Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan
3.2. Không gian cƣ trú
3.2.1. Những miền quê đất nước
Nhƣ tuổi trẻ nói chung và các nhà thơ nói riêng cùng thế hệ, tiếng thơ Lưu Quang Vũ tha thiết về đất nước. Đất nước thân yêu hiện lên trước hết qua vẻ đẹp quê hương tuổi nhỏ cho đến những miền đất dài mà nhà thơ trẻ đã đi qua.
Tuổi thơ của ông trôi đi bình lặng ở vùng đất sơ tán miền trung du êm đềm:
Thôn Chu Hƣng trăng sao rơi đầy giếng Nằm giữa bốn bề rừng rậm nứa lao xao
(Thôn Chu Hưng) Những kỉ niệm đẹp đẽ sớm đƣợc phản chiếu trong tâm hồn thơ ngây, nhạy cảm:Tuổi thơ đâu những trƣa hè xanh thẳm/ Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương (Mẹ); Ăn đọt măng vầu,uống ngụm nước trong (Thôn Chu Hưng). Bắt đầu từ những gì gần gũi, thân thương nhất để viết về đất nước thiêng liêng, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ cái tôi trong sáng đầy tin tưởng, gửi trao tin cậy trước cuộc đời. Và ngay từ đầu, đã có thể nhận thấy chất tự sự luôn thao thức trong thơ ông, để sau này, khi đã nếm trải gió bụi cuộc đời, miền ký ức trong lành vẫn vẹn nguyên: Con nhớ sông Thao, rừng cọ bạt ngàn… (Buổi chiều ấy).
Đó cũng là ngọn nguồn của cái Tôi luôn tha thiết yêu thương trong suốt đời thơ Lưu Quang Vũ, tạo mối rung cảm sâu xa. Yêu thương chính là khát vọng lớn nhất suốt đời, giúp ông không bỏ cuộc vào những khi tâm hồn phải dằn vặt thất vọng: Con suối nhỏ xuyên rừng năm ấy/ Là ngọn nguồn sông biển yêu thương.
Với tình cảm sôi nổi của tuổi trẻ “Ta đi giữ nước yêu thương lắm”, bước chân hành quân đưa Lưu Quang Vũ qua nhiều vùng đất.Không gianđất nước hiện lên đẹp đẽ, là một dải đất “tươi hoa đẹp nắng”. Giọng thơ cất lên trong trẻo, hồn nhiên, biểu lộ khao khát và cả niềm tự hào của tuổi trẻ:
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng
(Qua sông Thương) Bằng xúc cảm tinh tế mà chỉ riêng thi nhân mới có, dường như nhà thơ trẻ có thể tìm thấy khoảng không trong lành ở bất cứ nơi nào đi qua: Chiến hào nắng chói/ Bỗng thơm mùi bưởi, mùi chanh… Sau này, dẫu sự trong trẻo không còn nhưng những da diết yêu thương chưa khi nào vơi cạn, đó là tiếng lòng của một người con đất nước luôn âu lo và gắn bó. Những Đêm hành quân, Phố huyện, Ngã ba thị xã rồi Qua sông Thương, Phủ Lý tháng Hai,… đã giúp Lưu Quang Vũ hình dung đầy đủ và sâu sắc hơn về những dặm dài đất nước:
Đến bây giờ đánh giặc anh đi xa Nhìn lại mảnh vườn xưa thấy hẹp … Rừng rậm đèo cao anh đã vƣợt lên
(Vườn trong phố) Từ đây, ngọn gió tâm hồn Lưu Quang Vũ từ không gian đồi núi êm ả đã thổi vươn tới những không gian mới mẻ, và đó mới là bản chất phóng túng luôn khát khao lên đường của thi sĩ.
“Bỏ thành phố, bỏ dòng sông anh tìm đến biển”, không gian thơ Lưu Quang Vũ nới rộng bất ngờ. Hải Phòng, mảnh đất sôi động của than bụi và biển, là nơi nhà thơ tìm đến. Lưu Quang Vũ ấn tượng sâu sắc với vùng đất mang vẻ đẹp của sự náo động, tất bật, nhọc nhằn: Con người ở đây vô cùng cơ cực/ Nên mơ ƣớc nào cũng rộng, cũng bay xa. Điều đó hợp với ông - một tâm
hồn đang “rách nát”, cần đến một niềm tin mới.“Những con tàu nhƣ hồn anh cuồng loạn”, cái Tôi từ biệt không gian che chở êm đềm của vườn xưa (Anh từ chối những con đường êm mát/ Những lời yêu dịu dàng quả ngọt) để tìm ra biển - không gian dữ dội nhƣng cũng đầy cuốn hút, gọi khát khao: Những bình minh tím than, những hoàng hôn vàng úa. Với phẩm chất họa sỹ, Lưu Quang Vũ lại phác họa không gian. Sắc màu vẫn ấn tƣợng, sống động nhƣng đã trở nên gay gắt, tương phản chứ không còn mang vẻ lộng lẫy “Những chân trời màu hồng những chân trời màu tím” trước đó. Điểm nhìn ấy phản chiếu nhiều rạn vỡ trong tâm hồn. Đó cũng là dự cảm về sự cô đơn, cùng một lúc, từ nhiều phía, bủa vây ông trong thời gian đời tƣ và cả trên hành trình nghệ thuật đơn độc:
Sao em chẳng cùng anh ra cửa biển Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông … Nhƣ ngôi sao trên cột buồm trơ trọi … Con tàu đêm nay đi về đâu
Bằng giọng điệu xót xa nhưng dứt khoát, thơ Lưu Quang Vũ cũng thể hiện sự lựa chọn dũng cảm của ông cùng với niềm tin dài lâu trước cuộc đời:
Anh vẫn đi trên vỏ hà nhọn sắc ….Cửa biển sẽ nắm tay anh
Nhƣ nắm một bàn tay có ích ….Sẽ trẻ lại con sóng già đầu bạc
Sẽ quây quần mọi gió dại đảo hoang Sẽ có ƣớc mơ và những quả dƣa vàng.
