Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 47 - 53)

Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan

2.2. Thời gian tâm lý

2.2.1. Thời gian đồng hiện

Cần phải thấy rằng cái tôi trong văn chương, đặc biệt cái tôi trữ tình trong thơ, là cái tôi của toàn bộ hoạt động sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Nó thống nhất nhƣng không đồng nhất với cái tôi trong đời sống thực tại. Tuy nhiên, với đời thơ Lưu Quang Vũ thì nhiều khi cái tôi sáng tạo ấy đã nhập vào cùng cái tôi của đời sống thực. Ông làm thơ nhƣ ghi nhật ký, nhƣ một nhu cầu tự nhiên. Có thể vì quá nhạy cảm và thành thực, Lưu Quang Vũ đã cảm thụ đời sống và tư duy thế giới quanh mình không chỉ bằng nhận thức mà bằng giác quan. Trực giác luôn hiện rõ trong cảm hứng thơ, đem đến những xúc cảm liền dòng ào ạt, những hình ảnh đầy ắp cả thực và hư ảo… tạo nên nhịp điệu dồn đuổi. Vì thế, thơ Lưu Quang Vũ ít có sự rành mạch rõ ràng trong bố cục cảm xúc. Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ ông cũng chịu sự chi phối của tình cảm tự nhiên ấy nên quá khứ - hiện tại - tương lai và mộng tưởng … luôn đồng hiện trên mỗi trang thơ.

Trong thời gian bốn mùa của thiên nhiên, khoảng hội tụ nhiều cảm xúc dịu dàng cho thi nhân chính là mùa thu. Nhƣng khác với mùa thu tĩnh tại của Nguyễn Khuyến xưa hay mùa thu lãng mạn của Lưu Trọng Lư thời thơ Mới, mùa thu của Lưu Quang Vũ hiện lên đa chiều, dòng cảm xúc mang những mạch ngầm đối nghịch. Mùa thu là bao hoài niệm mê mải:

Sao em chẳng cùng anh ra biển

Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông

(Viết cho em từ cửa biển)

Mùa thu gợi thời gian quá khứ, đầy nuối tiếc, xót xa, có thể là những kỉ niệm đã qua, hay cũng là những khắc khoải về những điều chƣa thể làm đƣợc:

Lá đầu thu xao xác ở bên đường

Trời chuyển gió sắp quay cuồng bão lớn Điều tôi nói phải chăng là quá muộn Em u buồn em có nhận hay không?

(Lá thu)

Có khi nhà thơ ƣớc đi ngƣợc thời gian để tìm lại những kỉ niệm tuổi trẻ

Nếu bây giờ đang mùa hè”. Phải chăng chính ý thức về thời gian và sự khát khao giao cảm với cuộc đời chính là nguyên nhân khiến cho thi sĩ cảm nhận những nuối tiếc và hoài niệm khi bước chân thu sang: Ta ngoảnh đầu nhìn lại tháng năm dài/ Mùa thu ấy vẫn còn nguyên ở đó. Nhưng con người chỉ có thể hoài vọng trước thời gian “Ai đâu trở lại mùa thu trước/ Nhặt lấy cho tôi những lá vàng… (Thơ Mới). Với Lưu Quang Vũ, một tâm hồn nhiều âu lo, bước chân thu mang những ám ảnh về quá khứ đã qua,về hiện tại day dứt và về một tương lai chẳng hẹn bình yên.

Thời gian hoài niệm đã trở thành một phương tiện để nhà thơ tìm về kí ức tình yêu và nỗi nhớ xa xƣa. Dòng thời gian vô tình trôi chảy và thông báo cho con người những mất mát,vơi cạn của cuộc đời. Lưu Quang Vũ cảm nhận sự trống trải bằng hình ảnh trữ tình:

Đã chết rồi ơi chú ong nâu

Để hoa rụng mùa thu thương nhớ bạn

(Bầy ong trong đêm sâu) Nhà thơ gửi vào mùa thu nỗi buồn bàng bạc của sự tàn phai, nỗi buồn bâng khuâng vô định hình nhƣng đầy da diết:

Đây chùm hoa cúc nhỏ Rụng cánh xuống vai trần

Anh ngập tràn lòng em Những màu và những tiếng

(Thơ tình viết về người đàn bà không có tên – II) Thơ Lưu Quang Vũ thường mang những cảm giác mong manh như thế.

Dường như đó là cảm thức về sự tồn tại ngắn ngủi và hạnh phúc bất định, chông chênh của con người.

