Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan
3.1. Không gian thiên nhiên
3.1.2. Những tín hiệu u buồn, bất an
Sau thời kỳ Hương cây, thơ Lưu Quang Vũ trở nên trầm tư, sâu lắng hơn, phản ánh phần đời nhiều biến động của ông trong những năm 70 cuối thế kỷ XX. Sự trầm tƣ ấy mang đến thơ ông một bảng màu đối lập. Nhà thơ
không còn tìm sự hòa điệu nơi thiên nhiên với “cây lá hiền lành”,“xanh nhƣ là thương nhau” như thuở ban đầu.
Trong bài thơ Anh chỉ sợ trời sẽ mưa, với sắc điệu u buồn, nhà thơ liên tưởng “Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái”. Mượn hình tượng thiên nhiên, Lưu Quang Vũ viết về những nỗi u uất trong tâm hồn. Nhà thơ kiến tạo một không gian rộng nhưng trống trải, ở đó những gì tươi tắn, ấm áp như đang lần lƣợt rời đi:
Gió phai nhạt mùi hương bối rối Lá trên cành khô tan tác bay
Sự sầu cảm ấy chẳng khác nào thi sĩ thơ lãng mạn ngày trước:
Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử) Khi không gian thiên nhiên đã trở thành không gian của chủ thể trữ tình thì nó đã đƣợc chuyển hóa thành tâm trạng. Thi sĩ “điều chỉnh” sắc độ không gian mà không khỏi so sánh đầy tiếc nuối:
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa Nắng không trong nhƣ nắng thuở ban đầu
Đó là những năm tháng đầu tiên mà nhà thơ trẻ bắt đầu phải nếm trải những gai góc trong cuộc sống thực tế:
Ta lớn lên cửa sổ thay màu
Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió Thành phố nghèo hơn và cũng buồn hơn
Bằng sự nhạy cảm như là một thiên tính, Lưu Quang Vũ đã lồng vào không gian thiên nhiên cái không gian đời sống u ám của con người. Đường nét trong đó cũng mờ nhạt, mệt mỏi:
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối Chiều mờ sương leo lét đèn dầu
(Việt Nam ơi) ….Con bò gầy đói cỏ
Đi trên đồng mê man
(Không đề)
Thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu xuất hiện rất nhiều những cơn mưa. Không còn là cái cảm giác trong lành “Cơn mƣa vừa thoảng qua/ Hơi mƣa dìu dịu mát” (Chiều 1967) mà là những cơn mƣa buồn thấm, gợi nỗi tê tái, phũ phàng - Mƣa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn, Trận mƣa rào xám xịt mái tôn cong (Những đám mây ban sớm). Nếu ở phương diện thời gian, mưa gợi sự viên miễn của dòng đời, sự nhập nhòa của thời gian chủ thể thì trên phương diện không gian, mưa làm tràn đến một không gian như bất tận, con người nhƣ nhỏ bé, chìm khuất trong màn mƣa:
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mƣa
Xóa nhòa hết những điều em hứa
(Anh chỉ sợ trời sẽ mưa) Trong không gian của mưa, tù đọng và xám lạnh, con người rơi vào trạng thái bất an cùng cảm thức lạ lùng “Hạt mƣa đen rơi trên ô kính vỡ”(Lá thu). Giữa những tháng ngày loạn lạc, bảng màu của Lưu Quang Vũ đã thêm vào một sắc màu u ám, gợi “tro than li tán” (Vũ Quần Phương).
Không gian ấy càng trở nên lạnh lẽo bởi gió: Gió hú ầm ào qua gạch vỡ - Người chết thân vùi dưới hố bom (Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói chuyện về những cuộc chia tay thời loạn). Gió không còn ngủ ngoan trong khu vườn êm Vườn em là nơi đọng gió trời xa (Vườn trong phố) hay náo nức trên những nẻo đường tin cậy Buồm trắng nắng căng phồng gió mát (Qua sông Thương), Ôi đêm nay gió sông Thao lồng lộng
(Phố huyện). “Nhào nặn” lại không gian nghệ thuật, nhà thơ đã luôn sở hữu khả năng “Biến cái không gian chung, tương giao thành không gian cô lập”
[25, tr.183] để nói cái trống vắng trong hồn người.
Qua hình tượng thiên nhiên, thơ Lưu Quang Vũ đã thực sự để lại trong thơ Việt Nam một khoảng không gian đầy ắp hình nét sống động và gợi nhiều suy tưởng:
Mưa dữ dội trên đường phố, trên mái nhà
Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân của kí ức.
… Mưa như bước chân những khát vọng vô hình Trên một biển lá vàng đang nổi gió.
(Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà) Trí tưởng tượng phong phú cùng cảm xúc nồng nàn đã tạo nên hình ảnh điệp trùng giàu chất triết lý. Việc sử dụng trùng điệp nhiều đoản ngữ, nhiều vế so sánh cũng tạo hiệu ứng tăng cấp cho sắc thái tu từ, khiến hình tƣợng thơ trở nên sâu sắc, sinh động. Đây là cách Lưu Quang Vũ làm mới thủ pháp nghệ thuật quen thuộc đồng thời đem lại nhịp độ cho cảm xúc. Nhà thơ cũng ấn tượng trong việc sử dụng những hình ảnh so sánh mới lạ, tưởng chừng khác xa chẳng thể liên quan nhưng khi đặt cạnh nhau bỗng tạo mối liên tưởng lạ kỳ, hấp dẫn: Em nhƣ thời khắc của anh nhƣ dáng hình nhƣ trí nhớ; Lòng nhƣ vầng trăng nhọn; Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu....
Không gian thiên nhiên trong thơ Lưu Quang Vũ, dù mang ánh sáng rực rỡ hay dáng vẻ u ám, luôn hiện ra rõ ràng, mạnh mẽ nhƣ chính cảm nhận đạt đến độ nồng nàn, mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Bên cạnh đó, về mặt hình thức nghệ thuật, thơ Lưu Quang Vũ thường sử dụng định ngữ chỉ thời gian khi gọi tên các mùa, tín hiệu mùa: hạt dẻ màu thu, tia nắng mùa hạ, mây mùa thu, trái cây mùa thu, nắng sớm, ngọn gió chiều,… nhƣ một ƣớc vọng vĩnh viễn hóa hình tượng trước thời gian năm tháng.
Tất cả những yếu tố cảm xúc trước thiên nhiên đó đã cho ta hình dung về một tâm hồn Lưu Quang Vũ thi sĩ nhạy cảm và tinh tế.