Nhận thức mới cũng tác động mạnh mẽ đến tƣ duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thơ Lưu Quang Vũ ngay từ đầu đã mường tượng về không gian đất nước: Đất nước nặng tình phù sa bát ngát. Trong giai đoạn sáng tác mới, nhà thơ cảm nhận sâu sắc hơn về đất nước gian lao. Những Bài ca trên
bán đảo, Đất nước đàn bầu có thể coi là những thi phẩm giàu cảm xúc nhất về đất nước dân tộc trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Bằng sự liên tưởng độc đáo, nhà thơ có một hình dung gợi cảm về dáng hình quê hương xứ sở:
Đất nước đàn bầu Đất nước ban mai
Từ không gian quê hương êm mát hiền hòa của tuổi thơ - Ở nơi ấy có một đồi mua tím/ Có con đường đất mịn mát chân đi (Nơi ấy), “con suối nhỏ xuyên rừng” trong thơ ông đã tìm đến “ biển chiều chấp chới hải âu” (Viết cho em từ cửa biển), nay mê say gặp gỡ những không gian kỳ vĩ, rộng dài của đất nước:
Rừng gầm thét, thác nguồn sao trắng thế Đất mênh mông tràn ngập ánh mặt trời … Đất phù sa vô tận dấu chân ngườì
Dọc cung đàn đất nước, vang lên ân tình những tên gọi quê hương: Lụa làng Trúc, rượu Kẻ Mơ/… Những Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan/… Cửa Thuận, cửa Hàn, những tháp Chàm sụp đổ/… Bốn bể Cà Mâu, mũi đất Hà Tiên/ Với Kinh Bắc, Tràng An chung ruột thịt. Con tim vui trở lại, cái Tôi trữ tình phần nào đã hòa chung giọng điệu tự hào, khát vọng dựng xây của nền thơ đất nước đương thời. Đất nước hiện lên trong chiều dài lịch sử và không gian văn hóa, gắn với phạm trù nhân dân. Cách đặt nhan đề cho bài thơ của Lưu Quang Vũ khá ấn tượng: Đất nước đàn bầu - đặc trưng cho tâm hồn dân tộc hồn hậu, gợi âm thanh xứ sở tha thiết.
Đi sâu hơn về phía cội nguồn lịch sử, Lưu Quang Vũ tiếp tục tìm thấy một không gian thiêng liêng: hồn dân tộc. Tiếng Việt cũng là một thi phẩm tràn đầy thi liệu đậm chất truyền thống: Ôi Tiếng Việt nhƣ đất cày nhƣ lụa/
Óng tre ngà và mềm mại nhƣ tơ. Bài thơ gợi một không gian văn hóa của đất nước. Đất nước được hình dung bởi những không gian bình yên, là nơi sinh tụ
hồn quê hương: chiều quê thương nhớ với tiếng mẹ gọi con, khói lam chiều, người nông phu trở về mái nhà yên… Lời thơ giầu tính tạo hình dựng lên những không gian lao động sinh động (kéo gỗ, nhóm lửa, gieo mạ, đƣa nôi,…), gợi sâu về những dáng hình xứ sở: Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao (Ca dao).
Tuy nhiên, trong sự vận động của chính lịch sử đất nước, với “Trái tim trong trắng” và con mắt dự báo, thơ Lưu Quang Vũ đã có góc nhìn khác.
Đất nước được hình dung như một số phận đau thương: Nước Việt đói nghèo thân cơ cực, Người sẽ đi đến đâu/ Hả Việt Nam khốn khổ?,Một chủng tộc đói nghèo bên biển cả… Vẫn với cách viết giàu chất tạo hình của nhà thơ, đất nước còn là dáng hình xót xa - Đất hẹp trụi trần, Mảnh đất nghèo máu ứa.
Những Việt Nam ơi, Giấc mộng đêm, Đất nước đàn bầu, Nói với mình và các bạn,… mang cường độ cảm xúc mạnh mẽ của một hồn thơ đã trưởng thành rất nhiều:
Như giọt nước bậu vào ngọn cỏ Nhƣ châu chấu ôm ghì bông lúa
(Việt Nam ơi)
Với thơ, bản chất đắm đuối của thi sĩ càng mãnh liệt hơn vào những lúc tâm trạng giằng xé. Trước đất nước, nhà thơ nhận thức về một giá trị lớn lao nhất: Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lí. Chính điều đó đã khiến thơ ông không ngừng trưởng thành, là tiếng nói yêu thương sâu sắc với con người.