Nói đến những khoảnh khắc nhạy cảm của tâm thức không thể thiếu vắng màn đêm, yên lặng mà bí ẩn. Thời gian đêm trong thơ Lưu Quang Vũ vốn biểu tƣợng cho những ám ảnh, hoài nghi, là một “khối thủy tinh đen

khúc xạ bao ảnh hình nhân sinh. Vì thế, soi chiếu vào đêm, có thể thấy nhiều hình ảnh chập chờn đứt gãy, những khoảng thời gian lờ mờ, hƣ ảo cùng đồng hiện. Cũng cần nhận thấy rằng con người Lưu Quang Vũ, sau khi trải qua nhiều mất mát, đã lắng đọng những tin yêu trong ngày mới, nhƣng vẫn còn đó từ sâu thẳm một tâm trạng bất an. Nếu quá khứ hãy còn ám ảnh thì hiện tại vẫn cứ bất an, nhiều day dứt, nhất là với Lưu Quang Vũ - một cái tôi nhiều mâu thuẫn. Những Giấc mộng đêm vẫn cứ day trở trong ông:

Những bóng gầy lặng im … Những mặt tái nhìn tôi giận dữ

Những nụ cười giàn giụa miệng run run …Trong sương khuất những buổi chiều dĩ vãng.

Nhạy cảm trước thân phận con người vốn là một bản năng của người nghệ sĩ, Lưu Quang Vũ cũng cảm nhận sự nhọc nhằn của con người cả trong dĩ vãng và hiện tại. Con người, với nhà thơ, trước hết là những phận người trầm luân khổ ải, những bóng hình “mờ mờ nhân ảnh” cùng chung số phận dân tộc. Đó có thể là dáng hình cụ thể “Lão bán chim lƣng gù râu bạc thếch/

Anh kẹo bông rách rưới ngô nghê cười”, là gương mặt người chinh phu nhòa nhạt “Mưa ướt đầm lên khuôn mặt xanh xao” hay những liên tưởng ám ảnh

Những nếp nhăn như dao chém mặt người”. Và ngay cả bóng hình Em nữa, cũng đầy xót xa:

Em che mặt ngón tay đầy vết mực … Em thiếu phụ bơ phờ cáu gắt

Con người trong thơ Lưu Quang Vũ đã gắn với nỗi đau trần thế, bi kịch nhân gian, nhƣ khi xƣa thiên tài Nguyễn Du đã khái quát bằng “lời chung” - Trăm năm trong cõi người ta… Đó không chỉ là nhận thức mà còn là khám phá xót xa về phận người bào ảnh.

Trong đêm, thời gian vụt hiện mang đến bao hình ảnh hỗn độn “Trong cơn mơ là cuộc đời thức dậy(Bầy ong trong đêm sâu). Những câu thơ về đêm, trong đêm không chỉ phản ánh một hiện thực rõ ràng mà là sản phẩm của tưởng tượng, nơi lưu giữ tầng sâu kí ức, bất chợt bừng dậy trong những giấc mơ, người thơ chỉ thấy một niềm đau khổ suốt thời gian đời người - cái đói, nỗi đau, nước mắt và cuối cùng là cái chết đón đợi. (Như cách nhìn của triết gia hiện sinh thì sự sống là hành trình đi về cuối con đường, đi về phía cái chết).

Và với cái nhìn dự báo, nhƣ là linh cảm của những nghệ sĩ chân chính nhất, Lưu Quang Vũ đã nhìn thấy mặt khuất tối phía bên kia con đường thời gian - thời hậu chiến. Ông đã viết lại những âu lo bằng Ghi vội một đêm 1972, Cầu nguyện, Khu nhà vắng trẻ con…, và một bài thơ có cái tên rất dài nhƣ là ngẫu hứng của đêm - Đêm đông chí, uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn. Sau này, chúng ta sẽ thấy những ám ảnh thời gian khôn nguôi nhƣ thế trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tổ quốc từ biển (thơ Nguyễn Việt Chiến) và Những kỉ niệm tưởng tượng (thơ Trương Đăng Dung).

Trong cảm hứng về lịch sử, thơ Lưu Quang Vũ cũng ẩn hiện nhiều lớp thời gian. Đất nước đàn bầu, Bài ca trên bán đảo là những bài tiêu biểu, nhƣ

dựng lại quá khứ dài lâu của đất nước. Trên con đường thời gian hồi tưởng vô tận “Đi tìm lại thời gian đã mất”, “Đi tìm lại những bông hoa không chết”,

“Đi tìm dòng máu của tôi… Những bộ lạc vẽ đầy rồng rắn…”, nhà thơ nhận thức: Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ/ Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua và ý thức về vị trí trong thực tại “Tôi nhận hết tôi là người tiếp nối”. Bằng tình yêu và niềm tự hào về quá khứ, trên trục thời gian, Lưu Quang Vũ đã ý thức tìm cho mình một điểm nhìn để từ đó bao quát toàn cảnh quá khứ - hiện tại - tương lai của dân tộc.

