghiệp đều tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng từng bước phục hồi.
công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội (1954–1957) tại Bắc giang đã diễn ra như thế nào?
b) Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội (1958–1960)
Trong nông nghiệp, cuối năm 1958, Bắc Giang đã xây dựng được hàng ngàn tổ đổi công. Đến năm 1960, Bắc Giang căn bản hoàn thành cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Từ điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh chủ trương lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, trong đó, sản xuất lương thực là chính, đồng thời chú trọng chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp.
Công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa với công thương nghiệp cũng đạt kết quả tốt, hàng nghìn người buôn bán nhỏ chuyển sang trực tiếp sản xuất. Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp lần lượt ra đời.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước hình thành và phát triển.
Đến năm 1960, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 20%
giá trị tổng sản lượng công – nông nghiệp của cả tỉnh.
Sau khi hoà bình lập lại, Bắc giang có tới 34 682 mẫu ruộng bị hoang hoá, hai công trình thuỷ nông cầu Sơn và Sông cầu bị phá huỷ, gần 50 000 người hồi cư không còn nhà cửa và lương thực; giống vốn, nông cụ và sức kéo đều thiếu. nạn đói liên tiếp xảy ra, cuối năm 1954 đầu năm 1955, cả tỉnh có tới 52 000 người bị đói, hàng nghìn người không có việc làm. nạn mù chữ, dịch bệnh còn khá nặng nề. những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến, các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại.
Công tác văn hoá xã hội có bước phát triển mới, sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, trường dân tộc nội trú được xây dựng. Các hủ tục, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, đời sống văn hoá mới được toàn dân tham gia thực hiện.
nêu những thành tựu của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại Bắc giang giai đoạn 1958–1960.
c) Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965)
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khoá II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra nghị quyết sáp nhập 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động từ 01/4/1963.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965), tỉnh đã hoàn thành mọi chỉ tiêu đề ra và đạt được nhiều thành tựu trong quan hệ sản xuất, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, Đảng bộ tỉnh ra nghị quyết cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trình bày khái quát việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) tại Bắc giang.
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1965–1975) a) Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đẩy mạnh sản xuất và chi viện cho chiến trường miền Nam (1965–1968)
Tổng sản lượng lương thực năm 1968 tăng 6,02% so với năm 19651. Các ngành lâm nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ được duy trì hoạt động. Các lĩnh vực văn hoá xã hội, giáo dục, y tế liên tục phát triển.
Trong chiến tranh, lực lượng quốc phòng của tỉnh càng lớn mạnh, chiến đấu ngoan cường bắn rơi 140 chiếc máy bay, bắt và tiêu diệt 63 tên giặc lái máy bay Mỹ.
Nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận chuyển hàng hoá ra tiền tuyến được thực hiện tốt, công tác phòng không nhân dân có hiệu quả cao.
Cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương của nhân dân Bắc Giang đã giành thắng lợi to lớn, quê hương vẫn vững vàng xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng quân dân cả nước buộc Mỹ phải tuyên bố đơn phương chấm dứt chiến tranh đối với miền Bắc Việt Nam ngày 01/11/1968.
1 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.
cầu sắt Bắc giang trên sông Thương dài 170 m. Trong 4 năm gây chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965–1968), đế quốc Mỹ đã huy động 1 040 lần máy bay các loại, đánh 49 đợt lớn vào cầu. Mỹ đã thả xuống cầu 1 336 quả bom phá, 879 bom sát thương và hàng nghìn quả tên lửa, bom bi các loại nhằm phá hỏng cầu nhiều lần.
hình 7.4. cầu sông Thương bị máy bay Mỹ phá hoại năm 1965
Trình bày kết quả cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965–1968) của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang.
b) Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1968–1972)
Từ năm 1968 đến năm 1972, sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Hà Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Mặc dù vậy, ta đã giành được những thành tựu to lớn trên mặt trận kinh tế, xã hội. Sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh qua các năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn có sự phát triển. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá đạt nhiều thành tích đáng kể. Công tác quân sự địa phương và công tác bảo vệ an ninh trật tự được coi trọng.
Ngày 18/5/1972, giặc Mỹ cho máy bay bắn phá tỉnh Hà Bắc lần thứ hai. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã giết hại và làm bị thương hàng trăm người dân, phá huỷ hầu hết cầu cống, đường giao thông, các mục tiêu quân sự, kinh tế, các điểm dân cư, nhà cửa, ruộng lúa, hoa màu,...
Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên
cường, bất khuất, Đảng bộ và nhân dân Hà Bắc đã chiến đấu kiên cường, chiến thắng vẻ vang, giữ vững công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảm bảo giao thông thông suốt; bảo vệ và vận chuyển an toàn hàng hoá ra tiền tuyến; đóng góp đầy đủ sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng của cả nước.
Trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, quân và dân tỉnh Hà Bắc đã bắn rơi 162 chiếc máy bay, bắt sống và tiêu diệt 92 giặc lái Mỹ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, nhiều đơn vị và cá nhân đã nêu những tấm gương xuất sắc.
Bị thất bại đau đớn trên cả chiến trường miền Nam, miền Bắc Việt Nam, ngày 30/12/1972, Mỹ đã phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán kí kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Trình bày kết quả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1968–1972) của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang.
c) Khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam (1973–1975)
Sau khi hoà bình được lập lại, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển quân sự địa phương, công tác an ninh trật tự; khôi phục và phát triển kinh tế chi viện cách mạng miền Nam (tiếp tục đấu tranh để thống nhất đất nước).
Tổng sản lượng lương thực năm 1975 tăng 15 700 tấn so với năm 19731. Các ngành kinh tế dịch vụ khác cũng được phục hồi và phát triển.
1 Bắc Giang những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, 1999.
hình 7.5. Phụ nữ Đa Mai (thị xã Bắc giang) vá áo cho bộ đội Trung đoàn Pháo phòng không 216
(giai đoạn 1965–1972)
Sự nghiệp văn hoá, xã hội có bước tiến nhanh. Số học sinh các lớp, các cấp trong các năm học đều tăng, cơ sở vật chất trường học từng bước được cải thiện.
Thực hiện nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Bắc, trong các năm 1973–1975 đã hoàn thành mọi chỉ tiêu nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, tuyển quân, tuyển thanh niên xung phong.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Bắc cùng cả nước bước vào thời kì mới vừa xây dựng, vừa bảo vệ quê hương.
Trình bày kết quả của quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, chi viện cho tiền tuyến góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1973–1975) của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc giang.
Luyện tẬP, vẬn dụng
1. Nêu những thành tựu trong công cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1954–1965) ở Bắc Giang.
2. Khái quát những đóng góp của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền và các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
3. Tìm hiểu một số thông tin những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Bắc Giang. Nêu ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
BẮC GIANG TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY