Mối quan hệ thời gian - không gian nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ 76 Tiểu kết

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 81 - 86)

Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan

3.4. Mối quan hệ thời gian - không gian nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ 76 Tiểu kết

Thời gian và không gian là hai phạm trù có mối liên hệ chi phối, khó có thể nhận thức tách bạch, thực chất, đó là một phạm trù không – thời gian.

Thời gian thực ra cũng là một chiều của không gian và ngược lại, con người sống trong thế giới bốn chiều mà trong đó chiều thứ tƣ là thời gian. Trong văn học, ý thức về thời gian của con người có sự thay đổi: từ quan niệm thời gian vĩ mô (ngàn năm, thiên thu,…) đến quan niệm thời gian đời tƣ, thời gian tâm trạng. Ý thức về thời gian của con người chính là ý thức về sự tồn tại. Đối với thi sĩ, cần phải có đủ năng lực để phát biểu về không gian trong tâm hồn và thời gian trong trí nhớ.

Thời gian và không gian nghệ thuật luôn gắn bó với nhau nhƣ là hai mặt của vấn đề, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Khi thời gian đƣợc không gian hóa, nó trở nên sinh động hữu hình:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh rụng đã thành cây lá vàng

(Nguyễn Bính)

Khi không gian đƣợc thời gian hóa thì chiều kích của nó trở nên vời vợi, mênh mông, tạo thành nỗi nhớ khắc khoải:

Đêm mƣa nằm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

(Huy Cận)

Theo nhà viết kịch Upenxki thì “Không gian là thời gian trường tồn, thời gian là không gian đang lấn bước”. Trần Đình Sử cũng đề cập đến mối quan hệ giữa không gian và thời gian“khi nhà văn dừng lại khắc họa không gian thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu. Người ta có thể không gian hóa thời gian bằng cách miêu tả các sự kiện, biến đổi theo trật tự liên tưởng, cái này bên cạnh cái kia”. Trong thơ, tình cảm không đứng yên mà luôn vận động. Vì thế mối quan hệ thời gian - không gian luôn khăng khít. Trong thơ Lưu Quang Vũ, thời gian và không gian thường có sự chuyển hóa, do cảm thức nhập nhòa của chủ thể trữ tình. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận ra mối quan hệ tương ứng: thời gian hiện tại - không gian hiện thực; thời gian đồng hiện - không gian tâm tưởng.

Trong thời khắc hiện tại, nhà thơ lắng nghe những vang động cuộc đời, nhìn ngắm thế giới và cảm nhận tình yêu... Cảm thức rõ ràng ấy luôn đem đến cho thơ Lưu Quang Vũ những bức tranh thiên nhiên cũng như hình ảnh đời sống sinh động. Bằng khả năng trực cảm tinh tế, ông đƣa vào thơ những âm thanh ríu rít, hình ảnh mềm mại hay hơi thở ấm nồng… nhƣ những khoảnh

khắc quý giá của không gian cuộc sống: Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi; Mái tóc em bay nhƣ ngọn lửa đen; Mọi tên tuổi vinh dự chỉ hƣ danh/

Chẳng nghĩa lý bằng chiều nay em nhóm bếp…Trong những khoảnh khắc bình yên giữa đời thường, nhà thơ cảm nhận từng nhịp đi của tháng năm trôi:

Và gió cứ đập hoài ngoài cửa sổ Chỉ gió chuyển chứ có gì khác lạ Hè sắp qua, thu sắp trắng bên trời Sống bên em thấm thoắt tháng năm trôi Lòng sao vẫn ngỡ ngàng nhƣ mới gặp

(Chiều chuyển gió) Với Lưu Quang Vũ, một tâm hồn nhiều day dứt “Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”, thời gian đồng hiện xuất hiện khá nhiều trong tâm tưởng. Cho nên thơ ông cũng mang chứa nhiều không gian tưởng tượng và những giấc mơ kì lạ: Trung Hoa, Có những lúc, Giấc mộng đêm, Giấc mơ của anh hề, Bầy ong trong đêm sâu là bài thơ có một không gian lạ hóa, nơi những con ong đủ màu - sự hóa thân đa dạng của chủ thể trữ tình - mải miết kiếm tìm trong bóng đêm, bóng thời gian… Thế giới tình yêu của Lưu Quang Vũ vừa rực rỡ vừa bí ẩn, gọi những khát khao; trong không gian đa chiều ấy, tình yêu là một sự kiếm tìm không ngơi nghỉ. Có khi thời gian biến thành dòng kỷ niệm mênh mang: Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới… Anh làm sao quên được những con đường (Từ biệt). Dường như nhà thơ rời khỏi không gian trống trải của thực tại buồn bã để sống trong hoài niệm, đắm chìm trong kí ức ngọt ngào. Thời gian quá khứ, hiện tại đan cài khiến không gian tâm tưởng biến ảo: Con đường tình yêu với “Lá vàng rơi trên cỏ’, “vai em chập chờn hoa gạo đỏ”…; nỗi nhớ xa xôi; thực tại phũ phàng “cánh chim bay mất”…

Bên cạnh đó, thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng, thơ dễ chấp nhận cả những cảm nhận phi lý tính. Đó có thể là hồi ức xa xôi hay là

những ảnh hình không rõ rệt… Và trong sự chập chờn của không - thời gian, thi sĩ luôn khắc khoải về một không gian cách trở mơ hồ:

Trên thế giới có bao nhiêu tường vách Ngăn con người đến với nhau

(Bức tường xám)

(Biểu tượng bức tường xuất hiện khá nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ, nhất là ở thời kì thơ ông rơi vào sự hoang mang, hồ nghi tất thảy). Thơ Lưu Quang Vũ vì thế vẫn thường có sự xáo trộn các phiến mảng không gian hỗn độn...

Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ tụ hội những miền không - thời gian lung linh ẩn hiện, biểu hiện nhiều suy tưởng trong tâm hồn nhà thơ.

Tiểu kết

Lưu Quang Vũ là nhà thơ của trực cảm và những liên tưởng trùng điệp.

Thời gian thơ ông nghiêng về thời gian tâm lý với những ấn tƣợng của quá khứ, hiện tại đan xen. Vì vậy, không gian nghệ thuật của ông cũng biến ảo. Đi vào thế giới không gian nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ là bước vào một khoảng mênh mông với nhiều tầng, mảng, hình khối… khác nhau gắn với những vùng tâm tưởng của thi sĩ.

Ấn tượng đầu tiên trong không gian nghệ thuật của Lưu Quang Vũ là những yếu tố tạo hình và màu sắc. Lưu Quang Vũ giỏi phác họa không gian, trước hết có lẽ nhờ năng khiếu hội họa vốn có. “Thi trung hữu họa”, không gian thơ ông lung linh bởi những sắc màu sinh động từ thiên nhiên (khi mới xuất hiện, thi sĩ trẻ đã thu hút sự chú ý bởi những vần thơ về thiên nhiên hết sức trong trẻo, tươi tắn). Những màu sắc khi điều chỉnh độ đậm nhạt, tươi sáng hay xám lạnh lại có khả năng gợi đến không gian tâm trạng của con người, ấm áp - bình yên hay u buồn - bất an. Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ lần lƣợt xuất hiện những không gian đa chiều khác, gắn liền với

hành trình sáng tạo của nhà thơ qua các thời kì. Đó là không gian vườn, không gian phố, không gian những miền quê đất nước, không gian biển. không gian khát vọng

Mỗi không gian nhƣ một nghệ thuật có khả năng chỉ báo rất nhiều về những chuyển biến trong nhận thức và tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Không gian dần trở nên gắn bó với hiện thực, gần gũi hơn so với thời Hương cây. Tất cả hợp lại trong tâm thức làm thành không gian tâm hồn phong phú của nhà thơ.

Bên cạnh đó, chúng ta nhận ra rằng ở không gian nào thì cái tôi trữ tình của thi sĩ vẫn luôn thao thức một khát vọng vƣợt thoát. Chính vì thế, không gian lớn nhất trong thơ Lưu Quang Vũ chính là không gian khát vọng của cái tôi.

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)