Trong thời gian đời tƣ, với bản chất nhạy cảm và có phần yếu đuối, chƣa bao giờ thi sĩ thấy an tâm, yên ổn. Ngay trong phút giây hạnh phúc của hiện tại, ông vẫn bị ám ảnh của quá khứ và lo lắng về tương lai:

Phút bàng hoàng nhớ hết mọi buồn đau Tôi khóc trên tay em lặng lẽ

Tôi sợ lắm, mùa đông sương buốt thế Em có là mãi mãi để tôi yêu?

Những khoảng thời gian vụt hiện rồi chợt chìm dần trong trí nhớ:

Tôi mong em từ ngày thơ xa lắc

Tôi gọi em khản giọng những đêm sương...

Em thuở ấy nơi nào em có biết

Sao ngày xƣa ta chẳng đến gần nhau…

(Gửi Hiền mùa đông)

Với tâm hồn đã nếm trải những mất mát, thơ tình Lưu Quang Vũ vọng lên những câu hỏi day dứt “Em ngày ấy nơi đâu”, và hoài nghi thiếu tin tưởng

Em, em gần hay em xa thế nhỉ?”. Hơn thế, bóng hình Em đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời ảo ảnh, hạnh phúc mong manh của con người.

Càng bị ám ảnh bởi quá khứ, con người càng trở nên trân trọng hiện tại.

Lưu Quang Vũ luôn ý thức về thực tại tồn tại, ông trân trọng khoảnh khắc

đang có. Phải chăng thi sĩ thấu hiểu đời người là ngắn ngủi, hạnh phúc là mong manh trong cái chu trình biến đổi lặng lẽ và lạnh lùng của thời gian vĩnh hằng? Ăn một Quả dưa vàng cùng người bạn gái là họa sĩ, nhà thơ cũng xúc cảm và liên tưởng về cảm giác tồn tại hư ảo, thời gian vô hình như biến ảo khắp không gian:

Chúng ta ăn một quả dƣa vàng Vào lúc bốn giờ chiều, mùa hạ nắng Nở bàng hoàng hoa tím khắp đường đi

Ngày trước, Xuân Diệu đã từng luyến tiếc thời gian đến xót xa, có lúc giật mình nhận ra thời gian đã chiếm cả không gian:

Hết ngày, hết tháng, hết! Em ơi Kinh hãi không gian quặn tiếng còi

(Hết ngày hết tháng) Đến Lưu Quang Vũ, bản chất nhạy cảm khiến thơ ông sớm mang một mối âu lo mơ hồ ngay cả khi tình yêu còn đắm đuối:

Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ƣớt của làn môi

(Vườn trong phố)

Thời gian đã là ám ảnh lớn nhất của con người. Thi nhân bao giờ cũng cảm thấy đầu tiên từng bước xâm lấn của thời gian; càng ý thức sự bào mòn ấy, ý thức về tình yêu càng đau xót - nhất là với một trái tim mang nhiều thương tổn như Lưu Quang Vũ.

Nếu như Xuân Diệu đã có định nghĩa về thời gian độc đáo “Đương tới

bằng “Đương qua” thì Lưu Quang Vũ định nghĩa thời gian đơn giản, với cảm xúc gần gũi, thành thực. Thời gian – đó là cuộc đời ta đang có, đang sống.

Ngày của đời thường thành ngày - ở - bên - em, ngày của niềm tin cậy, yêu thương:

Ngày thường nhật chẳng có gì lạ cả Sao suốt chiều anh cứ đợi mong em

Anh hồi hộp vào ra, anh xếp sách dọn bàn Và gió cứ đập hoài ngoài cửa sổ.

(Chiều nổi gió) Thi sĩ nhận ra những đặc tính đơn giản của thời gian, thời gian là tồn tại:

Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian – đó là chiều dầy những trang ta viết

(Cho Quỳnh những ngày xa) Đặc tính đồng hiện của thời gian chỉ có thể có đƣợc khi thời gian chuyển hóa thành không gian, khi đó thời gian trở nên đa chiều, gợi cảm, phản chiếu tâm thế con người trong nhiều trạng huống khác nhau. Thơ xưa đã nói đến cái bâng khuâng khi đứng trước không gian mà hoài nhớ thời gian - Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi (Thôi Hiệu); hay cảm giác về nỗi cô độc tuyệt đối trước thế giới của con người - Ai người trước đã qua/ Ai người sau chƣa tới (Trần Tử Ngang). Thơ Mới 30 – 45 cũng có một giọng điệu độc đáo, Huy Cận là thi sĩ đã “lấy hồn để đo thế giới, để cảm nhận thời gian, mà thời gian lại ngưng lặng hóa chuyển thành không gian” [7, tr.285]. Trong thơ Lưu Quang Vũ, thời gian đã là một ý niệm ám ảnh về cuộc đời.

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)